Xét nghiệm Tiền sản giật

Gói xét nghiệm tiền sản giật
  • Shield IconĐánh giá toàn diện nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu
  • Shield IconGiảm nguy cơ biến chứng: tổn thương đa tạng, nhau bong non, thai lưu, hội chứng HELLP…
  • Shield IconAn toàn tuyệt đối cho mẹ và thai nhi
  • Shield IconHỗ trợ theo dõi và giám sát sức khỏe thai kỳ hiệu quả
  • Shield IconĐộ chính xác cao, thời gian trả kết quả nhanh chóng
Gói xét nghiệm tiền sản giật

Xét nghiệm này giúp phát hiện tiền sản giật. Đây là một biến chứng nghiêm trọng thường diễn ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ, được đặc trưng bởi huyết áp cao và protein niệu. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, bao gồm co giật, tổn thương đa tạng, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, phát hiện sớm và quản lý tốt tiền sản giật có thể đảm bảo sức khỏe thai kỳ, bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé.

  • Phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên

  • Phụ nữ mang thai lần đầu hoặc mang thai nhiều lần

  • Thai phụ mang đa thai

  • Có dấu hiệu: tăng huyết áp, protein niệu, suy giảm chức năng gan/thận…

  • Người từng bị tiền sản giật trong những lần mang thai trước đó

  • Người có tiền sử gia đình là mẹ hoặc chị em gái từng bị tiền sản giật

  • Người thừa cân, béo phì, có chỉ số BMI từ 30 trở lên

  • Người đang mắc hoặc có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, cao huyết áp, lupus ban đỏ, hội chứng kháng Phospholipid…

Các gói xét nghiệm

Xét nghiệm thuận tiện

Chọn chi nhánh gần nhất
Lấy mẫu tại nhà

Quy trình xét nghiệm

Quy trình xét nghiệm

1
Đăng ký xét nghiệm

Đăng ký online cho lấy mẫu xét nghiệm tại nhà hoặc đến các điểm lấy mẫu của Diag

2
Lấy mẫu xét nghiệm

Điều dưỡng sẽ lấy mẫu xét nghiệm

3
Trả kết quả

Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi cho khách hàng bằng SMS hoặc Zalo

4
Bác sĩ tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn từ xa miễn phí hoặc theo dõi kết quả với bác sĩ riêng của bạn

Đặt hẹn

Ưu đãi đặc biệt

Miễn phí

Xét nghiệm Hp hơi thở.

Miễn phí

Kê toa thuốc trực tuyến.

Giảm 20%

Cho nhóm khách hàng từ 02 người trở lên.

Giảm 20%

Từ GXN thứ 2 khi mua kèm GXN Diag Wellness.

Miễn phí

Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà khi đặt lịch vào khung giờ thấp điểm.

Tại sao chọn chúng tôi?

1.000.000+

Lượt xét nghiệm mỗi năm

5.000+

Bác sĩ đối tác

35+

Điểm lấy mẫu

25+

Năm kinh nghiệm

...
...
...
...
...

Những câu hỏi thường gặp

Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm tiền sản giật. Mẹ bầu có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường trước khi xét nghiệm.
Xét nghiệm tiền sản giật trong ba tháng giữa thai kỳ (từ tuần 13 đến tuần 26) là cần thiết để phát hiện sớm các nguy cơ, đặc biệt đối với phụ nữ có tiền sử tiền sản giật, tăng huyết áp mãn tính, hoặc bệnh thận. Các xét nghiệm quan trọng bao gồm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu (PIGF), định lượng yếu tố kháng tân tạo mạch máu (sFlt-1) và tỉ lệ sFlt-1/PIGF. Kết quả xét nghiệm có thể giúp quản lý và điều chỉnh chế độ chăm sóc y tế kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Mặc dù tiền sản giật xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ (3 tháng giữa) nhưng việc xét nghiệm từ 3 tháng đầu có thể sàng lọc nguy cơ từ sớm. Điều này rất cần thiết để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật. Bên cạnh chỉ số PlGF thì mẹ sẽ được đánh giá nguy cơ dựa trên nhiều yếu tố như: tuổi, chiều cao, cân nặng, huyết áp động mạch trung bình, chỉ số đập động mạch tử cung trung bình, và tiền sử bệnh (tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý tự miễn…).
Xét nghiệm tiền sản giật tập trung phân tích các chỉ số: Định lượng yếu tố tân tạo mạch máu (PlGF), Định lượng yếu tố kháng tân tạo mạch máu (sFlt-1) và Tỉ Lệ sFlt-1/PlGF. Kết quả xét nghiệm cho thấy mức PIGF thấp, mức sFlt-1 cao và tỉ lệ sFlt-1/PIGF cao vượt ngưỡng an toàn là các dấu hiệu cho thấy nguy cơ tiền sản giật.
Hiện tại nguyên nhân chính gây nên tiền sản giật vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được đánh giá khả năng mắc tiền sản giật dựa trên các nguy cơ: tuổi mẹ từ 35 trở lên; chỉ số cơ thể BMI trên 30; mang thai nhiều lần; tiền sử tiền sản giật ở lần mang thai trước đó; tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2; đang mắc hoặc có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, cao huyết áp, lupus ban đỏ, hội chứng kháng Phospholipid…
Dấu hiệu của tiền sản giật bao gồm tăng huyết áp, phù nề (đặc biệt ở tay và mặt), có protein trong nước tiểu, đau đầu dữ dội, rối loạn thị giác, đau bụng trên (dưới xương sườn bên phải), buồn nôn hoặc nôn, giảm lượng nước tiểu và tăng cân đột ngột.
Tiền sản giật gây nên những biến chứng cho thai phụ, có thể là: nhau bong non, phù phổi, tổn thương đa tạng, xuất huyết mạch máu não. Mẹ có thể mắc hội chứng HELLP với đặc trưng là tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu, tăng huyết áp và có protein trong nước tiểu. Biến chứng tiền sản giật ở thai nhi có thể là: phát triển chậm (hạn chế tăng trưởng), thiểu ối hoặc thai lưu.
Tiền sản giật 3 tháng đầu thai kỳ:
- Nếu phòng xét nghiệm nhận mẫu trước 9:00 (thứ 2 - thứ 7): Kết quả sẽ có vào 15:30 cùng ngày.
- Nếu phòng xét nghiệm nhận mẫu sau 9:00 (thứ 2 - thứ 7): Kết quả sẽ có vào ngày hôm sau.

Tiền sản giật 3 tháng giữa và cuối thai kỳ:
- Nếu phòng xét nghiệm nhận mẫu trước 9:00 (thứ 2 - thứ 7): Kết quả sẽ có sau 6 tiếng cùng ngày.
- Nếu phòng xét nghiệm nhận mẫu sau 9:00 (thứ 2 - thứ 7): Kết quả sẽ có vào 11:00 ngày hôm sau.

Gói xét nghiệm liên quan

Book Test  width= Zalo Button Messenger Button