- Tiền sản giật: Nếu mẹ mang thai sau 35 tuổi, thừa cân hoặc gia đình mắc tiểu đường/tăng huyết áp nên làm thêm gói này để tầm soát nguy cơ tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ xảy ra đồng thời.
- Thai kỳ 3 tháng đầu: Phù hợp giúp mẹ bầu đánh giá chuyên sâu các vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
- NIPT: Phù hợp với mẹ bầu có nhu cầu tầm soát toàn diện các nguy cơ rối loạn di truyền có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Bệnh truyền nhiễm khi mang thai: Phù hợp với mẹ bầu muốn tầm soát bổ sung các nguy cơ nhiễm trùng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần thứ 24 - 28. Trong một số trường hợp thì mẹ sẽ được chỉ định xét nghiệm trong lần khám thai đầu tiên.
Tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng cho mẹ như tiền sản giật, sinh non, tiểu đường tuýp 2, sảy thai, băng huyết sau sinh. Đối với thai nhi có thể gặp các biến chứng như chấn thương trong quá trình sinh nở, sức khỏe suy giảm sau sinh, béo phì, mắc bệnh đường huyết.
Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) nên được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn ăn qua đêm ít nhất 8 giờ.
Hiện tại nguyên nhân chính gây nên tiền sản giật vẫn chưa được hiểu rõ. Vậy nên thai phụ cần thăm khám sức khỏe thai sản định kỳ để tầm soát bất cứ nguy cơ có thể dẫn đến tiền sản giật.
Nếu phòng xét nghiệm nhận mẫu trước 20:00 (thứ 2 - chủ nhật): Kết quả sẽ có sau 2 tiếng cùng ngày.
Nếu phòng xét nghiệm nhận mẫu sau 20:00 (thứ 2 - chủ nhật): Kết quả sẽ có vào 8:00 ngày hôm sau.