Trở lại

Gói Xét Nghiệm Máu Tầm Soát Chức Năng Gan Do Rượu Bia

Table of Contents


Uống nhiều rượu bia là nguyên nhân phổ biến gây ra các tổn thương về gan. Tổn thương ở gan thường diễn biến âm thầm, các dấu hiệu sớm thường dễ bị bỏ qua hay nhầm lẫn với bệnh lý khác. 

Vậy bạn cần làm gì để kiểm tra sức khỏe của gan và sớm phát hiện những dấu hiệu bệnh lý ở cơ quan quan trọng này?

1. Các Tổn Thương Gan Do Rượu Và Triệu Chứng

qScS7zpu6cIvE89UBIMGEVcyVkVGx7I5WQdrbZlwZ8SXUM74E5oL5dDTTXg0v4Q3m0LMcJmeAt2kO8XA_1649859622.jpg
Nhận biết tổn thương gan do rượu để kịp thời tầm soát sức khỏe là cần thiết

Trước hết, bạn cần biết gan cơ quan chính chuyển hóa các chất. Do đó, việc lạm dụng rượu bia trong thời gian dài có thể gây ra các tổn thương cho gan. Trong đó có 3 hình thái bệnh lý điển hình là gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và xơ gan do rượu.

  • Gan nhiễm mỡ: Là tình trạng tích tụ chất béo trong các tế bào gan, làm suy giảm chức năng gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không nghiêm trọng, một số bệnh nhân có thể có triệu chứng mệt mỏi, đầy hơi, đau tức hạ sườn phải. Trong giai đoạn này, gan có thể tự hồi phục nếu người bệnh ngừng uống nhiều rượu. 
  • Viêm gan do rượu: Là tình trạng viêm của tế bào gan đào thải rượu. Tình trạng nhẹ có thể chỉ gây bất thường men gan, không gây ra triệu chứng lâm sàng. Trường hợp viêm gan thể nặng, bệnh nhân có triệu chứng giống người viêm gan do virus: chán ăn, buồn nôn, sụt cân, đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt. Suy tế bào gan nặng có thể dẫn đến tử vong. 
  • Xơ gan do rượu: Là tình trạng mô gan bình thường bị thay thế dần bởi các mô xơ, gây suy giảm chức năng gan nghiêm trọng. Xơ gan thường diễn biến sau những đợt viêm gan do rượu và diễn ra âm thầm trong thời gian dài với các biểu hiện: mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, đau hạ sườn. Khi trở nặng, bệnh nhân có biểu hiện vàng da, lách to, teo cơ, cổ trướng, phù chân.

2. Mục Đích Xét Nghiệm Tầm Soát Chức Năng Gan 

Ba căn bệnh kể trên có thể xuất hiện dần theo thời gian hoặc xảy ra cùng lúc ở những người uống nhiều rượu bia. Vì thế, dù ở độ tuổi và giới tính nào, nếu là người thường xuyên sử dụng rượu bia hay phát hiện các vấn đề sức khỏe nghi ngờ liên quan đến bệnh lý về gan (rối loạn ăn uống, mệt mỏi, vàng da, bụng chướng…), bạn nên thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan nhằm: 

  • Kiểm tra tình trạng của gan, phát hiện mức độ tổn thương gan 
  • Phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn như xơ gan, ung thư gan 
  • Xác định nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng gan 

Ngoài ra, xét nghiệm đánh giá chức năng gan được khuyến nghị trong các trường hợp: 

  • Gia đình bạn có tiền sử các bệnh lý về gan
  • Bạn có tiền sử các bệnh lý về tiêu hóa
  • Bạn hoặc gia đình có tiền sử về sỏi mật
  • Bạn đang mắc phải hội chứng rối loạn ăn uống: chán ăn, ăn không kiểm soát
  • Bạn đang sử dụng các loại thuốc kích thích hoặc gây hại cho gan

3. Giải Thích Các Xét Nghiệm Tầm Soát Chức Năng Gan 

ayoLCiR9OE3eonEzW9IJWPxXRdmLAuS7jbjWjpbpNmhj43yvbjumLgk9pSj5I1lt4L9GjbTqcw6vt2Sn_1649859695.jpg
Các xét nghiệm tầm soát chức năng gan có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm sử dụng các chỉ số sau đây để đánh giá tình trạng hoạt động của gan: 

Bilirubin: Bao gồm các chỉ số Bilirubin trực tiếp, Bilirubin gián tiếp và Bilirubin toàn phần. Những chỉ số này giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến gan mật, máu, cơ quan tạo máu và vàng da bệnh lý. 

  • Bilirubin trực tiếp cao cho thấy bệnh vàng da tắc mật.
  • Bilirubin gián tiếp cao cho thấy có rối loạn tán huyết.

Alanine transaminase – ALT (còn được gọi là serum glutamic pyruvic transaminase – SGPT): Là một loại enzyme quan trọng trong chuyển hóa axit amin. Nồng độ cao ALT trong máu cho thấy rằng có sự rối loạn ở gan. 

Aspartate transaminase – AST (còn được gọi là serum glutamic oxaloacetic transaminase – SGOT): Là một loại enzyme được tìm thấy ở gan và tim. Nồng độ AST trong máu cao cũng là dấu hiệu của bệnh lý về gan hoặc tim.

Gamma glutamyl transferaseGGT: Giúp chẩn đoán bệnh gan, tắc nghẽn ống mật và rối loạn xương, theo dõi lạm dụng rượu hoặc bệnh gan do rượu.

Mức độ GGT cao có thể là dấu hiệu của tổn thương gan do xơ gan, viêm gan, một số loại thuốc, CCF, viêm tụy.

Alkaline phosphatase – ALP: Alkaline Phosphatase (ALP) được tìm thấy nhiều trong gan, ống mật và xương.

Mức ALP cao là dấu hiệu của các bệnh về gan, tắc mật, khối u xương, v.v.

Tỷ lệ Albumin/Globulin: Tỷ lệ A/G thấp thường gặp ở một số bệnh lý: xơ gan, viêm gan, bệnh thận,…

Prothrombin Time (PT): Prothrombin là một trong nhiều yếu tố đông máu được sản xuất bởi gan. Xét nghiệm Prothrombin Time giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh gan mãn tính.

Alpha-Fetoprotein (AFP): Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u AFP là xét nghiệm máu để đo nồng độ AFP ở người lớn. Nồng độ AFP tăng cao ngoài thời gian mang thai cho thấy có tổn thương gan hoặc một số bệnh ung thư. 

4. Chi Phí Xét Nghiệm

Tại Diag Laboratories, chi phí để xét nghiệm tầm soát chức năng gan do rượu bia là 350.000 đồng 

5. Các Câu Hỏi Thường Gặp

Cần lưu ý những gì khi thực hiện xét nghiệm tầm soát chức năng gan? 

  • Nhịn ăn uống (trừ nước lọc) ít nhất từ 4 – 6 tiếng để kết quả được chính xác.
  • Ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá ít nhất 4 giờ trước khi tiến hành các xét nghiệm.
  • Thông báo đầy đủ cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả các sản phẩm không cần bác sĩ kê đơn.

Thời điểm nên thực hiện xét nghiệm tầm soát chức năng gan? 

Kiểm tra chức năng gan vào buổi sáng sớm sẽ cho kết quả được chính xác nhất.

Cần thực hiện xét nghiệm tầm soát chức năng gan bao lâu một lần? 

FvwB8WHkdNaXNdlZp3q5Zv91t7HzivuUsW8vfCDrRGMJpLwNJXRj3Wu6S8SoX7m358i5fqFrY6tpkdDA_1649859758.jpg
Tôi cần lưu ý gì khi thực hiện tầm soát chức năng gan?

Gan đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ quan trọng của cơ thể. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên chủ động thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe gan mật.