Xét nghiệm lẻ

Xét nghiệm dùng để phát hiện các bất thường liên quan đến quá trình tạo xương hoặc chức năng tuyến cận giáp, sư thiếu hụt vitamin D do kém hấp thu, để các bác sĩ đưa ra quyết định điều trị bệnh về xương hoặc theo dõi ở người đang được bổ sung Vitamin D
Canxi là chất khoáng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể. Canxi góp phần hình thành, củng cố xương và răng. Ngoài ra, canxi còn điều hòa sự co giãn cơ và mạch máu, sự tiết hormones và enzyme, cũng như dẫn truyền thần kinh. Thiếu hụt canxi trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh lý nha khoa, tổn thương thần kinh, và loãng xương
Creatine kinase (CK) là một loại enzyme hiện diện trong các tế bào khác nhau của cơ thể trong khi CKMB chủ yếu xuất hiện trong các tế bào cơ tim. Khi tế bào cơ tim bị tổn thương, CKMB sẽ được phóng thích vào máu. Đây là xét nghiệm đo lượng CKMB trong máu. Chỉ số CKMB tăng so với bình thường giúp gợi ý tình trạng tổn thương tế bào cơ tim.
Chloride là một chất điện giải giúp kiểm soát sự phân bố dịch và cân bằng pH trong cơ thể. Chloride thường được kiểm tra chung với các chất điện giải khác để chẩn đoán và theo dõi nhiều bệnh lý, bao gồm các bệnh lý thận, suy tim, bệnh gan...
Là enzyme được tìm thấy ở tim, não và hệ cơ. Xét nghiệm nhằm phát hiện sự viêm nhiễm ở hệ cơ xương hoặc chấn thương cơ xương khớp
D-dimer là một mảnh protein nhỏ được hình thành khi ly giải cục máu đông trong cơ thể. Cục máu đông giúp hạn chế sự mất máu khi cơ thể bị tổn thương. Thông thường, cục máu đông sẽ được li giải sau khi lành vết thương.Khi có các tình trạng bất thường, cục máu đông được hình thành ngay cả khi không có sự tổn thương, hoặc không được ly giải sau đó. Bất thường này rất nguy hiểm,thậm chí có thể gây tử vong. Xét nghiệm D-dimer giúp phát hiện sự hình thành cục máu đông bất thường trong cơ thể.
Chất điện giải là các khoáng chất giúp kiểm soát lượng dịch và sự cân bằng của axit và bazơ trong cơ thể. Xét nghiệm điện giải đồ bao gồm: - Natri (Na): giúp kiểm soát lượng dịch trong cơ thể, đảm bảo hoạt động của các dây thần kinh và cơ bắp. - Clorua (Cl): cũng giúp kiểm soát lượng dịch trong cơ thể, điều hòa thể tích máu và huyết áp. - Kali (K): đảm bảo sự hoạt động bình thường của tim và cơ.
Axit folic là một thành phần của vitamin B9, có vai trò trong việc hình thành các tế bào mới. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, acid folic đóng một vai trò rất quan trọng. Bổ sung đủ axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở não hoặc cột sống của thai nhi.
Homocysteine là một axit amin mà cơ thể bạn sử dụng để tạo ra protein. Thông thường, vitamin B12, vitamin B6 và axit folic (còn gọi là folate hoặc vitamin B9) giúp phân hủy nhanh chóng homocysteine thành những chất khác cần thiết cho cơ thể. Nồng độ homocysteine ​​cao trong máu gợi ý quá trình này gặp bất thường hoặc do thiếu hụt một số vitamin B. Xét nghiệm này được dùng để gợi ý tình trạng thiếu vitamin B6, B12, axit folic hoặc đánh giá yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
C-reactive protein (CRP là phân tử protein được sản xuất bởi gan. Thông thường, CRP hiện diện trong máu với một lượng nhỏ. CRP siêu nhạy (hs-CRP) là xét nghiệm giúp phát hiện được sự tăng CRP dù là một lượng rất nhỏ trong máu. Xét nghiệm này giúp đánh giá nguy cơ tim mạch và đột quỵ ở những người chưa có tiền sử tim mạch trước đó.
Troponin-I là một loại protein có trong cơ tim. Khi cơ tim bị tổn thương, troponin được phóng thích vào máu. Nồng độ troponin trong máu tăng gợi ý tình trạng tổn thương cơ tim đang hay đã xảy ra. Nhồi máu cơ tim là tình trạng cơ tim "bị chết'' do dòng máu lưu thông đến tim bị tắc nghẽn, có thể gây tử vong. Chẩn đoán và điều trị kịp thời giúp giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim.
Các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa sắt thường gặp và có thể là do thiếu sắt hoặc quá tải sắt. Thiếu sắt có thể do tăng đào thải sắt hoặc giảm cung cấp. Quá tải sắt xảy ra khi vượt quá khả năng liên kết sắt của transferrin. Quá tải sắt cũng có thể xảy ra khi quá trình dị hóa hồng cầu tăng bất thường. Mức độ sắt được sử dụng để giúp chẩn đoán các loại thiếu máu cụ thể.
Kali là một chất điện giải trong cơ thể có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và sự co của cơ, điều hòa nhịp tim... Tăng kali máu có thể gây tổn thương tim và loạn nhịp tim. Hạ kali máu có thể gây ra loạn nhịp tim, suy hô hấp do liệt cơ, thậm chí đe dọa đến tính mạng
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng phổ biến thứ hai (sau sắt) trong cơ thể. Kém đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, sự phân chia tế bào, tăng trưởng tế bào, chữa lành vết thương và phân hủy carbohydrate.
Lactate dehydrogenase (LDH) là một enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể. LDH được tìm thấy trong hầu hết các mô của cơ thể, bao gồm cả những mô trong máu, tim, thận, não và phổi. Khi các mô này bị tổn thương LDH được phóng thích vào máu. Nồng độ LDH trong máu tăng gợi ý tình trạng tổn thương hoặc phá hủy tế bào trong cơ thể.
loading.svg