Xét nghiệm lẻ

Albumin là phân tử protein được sản xuất bởi gan, có nhiệm vụ giữ nước trong thành mạch, ngăn ngừa thoát dịch từ lòng mạch qua các mô xung quanh như màng phổi, màng bụng... Albumin còn giúp vận chuyển các hormones, vitamins và các chất khác trong cơ thể. Albumin trong máu giảm là dấu hiệu của tổn thương gan, thận, hoặc suy sinh dưỡng
ALP là phân tử protein được sản xuất bởi nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là gan, đường mật và xương. Nồng độ ALP bất thường có thể gợi ý tình trạng tổn thương của nhiều cơ quan
ALT là enzyme được sản xuất chủ yếu bởi gan. Khi tế bào gan bị tổn thương sẽ phóng thích ALT vào máu. Do đó, tăng nồng độ ALT trong máu gợi ý tình trạng tổn thương gan
Amylase là một loại enzyme giúp tiêu hóa carbohydrate. Hầu hết amylase trong cơ thể được tạo ra bởi tuyến tụy và tuyến nước bọt. Quá nhiều hoặc quá ít có thể là dấu hiệu của rối loạn tuyến tụy, tuyến nước bọt, hoặc một tình trạng bệnh lý khác.
Amylase là một loại enzyme giúp tiêu hóa carbohydrate. Hầu hết amylase trong cơ thể được tạo ra bởi tuyến tụy và tuyến nước bọt. Quá nhiều hoặc quá ít có thể là dấu hiệu của rối loạn tuyến tụy, tuyến nước bọt, hoặc một tình trạng bệnh lý khác.
AST là enzyme được tìm thấy chủ yếu ở gan. Ngoài ra, AST còn tập trung nhiều ở cơ và một số cơ quan khác trong cơ thể. Khi các tế bào chứa AST bị phá hủy sẽ phóng thích AST vào máu. Do đó, nồng độ AST tăng không chỉ gợi ý tình trạng tổn thương gan, mà còn có thể do các bệnh lý khác.
Axit uric được hình thành từ quá trình chuyển hóa Purine. Purine là sản phẩm của sự biến đổi protein trong cơ thể. Tăng axit uric trong máu có thể dẫn đến bệnh Gút. Xét nghiệm axit uric máu giúp xác định nồng độ của chất này trong máu
Bilirubin là chất được hình thành từ quá trình phân hủy các tế bào hồng cầu già. Bilirubin tồn tại ở 2 dạng chính là bilirubin chưa liên hợp hay gián tiếp và bilirubin liên hợp hay trực tiếp. Thông thường, gan có nhiệm vụ đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Khi gan bị tổn thương hoặc các tế bào hồng cầu bị tiêu hủy nhiều hơn bình thường, bilirubin không được đào thải hết sẽ vào máu. Tăng bilirubin sẽ gây vàng da, vàng mắt. Vàng da kết hợp với kết quả xét nghiệm bilirubin có thể giúp để phát hiện các bệnh lý về gan hoặc tán huyết.
Bilirubin là chất được hình thành từ quá trình phân hủy các tế bào hồng cầu già. Bilirubin tồn tại ở 2 dạng chính là bilirubin chưa liên hợp hay gián tiếp và bilirubin liên hợp hay trực tiếp. Bilirubin gián tiếp được chuyển đổi thành bilirubin trực tiếp tại gan. Sự gia tăng bilirubin với bilirubin trực tiếp chiếm ưu thế thường do tắc nghẽn đường mật.
Bilirubin là chất được hình thành từ quá trình phân hủy các tế bào hồng cầu già. Bilirubin tồn tại ở 2 dạng chính là bilirubin chưa liên hợp hay gián tiếp và bilirubin liên hợp hay trực tiếp. Thông thường, gan có nhiệm vụ đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Khi gan bị tổn thương hoặc các tế bào hồng cầu bị tiêu hủy nhiều hơn bình thường, bilirubin không được đào thải hết sẽ vào máu. Tăng bilirubin sẽ gây vàng da, vàng mắt. Vàng da kết hợp với kết quả xét nghiệm bilirubin có thể giúp để phát hiện các bệnh lý về gan hoặc tán huyết.
Creatinine là một chất được tạo ra trong quá trình vận động hằng ngày của cơ bắp. Thông thường, thận giúp lọc creatinine từ máu và đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Creatinine máu thường được thực hiện cùng với xét nghiệm BUN giúp đánh giá toàn diện chức năng thận.
Creatinin là sản phẩm thừa được tạo ra từ hoạt động của cơ bắp trong cơ thể. Thông thường, thận có chức năng loại bỏ creatinin từ máu ra ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu. Khi chức năng thận bị tổn thương, lượng creatinin thải ra ngoài nước tiểu sẽ giảm, do đó creatinin trong máu sẽ tăng.
Creatinine là sản phẩm được tạo ra từ hoạt động bình thường của cơ bắp. Thận có nhiệm vụ lọc creatinine khỏi máu và thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm độ thanh thải creatinine cung cấp thông tin về mức độ lọc máu của thận và có vai trò quan trọng trong phát hiện và theo dõi các vấn đề về thận.
Xét nghiệm độ thanh thải creatinine giúp đánh giá chức năng thận bằng việc so sánh nồng độ creatinine trong nước tiểu với creatinine trong máu.
loading.svg