Trở lại

Xét Nghiệm Anti Tpo Chỉ Định Trong Trường Hợp Nào?

Khi bệnh nhân có triệu chứng bất thường nghi ngờ do bệnh tuyến giáp gây nên, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần thực hiện những xét nghiệm liên quan, trong đó có xét nghiệm Anti Tpo. Tuy nhiên, khi nghe đến tên xét nghiệm này, không ít người thắc mắc cách đọc hiểu chỉ số xét nghiệm này như thế nào là chính xác. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin được chia sẻ ngay tại bài viết này nhé!

1. Xét Nghiệm Anti Tpo Là Gì?

Thyroid Peroxidase – enzyme Peroxidase đặc hiệu tuyến giáp (TPO), trước khi vận chuyển đến màng sinh chất thuộc vùng đỉnh của tế bào tuyến giáp, enzyme này sẽ được tổng hợp tại lưới nội chất.

Đây cũng chính là một trong những loại enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp nội tiết của tuyến giáp, đồng thời còn có nhiệm vụ gắn phân tử iod vào khung protein có tên gọi là thyroglobulin.

xet-nghiem-anti-tpo-1.jpg

Kháng thể kháng enzyme Thyroid Peroxidase (Anti TPO – Thyroid Antibody) chính là tự kháng thể của tuyến giáp, tức là do cơ thể sinh ra và phát sinh trong trường hợp hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn những thành phần của tuyến giáp (các protein tuyến giáp, các tế bào tuyến) với những protein “lạ”, dẫn đến tình trạng tự kháng thể này sẽ tấn công enzyme TPO khiến quá trình tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp bị giảm hoặc ngừng hẳn.

Hậu quả là tuyến giáp bị tổn thương, gây rối loạn tuyến giáp và xảy ra hiện tượng viêm mãn tính. Nếu tình trạng này nghiêm trọng và kéo dài có thể khiến người bệnh bị suy giáp, thậm chí là ung thư tuyến giáp.

Xét nghiệm Anti Tpo còn được gọi với nhiều tên gọi như Antithyroid Antibodies, Thyroid Antibodies (Anti – TPO)… nhưng đều chỉ đến xét nghiệm định lượng nồng độ kháng thể kháng enzyme Thyroid Peroxidase trong cơ thể thông qua phương pháp miễn dịch.

2. Trường Hợp Cần Thực Hiện Xét Nghiệm Anti Tpo

Xét nghiệm anti tpo được chỉ định trong trường hợp nào? Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn nên đến bệnh viện thăm khám tuyến giáp.

Lúc này, dựa vào các dấu hiệu trên cơ thể người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm phù hợp, trong đó có cả xét nghiệm Anti Tpo như sau:

Người bệnh xuất hiện những dấu hiệu của bệnh viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto như người mệt mỏi, tuyến giáp sưng to, chịu lạnh kém, da khô, suy giảm trí nhớ, bướu cổ, rụng tóc… Bệnh lý này đa phần gặp ở nữ giới cao hơn nam giới gấp 7 lần, nhất là ở phụ nữ mang thai.

xet-nghiem-anti-tpo-2.jpg

Phụ nữ đang trong tình trạng gặp khó khăn về khả năng sinh sản lâm sàng, trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ có liên quan đến bệnh lý tự miễn tuyến giáp.

Trường hợp phụ nữ mang thai đã biết rõ bản thân đang mắc những bệnh lý liên quan đến tự miễn tuyến giáp cũng cần thực hiện xét nghiệm anti Tpo khi mang thai để có thể đánh giá được nguy cơ lây truyền sang cho thai nhi hay không.

3. Các Bước Tiến Hành Xét Nghiệm Anti Tpo

3.1 Trước Khi Tiến Hành Xét Nghiệm

Để làm giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Anti Tpo, trước khi tiến hành xét nghiệm, bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn về những vấn đề cần lưu ý.

Thông thường, bác sĩ hay điều dưỡng phụ trách sẽ dặn dò và hướng dẫn bệnh nhân trước khi lấy mẫu xét nghiệm như sau:

  • Tốt nhân người bệnh cần phải nhịn đói từ 10 – 12 tiếng trước khi lấy mẫu máu.
  • Cần ngưng tất cả những hình thức vận động nặng, chú ý nghỉ ngơi trong vòng 24 – 48 ngày trước thời điểm lấy máu.

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm:

Bên cạnh đó, trước khi lấy mẫu, điều dưỡng cũng sẽ giải thích cho bệnh nhân hay người nhà biết về quy trình lấy máu để yên tâm và có sự chuẩn bị tâm lý như:

  • Tư thế lấy mẫu: Bệnh nhân được lấy mẫu máu trong tư thế ngồi. Trong trường hợp không thể ngồi thì có thể đổi sang tư thế nằm để lấy máu.
    xet-nghiem-anti-tpo-3.jpg
  • Vị trí lấy mẫu máu: Bác sĩ sẽ xác định vị trí lấy mẫu máu là máu tĩnh mạch M ở mặt trước khuỷu tay. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sẽ lấy máu tĩnh mạch ở vùng mu tay, hay gót chân.
  • Tiến hành lấy khoảng 3ml máu tĩnh mạch, sau đó sẽ cho vào ống không chứa chất chống đông hoặc ống chống đông EDTA, ống chống đông Natri Fluoride.

3.2 Tiến hành xét nghiệm

Mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện bằng cách lý tâm huyết thanh và huyết tương. Tiếp đến sẽ cần ổn định mẫu trong 3 ngày ở nhiệt độ từ 2 – 8 độC hoặc 1 tháng trong nhiệt độ 20 độ C.

Sau thời gian chờ đợi, mẫu xét nghiệm tiếp tục được rã đông 1 lần duy nhất và tiến hành xét nghiệm trong vòng 2 giờ tính từ thời điểm rã đông.

Thông thường, quá trình tiến hành phân tích mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện trên máy xét nghiệm Anti Tpo đã được cài đặt sẵn và chờ kết quả theo lệnh phân tích.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ dựa vào đây để đưa ra kết luận và hướng giải quyết điều trị phụ hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

4. Kết Quả Chỉ Số Xét Nghiệm Anti Tpo

Chỉ số xét nghiệm Anti Tpo là gì? Anti Tpo là chỉ số kháng thể Thyroperoxidase ở trong cơ thể. Thông qua kết quả đo chỉ số kháng thể Tpo trong cơ thể bệnh nhân, sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác. Cụ thể, chỉ số Anti Tpo ở là bình thường khi ở mức:

  • TPO Ab: < 34 U/ml
  • TG Ab : < 34 U/ml
  • TR Ab: ≤ 1,0 U/l

Cụ thể, khi khoảng giá trị của xét nghiệm Anti Tpo < 34 U/ml là bình thường, khi đó lượng kháng thể enzyme Thyroid Peroxidase chỉ xuất hiện với một lượng rất nhỏ trong máu và được xem là âm tính.

Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ người mắc bệnh lý về tuyến giáp tự miễn nhưng lại không có sự xuất hiện của các tự kháng thể trong máu, nhưng vẫn cho ra kết quả âm tính thì những triệu chứng biểu hiện trên cơ thể người bệnh có thể xuất phát từ nguyên nhân khác chứ không phải bệnh tự miễn dịch.

Trong trường hợp này, nếu có nghi ngờ một số rối loạn tự miễn dịch tự kháng thể có khả năng phát triển theo thời gian, có thể bác sĩ sẽ xem xét yêu cầu bệnh nhân cần tiến hành lại xét nghiệm Anti Tpo sau một vài ngày nữa để khẳng định lại.

Đối với xét nghiệm Anti Tpo cho kết quả là dương tính (khi nồng độ Anti Tpo trong máu ≥ 34 U/L) thường thường gặp trong những bệnh lý như:

Chỉ số Anti Tpo tăng cao đáng kể khi bệnh nhân mắc bệnh lý tuyến giáp tự miễn là viêm giáp tự miễn Hashimoto, bệnh viêm giáp Basedow, bệnh Graves.

Chỉ số Anti Tpo tăng nhẹ cho tới trung bình thường gặp ở một số bệnh lý điển hình như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường tuýp 1, ung thư tuyến giáp, Lupus ban đỏ hệ thống…

5. Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Xét Nghiệm Anti Tpo

Kết quả xét nghiệm Anti Tpo cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như sau:

  • Nồng độ Bilirubin trong huyết thanh của người bệnh vượt qua mức cho phép ((> 66 mg/dl).
  • ​​​​​​​Trường hợp hồng cầu bị vỡ có thể do nguyên nhân dung huyết khi bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng máu hoặc kỹ thuật của chuyên viên lấy mẫu xét nghiệm.
  • Huyết thanh bị nhiễm mỡ, thường gặp trường hợp nồng độ mỡ máu của người bệnh vượt quá mức cho phép.

6. Ý Nghĩa Chỉ Số Xét Nghiệm Anti Tpo

Xét nghiệm Anti Tpo được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ bác sĩ lâm sàng trong việc chẩn đoán xác định bệnh lý liên quan đến viêm giáp tự miễn.

Đồng thời, xét nghiệm này còn giúp phân biệt với các bệnh lý tuyến giáp do nguyên nhân tự miễn hoặc nguyên nhân khác gây nên.

Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất đối với người bệnh được chẩn đoán xác định nhược giáp dưới lâm sàng.

Nhưng trong trường hợp, bác sĩ có nghi ngờ bệnh nhân bị rối loạn tự miễn mà trong đó nồng độ kháng thể Anti Tpo tăng dần theo thời gian, thì có thể cần phải xét nghiệm lại từ 1 -2 lần sau lần đầu tiên cách khoảng 1 – 2 ngày.

Nếu mức độ tăng dần theo thời gian sẽ có giá trị lâm sàng hơn so với mức độ ổn định. Vì thông qua kết quả này, sẽ phản ánh được sự gia tăng hoạt động tự miễn trong cơ thể.

Nồng độ Anti Tpo sẽ tăng cao trong những bệnh lý như ung thư tuyến giáp, bệnh viêm giáp tự miễn Hashimoto… Nhưng cần lưu ý rằng nồng độ Anti Tpo trong máu không thể phản ánh mức độ của tình trạng bệnh.

Đối với xét nghiệm Anti Tpo cũng được khuyến cáo đối với phụ nữ mang thai nhưng đã có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng tuyến giáp. Vì nếu nồng độ Anti Tpo trong máu của mẹ tăng cao cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến bé.

Bên cạnh đó, sàng lọc bệnh lý tuyến giáp ngay từ đầu cũng là cách chủ động để phát hiện sớm bệnh lý tuyến giáp mà những người có nguy cơ cao mắc bệnh cần quan tâm đến.

Tuy nhiên, theo các thống kê thì có khoảng 3 – 5% trường hợp người xét nghiệm Anti Tpo có kết quả dương tính nhưng không mắc bệnh.

xet-nghiem-anti-tpo-4.jpg

Hy vọng, thông qua bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến xét nghiệm Anti Tpo. Để hiểu rõ hơn về kết quả xét nghiệm, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ phụ trách, từ đó có phương pháp chăm sóc và điều trị thích hợp nhất.

Hiện nay, xét nghiệm Anti Tpo có thể thực hiện nhanh chóng và cho kết quả chính xác cao tại Diag – Trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa tại TP.HCM. Nếu cần tư vấn thêm thông tin và đặt lịch xét nghiệm dễ dàng, bạn có thể gọi đến hotline 19001717 để được giải đáp nhanh nhất.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.