Lậu là một bệnh xã hội nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh qua đường tình dục. Nhiều người đang thắc mắc có thể xét nghiệm lậu bằng cách nào và xét nghiệm lậu bao nhiêu tiền. Trong bài viết này, hãy cùng Diag trả lời những thắc mắc cũng như hiểu thêm về kết quả xét nghiệm bệnh lậu và những vấn đề quan trọng xoay quanh căn bệnh này nhé!
Xét nghiệm lậu bao nhiêu tiền?
Tùy vào tình trạng nhiễm bệnh và phương pháp thực hiện mà chi phí sẽ có sự khác biệt. Hiện nay, chi phí xét nghiệm dao động khoảng từ 100.000 VNĐ đến 700.000 VNĐ. Kỹ thuật càng chuyên sâu thì chi phí càng cao.
Với nhu cầu xét nghiệm lậu tăng cao, trung tâm y khoa Diag đang triển khai các gói sàng lọc bệnh lậu cùng nhiều bệnh xã hội khác với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Bảng giá Gói sàng lọc Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
TÊN GÓI | THÔNG TIN GÓI | GIÁ GÓI |
Bộ STIs/STDs 13 Realtime PCR (Định tính – CE-IVD) | Sàng lọc các bệnh về đường tiết niệu sinh dục, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, trùng roi âm đạo, hạ cam, và các bệnh về sinh sản. | 600.000 VNĐ |
Gói sàng lọc toàn diện Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (16 xét nghiệm) | Xét nghiệm HIV, giang mai, các bệnh về đường tiết niệu sinh dục, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, trùng roi âm đạo, hạ cam, và các bệnh về sinh sản. | 894.000 VNĐ |
Xem thêm: Xét nghiệm HIV
Vì sao cần xét nghiệm lậu?
Bệnh lậu là một bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, có thể lây nhiễm nhanh chóng qua đường tình dục. Việc xét nghiệm là rất cần thiết nhằm điều trị kịp thời, tránh những biến chứng có thể ảnh hưởng đến đời sống lâu dài của người bệnh. Trên thực tế, lậu cầu có thể lây lan qua đường máu, âm đạo, đường miệng, hoặc đường hậu môn khi người bệnh tham gia các hoạt động tình dục không đảm bảo an toàn. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
Hiện nay, bệnh lậu khá phổ biến trong giới trẻ từ 15 – 24 tuổi khi đời sống tình dục ngày càng cởi mở hơn Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh lậu, thường có các triệu chứng lâm sàng tương tự nhau: Có chảy dịch mủ màu vàng từ bộ phận sinh dục, tiểu gắt, tiểu buốt, cơ thể mệt mỏi, sốt cao, và gặp đau đớn khi quan hệ.
Lậu cũng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng hơn:
- Nam giới: Viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh…
- Nữ giới: Viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm buồng trứng và ống dẫn trứng…
Vậy nên, xét nghiệm lậu cần được thực hiện sớm để có hướng điều trị phù hợp. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể làm suy giảm khả năng sinh sản ở cả hai giới, lâu dần dẫn đến vô sinh.
Xem thêm: Xét nghiệm HPV
Xét nghiệm lậu bằng cách nào?
Xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction)
Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao đến 98%, PCR là phương pháp được đánh giá cao nhất hiện nay khi phát hiện virus lậu từ giai đoạn sớm của bệnh. Kỹ thuật này sử dụng mẫu bệnh phẩm là dịch niệu đạo của nam giới, và dịch âm đạo của nữ giới. Xét nghiệm PCR lậu đặc biệt phù hợp với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh nhưng chưa có triệu chứng.
Nuôi cấy vi khuẩn
Phương pháp này sử dụng mẫu bệnh phẩm là dịch tiết từ âm đạo, trực tràng, cổ họng, mắt… của người bệnh, sau đó tiến hành nuôi cấy vi khuẩn lậu trong môi trường đặc biệt. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu trong mẫu bệnh phẩm có chứa vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae thì chúng sẽ sinh sôi với số lượng nhanh chóng, từ đó có thể xác định được sự có mặt của bệnh lậu.
Đây là một kỹ thuật cho ra kết quả có độ chính xác cao, nhưng nhược điểm là yêu cầu môi trường nuôi cấy đạt chuẩn nghiêm ngặt, thông thường mất khoảng 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn. Khi xét nghiệm phát hiện được lậu cầu, các bác sĩ sẽ xây dựng được kháng sinh đồ và có hướng điều trị hiệu quả.
Xét nghiệm nhuộm gram
Cho kết quả nhanh khoảng 30 – 45 phút, đây là một trong những kỹ thuật sàng lọc bệnh lậu phổ biến hiện nay. Mẫu bệnh phẩm là dịch niệu đạo, dịch âm đạo, và dịch cổ tử cung được sử dụng để phân tích. Xét nghiệm sẽ dùng thuốc nhuộm chuyên biệt để làm nổi bật vi khuẩn lậu và giúp dễ dàng quan sát chúng dưới kính hiển vi.
Xem thêm: Xét nghiệm sùi mào gà
Kết quả xét nghiệm bệnh lậu
- Xét nghiệm lậu dương tính: Người được xét nghiệm đã mắc bệnh lậu, cần được bác sĩ thăm khám và điều trị.
- Xét nghiệm lậu âm tính: Nghĩa là không tìm thấy vi khuẩn lậu tại thời điểm xét nghiệm. Nếu cơ thể vẫn còn những triệu chứng của lậu, cần làm thêm các xét nghiệm khác để khẳng định bệnh.
Những trường hợp cần xét nghiệm bệnh lậu
Các chuyên gia khuyến cáo những đối tượng sau cần nhanh chóng xét nghiệm lậu:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Không dùng bao cao su, bao cao su bị rách, và quan hệ với nhiều đối tác.
- Quan hệ với người đã nhiễm/nghi nhiễm các bệnh xã hội như lậu, giang mai, và HIV.
- Có các triệu chứng lâm sàng của bệnh lậu: Tiểu gắt, tiểu buốt, chảy dịch mủ vàng tại bộ phận sinh dục, và gặp đau đớn khi quan hệ.
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh lậu như khăn tắm, quần lót… hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người mắc bệnh.
- Đã từng mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (lậu, giang mai, sùi mào gà…) cần xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai cần sàng lọc bệnh lậu để tránh lây nhiễm cho con.
Ngoài ra, những người có nhu cầu thăm khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân cũng nên thực hiện xét nghiệm lậu và các bệnh xã hội. Điều này vừa giúp đảm bảo sức khỏe gia đình ổn định, vừa hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh trong cộng đồng.
Xem thêm: Xét nghiệm giang mai
Cách phòng ngừa bệnh lậu
Bệnh lậu cần được phòng tránh đúng cách với các biện pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp, bao cao su còn nguyên vẹn…
- Không quan hệ bừa bãi, với nhiều bạn tình, hoặc với người có các triệu chứng của bệnh xã hội.
- Thăm khám và tầm soát sức khỏe tình dục định kỳ, nhanh chóng xét nghiệm khi cơ thể có các dấu hiệu của bệnh.
- Thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh xã hội
Giải đáp thắc mắc liên quan đến kiểm tra tầm soát bệnh lậu
1. Xét nghiệm lậu bao lâu có kết quả?
Tùy theo từng phương pháp sẽ có thời gian trả kết quả khác nhau. Xét nghiệm nhuộm gram giúp xác định bệnh lậu sau 30 – 45 phút. Những kỹ thuật như PCR hoặc nuôi cấy vi khuẩn sẽ lâu hơn, thường mất từ 3 đến 7 ngày.
2. Xét nghiệm lậu bằng máu có phát hiện bệnh không?
Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn, vậy nên xét nghiệm máu hoàn toàn có thể phát hiện ra bệnh lậu.
Xem thêm: Xét nghiệm máu có ra bệnh lậu không?
3. Lậu mãn tính có xét nghiệm được không?
Thực tế rất khó để đưa ra kết luận chính xác về lậu mãn tính, nhưng vẫn có thể xét nghiệm được. Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những phương pháp xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán. Tuy nhiên, đừng để bệnh trở nên mãn tính mới bắt đầu kiểm tra, mà hãy chủ động ngay từ lúc cơ thể xuất hiện những triệu chứng lâm sàng để có hướng điều trị hiệu quả.
4. Xét nghiệm lậu bằng nước tiểu có phát hiện bệnh không?
Phân tích nước tiểu không thể phát hiện bệnh lậu do lượng vi khuẩn quá ít để được tìm thấy. Xét nghiệm nước tiểu chỉ giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về đường tiết niệu. Để chẩn đoán chính xác bệnh lậu, cần thực hiện thêm xét nghiệm dịch tiết niệu đạo (nam giới) và dịch tiết âm đạo (nữ giới).
Xét nghiệm lậu ở đâu để đảm bảo an toàn và kết quả chính xác?
Hiện tại, Diag là trung tâm y khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm. Không chỉ sở hữu đội ngũ y tế chuyên môn, Diag còn được biết đến là nơi thăm khám, tầm soát sức khỏe uy tín khi ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, máy móc tân tiến từ các thương hiệu hàng đầu như Abbott và Roche… Điều này đảm bảo mọi kết quả xét nghiệm từ Diag luôn đạt độ chính xác cao và có giá trị trong điều trị bệnh tật.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm lậu và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Xét nghiệm bệnh xã hội ở đâu?
Tổng kết
Như vậy, bài viết đã tổng hợp các thông tin quan trọng về xét nghiệm lậu. Việc thăm khám và sàng lọc không chỉ là biện pháp phòng ngừa mà đây còn là bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc sức khỏe tình dục. Phát hiện và điều trị lậu kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng một cách hiệu quả.