Hãy cùng Diag tìm hiểu 6 phương pháp xét nghiệm giang mai phổ biến nhất. Đây là những kỹ thuật từ đơn giản đến nâng cao cho nhiều mục đích khác nhau. Diag chia sẻ chi tiết về thời điểm thực hiện, thời gian có kết quả, độ chính xác, và mức giá của từng phương pháp. Điều này giúp ích trong việc điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
1. Xét nghiệm nhanh giang mai bằng kit test
Xét nghiệm cho ra kết quả nhanh chóng và dễ dàng tự thực hiện tại nhà. Kit test sẽ phát hiện sự hiện diện của kháng thể đối với vi khuẩn Treponema pallidum qua các vạch màu trên que test giang mai. Phương pháp xét nghiệm nhanh này giúp người bệnh chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị kịp thời.
- Mục đích: Sàng lọc nhiễm giang mai.
- Đối tượng áp dụng: Tất cả đối tượng nghi nhiễm giang mai.
- Thời điểm thực hiện: Càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là sau khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm giang mai.
- Mẫu bệnh phẩm: Máu.
- Thời gian có kết quả: 10 – 30 phút.
- Độ chính xác: 98%.
- Đặc điểm: Xét nghiệm giang mai bằng kit test có thể cho ra kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả.
- Nguyên nhân dương tính giả có thể do xét nghiệm nhận diện nhầm các kháng thể khác có cấu trúc tương tự với vi khuẩn giang mai.
- Nguyên nhân âm tính giả có thể do xét nghiệm thực hiện quá sớm khi đang trong “giai đoạn cửa sổ”. Giai đoạn này nghĩa là cơ thể chưa sản xuất đủ kháng thể để được phát hiện bằng kit test.
- Chi phí xét nghiệm: 70.000 – 150.000 VNĐ.
2. Xét nghiệm RPR
RPR (Rapid Plasma Reagin) là phương pháp xét nghiệm gián tiếp giúp phát hiện kháng thể không đặc hiệu trong máu đối với bệnh giang mai. Mẫu máu sẽ được đưa vào một khay xét nghiệm chứa các kháng nguyên của vi khuẩn T. pallidum. Nếu kháng thể không đặc hiệu có trong mẫu máu thì chúng sẽ liên kết với các kháng nguyên trong khay. Từ đó tạo nên phản ứng kết tủa (tạo cục) giúp xác định tình trạng nhiễm bệnh giang mai.
- Mục đích: Sàng lọc giang mai, hỗ trợ theo dõi hiệu quả điều trị và sau điều trị.
- Đối tượng áp dụng:
- Tất cả đối tượng nghi nhiễm giang mai.
- Người đang điều trị hoặc đã kết thúc điều trị giang mai.
- Phụ nữ mang thai.
- Thời điểm thực hiện: Sau khoảng 3 tuần kể từ lúc nhiễm, hoặc khi có triệu chứng là các vết loét không đau (săng).
- Mẫu bệnh phẩm: Máu.
- Thời gian có kết quả: 30 phút – 2 tiếng.
- Độ chính xác: 80 – 90%.
- Đặc điểm: Vì là xét nghiệm không đặc hiệu nên có thể cho ra kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. Do đó, cần xét nghiệm lại ngay lập tức hoặc sau 1 – 4 tuần để xác nhận kết quả. Hoặc bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác như TPHA để hỗ trợ chẩn đoán.
- Chi phí xét nghiệm: 35.000 – 100.000 VND.
Xem thêm: Xét nghiệm giang mai ở đâu TP.HCM?
3. Xét nghiệm giang mai TPHA định tính
TPHA (Treponema Pallidum Hemagglutination Assay) là xét nghiệm máu giúp phát hiện kháng thể đặc hiệu đối với xoắn khuẩn giang mai. Phương pháp này rất phổ biến với mục đích xác nhận kết quả dương tính từ các xét nghiệm sàng lọc giang mai.
Xét nghiệm dựa trên nguyên lý ngưng kết hồng cầu. Các hồng cầu sẽ được đặt trong giếng xét nghiệm, sau đó được phủ bởi kháng nguyên của vi khuẩn T. pallidum. Nếu các kháng thể có trong mẫu máu, chúng sẽ liên kết với kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và tạo nên phản ứng ngưng kết.
- Mục đích: Xác nhận kết quả từ xét nghiệm sàng lọc.
- Đối tượng áp dụng:
- Tất cả đối tượng nghi nhiễm giang mai.
- Người có kết quả dương tính từ các phương pháp sàng lọc giang mai (như RPR).
- Phụ nữ mang thai.
- Thời điểm thực hiện: Lý tưởng nhất là khi cơ thể xuất hiện săng, hoặc sau khi nhận kết quả dương tính từ các xét nghiệm sàng lọc.
- Mẫu bệnh phẩm: Máu.
- Thời gian có kết quả: 1 – 2 tiếng.
- Độ chính xác: 95%.
- Đặc điểm:
- Đây là xét nghiệm định tính nhằm phát hiện kháng thể đặc hiệu. Do đó, kết quả xét nghiệm chỉ mang tính chẩn đoán mà không có nhiều giá trị trong điều trị.
- Trong một số trường hợp vẫn có khả năng cho ra kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả.
- Chi phí xét nghiệm: 50.000 – 120.000 VND.
Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh xã hội
4. Xét nghiệm FTA-ABS
FTA-ABS (Fluorescent Treponemal Antibody Absorption) là xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu giúp xác định tình trạng nhiễm giang mai. Phương pháp này được sử dụng trong các tình huống khác nhau bằng cách phân tích mẫu máu hoặc dịch não tủy.
Xét nghiệm bằng mẫu máu thường được sử dụng để xác nhận kết quả sàng lọc giang mai. Các kháng thể đặc hiệu sẽ được đánh dấu bằng chất huỳnh quang và được trộn với kháng nguyên T. pallidum cố định trên lam kính. Dưới kính hiển vi huỳnh quang, nếu kháng thể đặc hiệu có trong mẫu máu thì chúng sẽ liên kết với kháng nguyên T. pallidum và tạo nên phản ứng phát sáng. Từ đó xác định kết quả dương tính với giang mai.
Đặc biệt, FTA-ABS rất hữu ích trong việc xác định nhiễm giang mai thần kinh – khi T. pallidum xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Xét nghiệm sẽ phân tích mẫu dịch não tủy, được thu thập bằng kỹ thuật chọc dò thắt lưng. Sau đó, mẫu dịch sẽ được kiểm tra để phát hiện kháng thể đặc hiệu với T. pallidum như ở xét nghiệm mẫu máu. Nếu kết quả dương tính thì người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm giang mai thần kinh.
- Mục đích: Xác nhận kết quả từ xét nghiệm không đặc hiệu như RPR, VDRL; hoặc hỗ trợ chẩn đoán giang mai thần kinh.
- Đối tượng áp dụng:
- Tất cả đối tượng nghi nhiễm giang mai, hoặc khi có biểu hiện của giang mai thần kinh.
- Người có kết quả dương tính từ xét nghiệm sàng lọc.
- Người kết quả dương tính/không rõ ràng từ xét nghiệm TPPA/TPHA.
- Phụ nữ mang thai.
- Thời điểm thực hiện:
- Sau 3 tuần – 3 tháng kể từ lúc nhiễm bệnh khi cơ thể xuất hiện các săng.
- Sau khi nhận kết quả dương tính/không rõ ràng từ các xét nghiệm TPPA/TPHA, hoặc xét nghiệm sàng lọc như RPR, VDRL.
- Mẫu bệnh phẩm: Máu, dịch não tủy.
- Thời gian có kết quả: 1 – 2 tiếng.
- Độ chính xác: 95%.
- Đặc điểm: Xét nghiệm có độ nhạy cao nhưng không đặc hiệu tuyệt đối. Do đó, vẫn có trường hợp dương tính giả do kháng thể có thể tồn tại trong cơ thể trong một khoảng thời gian dài.
- Chi phí xét nghiệm: 300.000 – 600.000 VND.
Xét nghiệm giang mai chỉ 105k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hơn 40 chi nhánh.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
5. Soi kính hiển vi trường tối
Đây là kỹ thuật chẩn đoán trực tiếp giang mai giai đoạn đầu, giúp phát hiện T. pallidum mà không cần qua các bước sàng lọc. Mẫu bệnh phẩm sẽ được lấy từ dịch tiết từ tổn thương da hoặc mẫu vật từ các săng giang mai còn mới. Sau đó, mẫu được soi chiếu dưới kính hiển vi trường tối.
T. pallidum là một xoắn khuẩn mảnh hình xoắn ốc, có thể nhìn rõ dưới kính hiển vi trường tối. Xét nghiệm sử dụng loại ánh sáng chuyên biệt chiếu vào mẫu bệnh phẩm từ nhiều góc khác nhau. Khi ánh sáng đi qua mẫu sẽ bị tán xạ, làm cho cấu trúc của vi khuẩn phát sáng trên nền đen. Nhờ hình dạng xoắn ốc và chuyển động đặc trưng, Treponema pallidum dễ dàng được phân biệt với các vi khuẩn khác.
- Mục đích: Chẩn đoán nhiễm giang mai.
- Đối tượng áp dụng: Người có các triệu chứng nghi nhiễm giang mai như vết loét không đau (săng) hoặc phát ban da.
- Thời điểm thực hiện: Sau 3 tuần – 3 tháng kể từ lúc nhiễm bệnh, hoặc khi cơ thể xuất hiện các săng.
- Mẫu bệnh phẩm: Mẫu vật tại vết loét, dịch âm đạo, và dịch niệu đạo.
- Thời gian có kết quả: 30 phút – 1 tiếng.
- Độ chính xác: 70 – 90%.
- Đặc điểm: Phương pháp này phụ thuộc vào sự hiện diện của vi khuẩn trong các mẫu vật từ vết loét. Vết loét càng mới thì lượng vi khuẩn càng cao. Vậy nên, xét nghiệm thường có giá trị thấp nếu các săng đã lành do lượng vi khuẩn trong vết loét giảm dần.
- Chi phí xét nghiệm: 250.000 – 350.000 VND.
6. Xét nghiệm giang mai PCR
PCR (Polymerase Chain Reaction) là một kỹ thuật sinh học phân tử phổ biến và rất đáng tin cậy trong chẩn đoán giang mai. Xét nghiệm dựa trên nguyên tắc khuếch đại vật liệu di truyền (ADN) của vi khuẩn lên gấp nhiều lần. Từ đó, xác định tình trạng nhiễm bệnh giang mai chỉ từ một lượng vi khuẩn rất nhỏ mà các phương pháp thông thường có thể bỏ sót.
Xét nghiệm sử dụng mẫu máu hoặc dịch, sau đó thực hiện kỹ thuật PCR để khuếch đại số lượng bản sao ADN đặc hiệu của Treponema pallidum. Chỉ với một lượng vi khuẩn rất nhỏ ban đầu cũng có thể được phát hiện sau khi khuếch đại.
Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm giang mai PCR là định tính. Nếu xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của vật liệu di truyền thì kết quả sẽ là dương tính, nghĩa là bệnh nhân đang nhiễm giang mai.
Nếu cần đánh giá mức độ nhiễm trùng hoặc theo dõi tải lượng vi khuẩn thì sẽ làm xét nghiệm PCR định lượng.
- Mục đích: Thường được sử dụng khi xét nghiệm thông thường không đáp ứng; hỗ trợ chẩn đoán điều trị hoặc theo dõi tái nhiễm.
- Đối tượng áp dụng:
- Người nghi nhiễm giang mai nhưng các xét nghiệm thông thường cho kết quả không rõ ràng.
- Người nghi nhiễm giang mai thần kinh.
- Phụ nữ mang thai.
- Thời điểm thực hiện: Mọi giai đoạn của bệnh.
- Mẫu bệnh phẩm: Máu, dịch tiết từ các vết thương do giang mai.
- Thời gian có kết quả: 1 – 3 ngày.
- Độ chính xác: Trên 95%.
- Đặc điểm: Xét nghiệm PCR có thể phát hiện giang mai ngay cả khi bệnh nhân chưa có triệu chứng hoặc lượng vi khuẩn rất ít. Vì thế, xét nghiệm này rất hữu ích để chẩn đoán giang mai ngay từ giai đoạn ủ bệnh.
- Chi phí xét nghiệm: 500.000 – 2.000.000 VND.
Giải đáp thắc mắc liên quan đến kiểm tra tầm soát bệnh giang mai
1. Cách đọc kết quả xét nghiệm giang mai như thế nào?
Xét nghiệm nhanh giang mai bằng kit test:
- Dương tính: Hai vạch C và T hiện rõ rệt, nghĩa là khả năng cao đã nhiễm giang mai.
- Âm tính: Chỉ có vạch C và không hiện vạch T, nghĩa là không mắc bệnh giang mai.
- Kết quả không có giá trị: Không xuất hiện vạch C, cần thực hiện lại xét nghiệm.
Xét nghiệm RPR:
- Dương tính: Khả năng cao đã nhiễm giang mai do xuất hiện kết tủa trong mẫu. Cần thực hiện các xét nghiệm khẳng định (như TPHA, FTA-ABS) để xác nhận kết quả.
- Âm tính: Không mắc bệnh.
Xét nghiệm TPHA:
- Dương tính: Đã nhiễm giang mai do có hiện tượng ngưng kết hồng cầu.
- Âm tính: Không mắc bệnh.
Xét nghiệm FTA-ABS:
- Dương tính: Đã nhiễm giang mai do xuất hiện phản ứng huỳnh quang.
- Âm tính: Không mắc bệnh.
Soi kính hiển vi trường tối:
- Dương tính: Đã nhiễm giang mai do thấy rõ được vi khuẩn T. pallidum phát sáng dưới kính hiển vi.
- Âm tính: Không mắc bệnh.
Xét nghiệm giang mai PCR:
- Dương tính: Đã nhiễm giang mai do phát hiện ADN của vi khuẩn T. pallidum trong mẫu.
- Âm tính: Không mắc bệnh.
2. Xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả?
Thời gian có kết quả sẽ tùy thuộc vào từng phương pháp.
- Xét nghiệm test nhanh giang mai bằng que thử: 10 – 30 phút.
- Xét nghiệm RPR: 30 phút – 2 tiếng.
- Xét nghiệm TPHA: 1 – 2 tiếng.
- Xét nghiệm FTA-ABS: 1 – 2 tiếng.
- Soi kính hiển vi trường tối: 30 phút – 1 tiếng.
- Xét nghiệm giang mai PCR: 1 – 3 ngày.
Xem thêm: Xét nghiệm bệnh xã hội ở đâu?
3. Xét nghiệm giang mai sau bao lâu thì chính xác?
Hầu hết các phương pháp đều có thời điểm xét nghiệm lý tưởng là sau khoảng 3 tuần kể từ lúc nhiễm. Có thể thực hiện xét nghiệm khi cơ thể xuất hiện triệu chứng ban đầu là các săng.
Riêng xét nghiệm giang mai PCR thì nên thực hiện càng sớm càng tốt. Đây là xét nghiệm đặc biệt, có thể phát hiện nhiễm giang mai ngay sau khi lây nhiễm.
4. Xét nghiệm giang mai sau 30 ngày có chính xác không?
Kết quả xét nghiệm sau 30 ngày thường rất chính xác. Đây là thời điểm số lượng kháng thể và vi khuẩn giang mai đủ nhiều để được phát hiện qua các xét nghiệm.
5. Xét nghiệm máu có phát hiện giang mai không?
Xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh giang mai do vi khuẩn vi khuẩn Treponema pallidum có thể xâm nhập và lây nhiễm qua đường máu.
6. Cần làm gì khi nhận kết quả xét nghiệm giang mai dương tính?
Bạn cần tham khảo ngay ý kiến bác sĩ sau khi nhận kết quả dương tính để có hướng điều trị hiệu quả. Trong trường hợp nhận kết quả dương tính giả thì sẽ được chỉ định làm xét nghiệm khác phù hợp.
7. Xét nghiệm giang mai có cần nhịn ăn không?
Không cần nhịn ăn. Các xét nghiệm giang mai sử dụng mẫu máu, mẫu dịch, và không bị ảnh hưởng bởi việc ăn uống.
8. Xét nghiệm Syphilis TP là gì?
Đây là các xét nghiệm đặc hiệu giúp phát hiện kháng thể chống lại vi khuẩn giang mai, bao gồm phương pháp TPHA và FTA-ABS. Những xét nghiệm này thường được sử dụng để xác nhận kết quả dương tính từ các phương pháp không đặc hiệu.
9. Test nhanh giang mai có chính xác không?
Phương pháp xét nghiệm nhanh này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, nên cho ra kết quả rất chính xác. Tuy nhiên, độ chính xác của test nhanh còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và vẫn có thể cho ra dương tính giả. Do đó, cần làm thêm các kỹ thuật chuyên sâu để khẳng định kết quả test nhanh.
10. Xét nghiệm VDRL là gì?
VDRL (Venereal Disease Research Laboratory) là xét nghiệm sàng lọc bệnh giang mai. Phương pháp này giúp phát hiện kháng thể không đặc hiệu trong máu đối với vi khuẩn Treponema pallidum.
Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu đảm bảo kết quả chính xác?
Giang mai là một căn bệnh xã hội nguy hiểm vậy nên cần có sự thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện tai, Diag là trung tâm y khoa được nhiều khách hàng tin tưởng trong tầm soát giang mai với chất lượng vượt trội. Diag sở hữu đội ngũ y tế chuyên môn và áp dụng máy móc hiện đại từ nhiều thương hiệu hàng đầu như Abbott, Roche. Từ đó đảm bảo mọi kết quả xét nghiệm luôn đạt độ chính xác cao và được tin tưởng trong điều trị giang mai.
Diag đang triển khai các gói dịch vụ với chi phí xét nghiệm bệnh giang mai nhất hiện nay. Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm HIV và giang mai có thể liên hệ với Diag qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền?
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ thông tin về 6 xét nghiệm giang mai – một bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến. Mỗi xét nghiệm sẽ dành cho một mục đích khác nhau. Hiểu đúng từng xét nghiệm giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp tầm soát, chẩn đoán và điều trị giang mai hiệu quả. Phát hiện sớm sẽ giúp ích trong việc điều trị, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc biến chứng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Xem thêm: