HIV là virus làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành người nhiễm bệnh nếu không tuân thủ các biện pháp phòng tránh. Vậy xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam là bao nhiêu? Vợ/chồng nhiễm HIV có lây sang chồng/vợ hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời quả bài viết của Diag!
Xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam là bao nhiêu?
Tỷ lệ lây nhiễm HIV từ nữ sang nam là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ dễ mắc HIV hơn so với nam giới. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân sinh học, dịch tễ học, và xã hội học, cụ thể:
- Đặc điểm sinh học: Diện tích bề mặt niêm mạc âm đạo lớn hơn nhiều so với diện tích niêm mạc của cơ quan sinh dục nam. Do đó, diện tiếp xúc với dịch sinh dục trong quan hệ tình dục là lớn hơn đối với nam và ngược lại.
- Đặc điểm dịch tễ học: Phụ nữ có xu hướng lấy chồng lớn tuổi hơn. Chính vì thế, chồng có thể đã có nhiều bạn tình trước đó và cũng có thể đã nhiễm HIV.
- Đặc điểm xã hội học: Phụ nữ dễ tiếp cận các nguy cơ lây nhiễm HIV, như phụ nữ thường là người bị động trong quan hệ tình dục, bị ép dâm, cưỡng dâm, hay hiếp dâm.
Theo những đặc điểm này, xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam là thấp hơn so với nam sang nữ. Virus HIV có thể xâm nhập vào cơ thể theo ba con đường chính là quan hệ tình dục, tiếp xúc với máu và tinh dịch của người bệnh, hoặc từ mẹ sang con.
Để biết tỷ lệ lây nhiễm HIV từ nữ sang nam, chúng ta cần xét cả ba con đường lây truyền chính này.
Xem thêm: Nguyên nhân bị HIV
Xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV là nguyên nhân chính lây truyền HIV và các bệnh xã hội khác. Quá trình quan hệ sẽ vô tình tạo ra các vết xước nhỏ ở niêm mạc mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Virus HIV sẽ thông qua các vết xước để xâm nhập và phát triển trong cơ thể.
Theo các nghiên cứu, mỗi lần giao hợp với người đang nhiễm HIV, nguy cơ lây nhiễm dao động từ 0,1% – 1%. Tỷ lệ này không ngừng tăng lên sau mỗi lần giao hợp. Trong đó, xác suất lây nhiễm từ nữ sang nam là 0,04% cho mỗi lần quan hệ và cao gấp 20 lần so với bình thường.
Xem thêm: Quan hệ với nhiều người có bị HIV không?
Khả năng lây nhiễm HIV từ nữ sang nam qua đường máu
Virus HIV tồn tại trong máu và trong các thành có trong máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương… Khi có vết thương hở tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh có thể mắc bệnh ngay lập tức.
Theo nhiều thống kê, đường máu là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS với tỷ lệ lên đến 100%. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có công bố nào về xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam qua đường máu.
Xem thêm: Phơi nhiễm HIV
Tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Virus HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở và chăm sóc sau sinh. Khi sinh, em bé sẽ tiếp xúc với dịch âm đạo của người mẹ nên khả năng lây nhiễm sẽ cao hơn so với thời kỳ cho con bú.
Xác suất lây nhiễm từ mẹ sang con sẽ giảm về khoảng 1% khi người mẹ có kết hợp điều trị bằng thuốc kháng virus và sinh mổ. Nếu không kết hợp điều trị bằng thuốc kháng virus, tỷ lệ này có thể lên đến 25%.
Xem thêm: HIV lây qua đường nước bọt không?
Vợ/chồng bị HIV, chồng/vợ có bị không?
Vợ bị HIV chồng có bị không? Chồng bị HIV vợ có bị không? Vợ/chồng bị HIV thì xác suất chồng/vợ có thể mắc rất cao. Tuy nhiên, nhiều trường hợp được ghi nhận âm tính với HIV dù quan hệ tình dục nhiều lần với người nhiễm bệnh và không sử dụng bao cao su.
Việc lây nhiễm hay không từ bạn đời có “H” phụ thuộc vào nhiều lý do. Trong đó, tải lượng virus trong cơ thể người bệnh và quá trình tiếp xúc là hai yếu tố quan trọng cần xét đến.
- Về tải lượng virus trong cơ thể người bệnh:Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), người bệnh duy trì tải lượng virus ở mức không thể phát hiện được có thể sống lâu, khỏe mạnh và sẽ không lây truyền HIV cho bạn tình âm tính với HIV qua quan hệ tình dục.
- Về quá trình tiếp xúc:Nếu trong quá trình sinh sống, người không nhiễm bệnh thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh thì HIV khó lây từ nữ sang nam và ngược lại. Ví dụ, xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam nếu sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của vợ/chồng nhiễm bệnh…
Xem thêm: Cách phòng tránh HIV
Thực hiện tốt công tác phòng tránh có thể giúp xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam giảm và chồng/vợ không bị lây nhiễm HIV từ bạn đời. Tuy nhiên, khi thường xuyên tiếp xúc và quan hệ tình dục với người nhiễm HIV, bạn nên thực hiện các xét nghiệm HIV cũng như bệnh tình dục định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Trung tâm y khoa Diag cung cấp gói xét nghiệm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs) với 16 xét nghiệm nhằm phát hiện 13 chủng virus gây bệnh STDs phổ biến. Quy trình xét nghiệm nhanh chóng, chính xác cao. Đặc biệt, thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối nên bạn có thể yên tâm khi lựa chọn dịch vụ tại Diag.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
- Địa chỉ: 414-420 Đường Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây không?
Một số biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV từ nữ sang nam
Với nhiều tiến bộ của y học, HIV có thể được điều trị khỏi hoặc khắc chế quá trình phát triển. Tuy nhiên, bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị và có những biến chứng khôn lường. Để giảm xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam, chúng ta nên thực hiện tốt công tác biện pháp phòng tránh lây nhiễm như:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không quan hệ bằng miệng hay bằng đường hậu môn vì virus HIV có khả năng xâm nhập cao hơn.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc bơm tiêm với người nhiễm bệnh. Hạn chế tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh.
- Phụ nữ nhiễm bệnh không nên mang thai để tránh lây truyền sang con. Trong trường hợp nữ giới vẫn muốn mang thai, hãy nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ từ các cơ sở y tế.
Xem thêm: Quan hệ bằng miệng có bị HIV không?
Lời kết
Xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam thấp hơn nam sang nữ. Tùy vào con đường lây nhiễm, tỷ lệ nhiễm bệnh sẽ có sự khác biệt. Chúng ta có thể hạn chế đến mức thấp nhất khả năng lây nhiễm nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm để phát hiện bệnh, điều trị kịp thời cũng góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm, bảo vệ an toàn cho gia đình và cộng đồng.
Xem thêm: HIV không lây qua đường nào?