Virus HIV là nguyên nhân gây bệnh HIV/AIDS. Khi xâm nhập thành công, virus sẽ bắt đầu tấn công cơ thể, khiến hệ miễn dịch suy yếu. Lúc này, người bệnh dễ mắc những tổn thương và thường lâu lành hơn. Vậy, nếu một người có vết thương lâu lành có phải bị HIV không? Hãy cùng Diag tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Vết thương lâu lành có phải bị HIV không?

HIV là virus gây suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng và các tình trạng sức khỏe khác. Virus HIV có nhiều đường lây bệnh. Vậy, người nhiễm HIV vết thương có lành không? Câu trả lời là CÓ.

Tuy nhiên, HIV chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tổn thương lâu lành hơn so với người bình thường. Điều này không đồng nghĩa với việc, nếu một người có vết thương lâu lành thì đang nhiễm HIV. Ngoài ra, người bị nhiễm HIV vết thương có lành không, thời gian lâu hay mau còn phụ thuộc vào mức độ, tình trạng mỗi người.

Xem thêm: Dấu hiệu HIV

Bị HIV đứt tay có lành không?

‘Bị HIV đứt tay có lành không’ là vấn đề nhiều người quan tâm. Tương tự những vết thương khác, thì người bị HIV vết thương lâu lành hơn so với người bình thường.

Đối với những vết thương nông, có vết rách nhỏ, có thể se mài, khô lại trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày. Trong trường hợp những vết cắt sâu như đứt tay, do bị đâm thì cần thời gian lâu hơn để cơ thể phục hồi hoàn toàn.

Bệnh nhân HIV bị đứt tay có thời gian lành lâu hơn so với người bình thường
Bệnh nhân HIV bị đứt tay có thời gian lành lâu hơn so với người bình thường.

Khả năng lây nhiễm qua vết thương hở của người nhiễm HIV

Bệnh HIV lây qua nhiều đường. Trong đó, nguy cơ lây qua vết thương hở có tỷ lệ tương đối thấp, phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Tải lượng virus trong máu cao hay thấp. Có nhiều khả năng lây nhiễm HIV qua vết thương hở nếu lượng virus trong máu người bệnh cao hơn.
  • Những vết thương hở, chảy máu có khả năng lây truyền virus cao hơn so với các loại tổn thương kín, đã kết mài, và đóng vảy.
  • Khối lượng máu, dịch cơ thể tiếp xúc với vùng bị thương càng nhiều, nguy cơ lây nhiễm virus HIV càng cao.

Xem thêm: HIV ở miệng

Việc lây nhiễm virus HIV qua vết thương hở còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Việc lây nhiễm virus HIV qua vết thương hở còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Những đường lây bệnh của virus HIV

Qua đường máu

Máu là đường lây truyền virus HIV phổ biến nhất. Khi mắc HIV, máu và các thành phẩn (hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, và yếu tố đông máu) có chứa virus HIV. Lúc này, virus HIV có thể xâm nhập cơ thể qua đường máu qua các hành động, thói quen:

  • Sử dụng chung kim tiêm với người mắc HIV/AIDS.
  • Dùng chung các loại kim trong xăm hình, châm cú, xăm chân mày, lông mi, và dao cạo râu khi chưa tiệt trùng.
  • Qua các dụng cụ phẫu thuật, khám chữa bệnh. Đặc biệt khi có tác động xuyên cắt qua da chưa tiệt trùng và khử khuẩn đúng cách.
  • Tiếp xúc trực tiếp (cầm, nắm, và sử dụng) các vật dụng cá nhân có dính máu của bệnh nhân HIV/AIDS. Thường xuất hiện ở người dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, lưỡi lam…
  • Tiếp xúc trực tiếp với máu của bệnh nhân HIV/AIDS qua tổn thương. Để dây máu bệnh nhân HIV/AIDS lên vết thương hở, vùng da, và niêm mạc có vết xước.
  • Ghép các mô, tạng của người bệnh HIV/AIDS.
  • Sử dụng các dụng cụ y học (truyền máu, lấy máu) chưa được tiệt trùng và khử khuẩn.
Máu là đường lây truyền virus HIV phổ biến nhất
Máu là đường lây truyền virus HIV phổ biến nhất.

Qua đường tình dục

  • Phát sinh quan hệ tình dục với bệnh nhân HIV/AIDS. Các đường quan hệ: Dương vật – hậu môn, dương vật – âm đạo, và dương vật – miệng.
  • Tiếp xúc với máu, dịch tiết sinh dục của người bệnh.

Lây nhiễm từ mẹ sang con

  • Nhận máu của mẹ có chứa HIV qua nhau thai trong thai kỳ
  • Tiếp xúc với nước ối, dịch tử cung, và dịch âm đạo trong quá trình sinh nở. Dính máu của mẹ qua các vết loét cơ quan sinh dục lên niêm mạc.
  • Lây qua sữa, vết nứt ở bầu ngực khi cho con bú.

Nhóm đối tượng có nguy cơ bị HIV/AIDS

Nếu tiếp xúc với máu, phát sinh quan hệ với người bệnh HIV/AIDS đều có thể bị lây virus HIV. Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ mắc HIV và nhiều bệnh lý tình dục khác bao gồm:

  • Có đời sống tình dục không lành mạnh. Có nhiều bạn tình, không biết rõ tình trạng sức khỏe của đối phương.
  • Không sử dụng bao cao su. Bao bị rách, thủng, hoặc sử dụng không đúng cách. Sử dụng các loại bao cao su kém chất lượng không đảm bảo khả năng bảo vệ.
  • Phát sinh quan hệ với người bệnh sùi mào gà, giang mai, lậu, và các bệnh tình dục khác.
  • Quan hệ đồng tính nam qua đường hậu môn.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân dễ gây trầy xước, chảy máu.
  • Đã hoặc đang mắc các bệnh tình dục khác.
  • Nhận, truyền máu của bệnh nhân HIV/AIDS.
  • Có mẹ bị HIV/AIDS, trong gia đình có người bệnh.
  • Người trong các nghề đặc thù, dễ tiếp xúc với bệnh nhân HIV/AIDS: Y tế, công an, và quân đội.

Các phương pháp xét nghiệm sàng lọc HIV

Khi phát hiện cơ thể xuất hiện những vết thương lâu lành, mọi người nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc. Đây là cơ sở để nắm rõ tình trạng sức khỏe. Các phương pháp xét nghiệm HIV phổ biến hiện nay bao gồm:

Xét nghiệm kháng nguyên P24

Kháng nguyên P24 của virus HIV xuất hiện từ 2 đến 4 tuần kể từ thời điểm phơi nhiễm. Người bệnh có thể đo lượng kháng nguyên P24 trong máu, dịch tiết để phát hiện nhiễm HIV.

Các phương pháp xét nghiệm HIV qua đường máu và dịch tiết có độ chính xác cao
Các phương pháp xét nghiệm HIV qua đường máu và dịch tiết có độ chính xác cao.

Xét nghiệm kháng thể

Kháng thể kháng HIV là protein do hệ miễn dịch tạo ra. Các phương pháp xét nghiệm kháng thể gồm xét nghiệm HIV nhanh và xét nghiệm Elisa HIV. Phương pháp xét nghiệm này có thể phát hiện kháng thể kháng virus HIV trong máu, nước bọt. Từ đó khẳng định có bị nhiễm HIV không tại thời điểm thực hiện.

Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể

Đây là phương pháp xét nghiệm máu phát hiện đồng thời kháng thể và kháng nguyên HIV. Xét nghiệm có độ chính xác cao. Tuy nhiên, xét nghiệm có thể nhận nhầm kháng thể, kháng nguyên có cấu trúc tương tự virus HIV.

Xét nghiệm Acid Nucleic

Đây là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử, dựa trên nguyên tắc khuếch đại vật liệu di truyền. Từ đó xác định, phân loại cụ thể sinh vật. Xét nghiệm có thể phát hiện sự tồn tại của virus HIV trong giai đoạn đầu.

Xét nghiệm Western Blot

Western Blot là xét nghiệm khẳng định, có kỹ thuật kết hợp giữa xét nghiệm protein kháng nguyên và kháng thể. Phương pháp có thể xác định chính xác protein của virus HIV, có độ chính xác rất cao.

Xét nghiệm PCR

Đây là phương pháp xét nghiệm HIV sớm nhất, hiệu quả nhất. Test PCR có độ nhạy rất cao, xác định chính xác virus HIV từ khuôn ADN rất nhỏ. Phương pháp có thể thực hiện qua mẫu tóc, máu, và tế bào từ 2 tuần sau phơi nhiễm.

Nếu phát hiện vết thương lâu lành, mọi người có thể thực hiện xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế uy tín
Nếu phát hiện vết thương lâu lành, mọi người có thể thực hiện xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế uy tín.

Địa chỉ thực hiện xét nghiệm HIV

Để thực hiện xét nghiệm HIV, mọi người cần đến cơ sở y tế chuyên môn cao để đảm bảo tính chính xác trong kết quả. Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm chất lượng cao.

Kết quả tại Diag có độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp dịch vụ xét nghiệm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.

Nếu thắc mắc ‘vết thương lâu lành có phải bị HIV‘, mọi người có thể xét nghiệm khám HIV và các bệnh tình dục. Đặc biệt, đây là điều cần thiết đối với người xuất hiện triệu chứng tương tự HIV. Nếu có nhu cầu xét nghiệm HIV và các bênh lây nhiễm qua đường tình dục, mọi người có thể liên hệ với đội ngũ Diag qua:

 

Xem thêm: