Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư nguy hiểm ở nữ giới, có tỷ lệ tử vong cao đứng thứ hai chỉ sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung thường không có dấu hiệu rõ ràng thời gian đầu nên rất khó phát hiện, tuy nhiên nó có thể phòng ngừa sớm bằng cách tiêm phòng vaccine và thực hiện sàng lọc định kỳ nhằm bảo vệ sức khỏe người phụ nữ đúng cách. Cùng Diag tìm hiểu về ung thư cổ tử cung HPV trong bài viết này nhé.

HPV là gì?

Virus HPV (Human Papillomavirus Virus) là virus gây u nhú ở người. Hiện nay có hơn 100 chủng loại virus HPV khác nhau, trong đó có khoảng 40 loại HPV có thể lây truyền qua đường tình dục.

Virus HPV là nguyên nhân gây ra các bệnh lý ở cả nam và nữ, đặc biệt là các bệnh liên quan đến vùng sinh dục như sùi mào gà và ung thư cổ tử cung. Virus HPV được chia thành 2 nhóm: nguy cơ thấp và nguy cơ cao. Một số loại HPV có nguy cơ cao là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh ung thư nguy hiểm, đặc biệt là 2 loại virus HPV type 16 và HPV type 18, được xác định là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

Xem thêm: HPV lây qua đường nào?

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư thường gặp ở nữ, có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 chỉ xếp sau ung thư vú.

Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường, không kiểm soát, và lấn át vào các tế bào thường, dần hình thành khối u bên trong người bệnh. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư có thể lan rộng sang các cơ quan khác trong cơ thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Tuy là căn bệnh ung thư nguy hiểm, nhưng ung thư cổ tử cung có thể được phát hiện sớm và phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine và thực hiện xét nghiệm tầm soát định kỳ.

Xem thêm: HPV type 68 có nguy hiểm không?

Ung thư cổ tử cung HPV
Ung thư cổ tử cung HPV là bệnh ung thư thường gặp ở nữ, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung

Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do nhiễm các chủng khác nhau của virus HPV, chủ yếu là do 2 loại virus HPV nguy cơ cao HPV type 16 hoặc HPV type 18. Lây nhiễm HPV thường xảy ra qua tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm thông qua da và niêm mạc vùng sinh dục, thường là qua quan hệ tình dục. Ung thư sinh ra do đột biến DNA (khiếm khuyết gen) làm xuất hiện các gen sinh ung thư hoặc làm vô hiệu hóa gen ức chế khối u (gen kiểm soát sự phát triển tế bào, làm cho tế bào chết đúng lúc).

Theo thống kê, phụ nữ ở độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi dễ mắc ung thư cổ tử cung. Hiện có hơn 15% trường hợp mắc mới được ghi nhận là ở phụ nữ trên 65 tuổi, đặc biệt là các trường hợp không được khám sàng lọc ung thư thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu sớm.

Xem thêm: Bị nhiễm HPV 18 phải làm sao?

Các loại ung thư cổ tử cung phổ biến

Ung thư biểu mô tế bào vảy

Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư phổ biến nhất ở cổ tử cung, chiếm khoảng 70-80% các trường hợp. Loại ung thư này phát triển từ các tế bào vảy, nằm trên bề mặt cổ tử cung, và bắt đầu ở vùng biến đổi.

Xem thêm: HPV type 6

Ung thư biểu mô tuyến

Tương tự với ung thư mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến cũng là loại ung thư phổ biến ở cổ tử cung. Bệnh ung thư biểu mô tuyến phát triển từ các tế bào tuyến sản xuất chất nhầy nằm trong kênh cổ tử cung.

Xem thêm: HPV type 11

Ung thư biểu mô tuyến HPV
Ung thư biểu mô tuyến phát triển từ các tế bào tuyến sản xuất chất nhầy nằm trong kênh cổ tử cung.

Ung thư biểu mô hỗn hợp

Ung thư biểu mô hỗn hợp là loại ung thư hiếm gặp, bao gồm các đặc điểm của cả 2 loại ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến. Do tính chất hỗn hợp, loại bệnh ung thư này có thể khó chẩn đoán và điều trị hơn.

Xem thêm: HPV 16

Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn ung thư mô tả mức độ lan rộng và mức độ nghiêm trọng của ung thư trong cơ thể. Giai đoạn ung thư cổ tử cung được xác định dựa trên thông tin khám lâm sàng, các xét nghiệm, kích thước khối u, mức độ xâm lấn của tế bào ung vào các mô xung quanh cổ tử cung, di căn.

Theo phân loại của Liên đoàn phụ khoa và sản khoa quốc tế FIGO, bệnh ung thư cổ tử cung được chia thành 4 giai đoạn từ I (1) đến IV (4). Con số càng thấp, ung thư càng ít xâm lấn. Con số càng lớn cho thấy tình trạng bệnh ung thư nghiêm trọng.

Giai đoạn I

  • Các tế bào ung thư đã phát triển từ bề mặt của cổ tử cung vào các mô sâu hơn của cổ tử cung.

Giai đoạn II

  • Ung thư bắt đầu phát triển ra ngoài cổ tử cung và tử cung, nhưng không lan đến khung chậu hoặc phần dưới âm đạo.

Giai đoạn III

  • Ung thư lan đến phần dưới của âm đạo hoặc sát khung chậu.
  • Khối u có thể làm tắc niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang).

Giai đoạn IV

Đây là giai đoạn nặng của ung thư cổ tử cung, ở giai đoạn này ung thư phát triển vào bàng quang hoặc trực tràng, và lan dần đến các hạch bạch huyết gần đó và các cơ quan xa như phổi, xương, gan…

Tiên lượng của ung thư cổ tử cung xâm lấn dựa vào các giai đoạn này

  • giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là từ 80% đến 90%.
  • giai đoạn 2, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là từ 50% đến 65%.
  • giai đoạn 3, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là từ 25% đến 35%.
  • giai đoạn 4, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là dưới 15%.

Xem thêm: HPV type 52

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung HPV

Ở giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung và tiền ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng. Và khi khối u ác tính trở nên lớn hơn và bắt đầu di căn vào các mô lân cận, cơ thể sẽ dần xuất hiện các dấu hiệu ung thư cổ tử cung.

Dấu hiệu thường gặp

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Chảy máu sau khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, chảy máu sau khi mãn kinh, chảy máu rỉ rả giữa các kỳ kinh, hoặc kinh nguyệt kéo dài hơn so với chu kỳ bình thường.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đau vùng chậu.
  • Dịch tiết âm đạo bất thường, có mùi hôi hoặc có lẫn máu: Có thể xảy ra giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi đã mãn kinh.

Dấu hiệu sau khi bệnh di căn

  • Đau xương, đau lưng, và đau vùng chậu kéo dài.
  • Sưng chân.
  • Suy thận.
  • Khó thở, đau ngực.
  • Mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Chán ăn.
  • Có máu trong nước tiểu.

Xem thêm: HPV Genotype

Sụt cân bất thường là một trong những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung
Sụt cân bất thường, đau xương, suy thận… là những dấu hiệu ung thư cổ tử cung sau khi bệnh di căn.

Các đối tượng dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung

Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung và những đối tượng sau là đối tượng có khả năng cao mắc bệnh:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Phụ nữ có hệ thống miễn dịch yếu.
  • Phụ nữ có chế độ ăn ít trái cây, ít rau củ.
  • Phụ nữ hút thuốc lá.
  • Phụ nữ có hệ miễn dịch suy giảm.
  • Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài.
  • Phụ nữ đã mang thai nhiều lần.

Xem thêm: Bị nhiễm HPV 16 có thai được không?

Xét nghiệm HPV tại đâu?

Với hệ thống trang thiết bị máy móc xét nghiệm hiện đại đạt chuẩn được công nhận bởi FDA Hoa Kỳ,  cùng hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành xét nghiệm, trung tâm y khoa Diag cung cấp xét nghiệm HPV, cùng gói xét nghiệm sàng lọc ung thư dành cho nữ giới với kết quả có độ chuẩn xác cao. Hiện tại, Diag đang triển khai các gói xét nghiệm HPV và các bệnh xã hội khác với mức giá tối ưu nhất. Bạn có thể dễ dàng thực hiện tầm soát với mức phí từ 450.000 – 1.500.000 VNĐ tại Diag.

Liên hệ với Diag để đặt lịch và được tư vấn, giải đáp những thắc mắc về xét nghiệm thông qua các kênh sau:

  • Trang chủ Diag: https://diag.vn/
  • Hotline: 1900 1717
  • Trụ sở: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.  

Xem thêm: 12 type HPV nguy cơ cao là gì?

Xét nghiệm HPV để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm HPV để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung với kết quả có độ chuẩn xác cao.

Lời kết

Thông qua những thông tin trên, Diag hy vọng có thể giúp quý khách hiểu rõ về HPV và ung thư cổ tử cung HPV, cùng những ảnh hưởng sức khỏe đến từ nó. Bên cạnh việc tiêm vaccine phòng HPV đúng và đủ liệu trình, việc thực hiện tầm soát định kỳ sẽ hỗ trợ bạn có thể phát hiện các dấu ấn tiềm ẩn sớm nhằm được hỗ trợ điều trị đúng cách và kịp thời.

 

Xem thêm: HPV ở miệng