Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh ung thư nguy hiểm. Vaccine HPV là giải pháp hữu hiệu phòng tránh sự xâm nhập của các chủng virus HPV. Vậy trước khi tiêm HPV cần làm gì? Bài viết của Diag sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Điều kiện tiêm HPV

HPV là từ viết tắt của Human Papillomavirus, là loại virus gây u nhú ở người. Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn đến mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) hay các bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng,…

HPV là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục (STDs) nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh ở cả nam và nữ. Tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm HPV vào khoảng 8 – 11% tùy vùng miền. Đặc biệt, ít nhất 50% phụ nữ đã từng nhiễm HPV 1 lần trong đời.

Trước những mối đe dọa đến sức khỏe của virus u nhú, việc tiêm phòng là giải pháp được ưu tiên hàng đầu. Để có thể tiêm và đạt hiệu quả tốt nhất khi tiêm vaccine HPV, bạn chỉ cần đáp ứng những tiêu chí về độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng quan hệ tình dục…

Xem thêm: Tiêm HPV trong bao lâu?

Điều kiện tiêm HPV
Điều kiện tiêm HPV là đáp ứng tiêu chí về độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng quan hệ tình dục…

Độ tuổi tiêm phòng

Theo chỉ định vào ngày 09/05/2024 của Bộ Y tế về việc mở rộng độ tuổi của đối tượng tiêm phòng vaccine HPV thành 9 – 45 tuổi ở cả nữ và nam. Theo đó, trẻ em chỉ được tiêm phòng từ đủ 9 tuổi.

Ngoài ra, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến khích nên tiêm vaccine trong độ tuổi từ 9 – 14 tuổi. Đây là giai đoạn cơ thể phản ứng tốt với vaccine và chưa phơi nhiễm với virus nên hiệu quả phòng bệnh cao hơn. Từ sau 45 tuổi, nếu muốn tiêm phòng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp.

Xem thêm: Tiêm HPV bao nhiêu tuổi?

Sức khỏe và bệnh lý

Người tiêm phòng cần đạt các yêu cầu về sức khỏe và bệnh lý. Tương tư các loại vaccine khác, vaccine HPV hoạt động dựa trên nguyên lý tạo ra kháng thể để chống lại virus. Do đó, trước khi tiêm phòng, bạn cần đảm bảo sức khỏe bình thường, không bị sốt, hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vaccine.

Nếu bạn đang trong tình trạng sốt có thể gây sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng. Ngay sau khi tiêm mũi 1, nếu tình trạng trạng này xảy ra, bạn nên báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và không tiêm tiếp các mũi sau.

Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, suy gan, suy thận… có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch. Tốt nhất, bạn nên cung cấp cho bác sĩ thông tin về tiền sử bệnh tật, các loại thuốc đang sử dụng, và các phản ứng dị ứng trước đây.

Xem thêm: Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe trước khi tiêm vaccine HPV
Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe như tiền sử bệnh tật, thuốc đang sử dụng… trước khi tiêm HPV.

Tình trạng thai kỳ

Vaccine HPV không được khuyến khích cho phụ nữ đang mang thai. Nếu bạn có dự định mang thai, hãy sắp xếp để hoàn thành tất cả các mũi tiêm trước ít nhất 1 tháng. Nếu trong quá trình tiêm chủng, bạn phát hiện ra mình đang mang thai, hãy ngừng liệu trình tiêm chủng và báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và theo dõi tình trạng sức khỏe.

Hiện nay, vẫn chưa có công bố nào về việc vaccine HPV gây các tác dụng phụ bất lợi cho phụ nữ mang thai hay sự phát triển của thai nhi khi tiêm HPV. Mặc dù vậy, việc tiêm phòng vẫn không nên được thực hiện trong suốt thai kỳ để tránh những hệ lụy không mong muốn.

Xem thêm: Sau khi tiêm HPV bao lâu thì được mang thai?

Sinh hoạt tình dục

Người chưa hay đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vaccine HPV. Tuy nhiên, vaccine sẽ đạt hiệu quả hơn với người chưa quan hệ. Bởi vì, người từng quan hệ tình dục có thể đã phơi nhiễm với virus HPV, từng mắc một hay một số chủng virus HPV nên vaccine không còn hiệu quả với các chủng này.

Vaccine HPV đạt hiệu quả cao hơn với người chưa quan hệ tình dục
Vaccine HPV đạt hiệu quả cao hơn với người chưa quan hệ tình dục

Xem thêm: Tiêm HPV bao lâu thì được quan hệ? 

Trước khi tiêm HPV cần làm gì?

Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện tiêm phòng, trước khi tiêm HPV, có thể bạn sẽ cần thực hiện một số kiểm tra hoặc kiêng một số hoạt động hay thực phẩm.

Trước khi tiêm HPV cần khám những gì?

Bạn không cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hay khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine HPV. Trong độ tuổi tiêm phòng, bạn nên tiêm vaccine càng sớm càng tốt. Ngay khi đã từng nhiễm HPV, vaccine vẫn giúp bạn chống lại sự xâm nhập của các chủng khác.

Nếu có điều kiện, bạn vẫn có thể làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung như Pap smear hay sàng lọc HPV để biết được tình trạng sức khỏe bản thân. Một số trường hợp đặc biệt như đang điều trị các bệnh khác, có nguy cơ nhiễm HPV cao, có dấu hiệu mang thai… bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và khám sàng lọc nếu cần thiết.

Bạn không cần xét nghiệm hay khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine HPV
Bạn không cần làm xét nghiệm tầm soát hay khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine HPV.

Trước khi tiêm HPV cần kiêng gì?

Để đạt hiệu quả cao nhất, trước khi tiêm HPV bạn không nên thực hiện những điều sau:

  • Không nên quan hệ tình dục trước khi tiêm phòng vì vaccine HPV có hiệu quả hơn với người chưa từng quan hệ.
  • Không tiêm bất kỳ loại vaccine nào khác ít nhất 1 tháng để tránh cạnh tranh kháng thể.
  • Không sử dụng thuốc gây ức chế hệ miễn dịch, nếu có phải thông báo cho bác sĩ trước khi tiêm.
Tránh sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trước khi tiêm vaccine HPV
Tránh sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trước khi tiêm vaccine HPV

Xem thêm: Quan hệ rồi có tiêm HPV được không?

Những câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng HPV

1. Trước khi tiêm HPV có được ăn không?

Có. Bạn có thể ăn trước khi tiêm phòng HPV để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Bạn cũng không cần tránh các loại thực phẩm đặc biệt như đồ cay, đồ chua… trước và sau khi tiêm. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa caffeine vì có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

2. Trước khi tiêm HPV có được uống rượu không?

Không. Trước khi tiêm phòng HPV, bạn không nên uống rượu hay các thức uống có cồn. Chúng sẽ làm cơ thể mất nước và suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến hiệu quả tác động lên cơ thể của vaccine.

Không uống bia rượu trước khi tiêm vaccine HPV
Không được uống bia rượu hay các thức uống có cồn trước khi tiêm vaccine HPV.

3. Bị cảm có tiêm HPV được không?

Không. Khi bị cảm đặc biệt là sốt cao cấp tính, bạn nên điều trị dứt điểm mới bắt đầu tiêm vaccine. Tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.

4. Trước khi tiêm HPV có cần khám phụ khoa không?

Bạn không cần khám phụ khoa trước khi tiêm phòng vaccine. Tuy nhiên, phụ nữ được khuyến khích nên thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, sớm phát hiện bệnh, và điều trị kịp thời nếu có.

5. Tiêm HPV có cần xét nghiệm không?

Thông thường, trước khi tiêm phòng HPV, bạn không cần xét nghiệm hay khám sàng lọc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như có nguy cơ nhiễm HPV, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm trước tiêm chủng. Mục đích chính của việc khám sàng lọc trước tiêm là kiểm tra sức khỏe tổng quát, tìm ra những điểm bất thường hay tiền sử dị ứng.

Bạn có thể xét nghiệm sàng lọc HPV hoặc tiêm phòng HPV tại trung tâm y khoa Diag. Quy trình khám và tiêm phòng nhanh chóng, cam kết bảo mật thông tin giúp bạn an tâm khi lựa chọn dịch vụ tại đây.

Khách hàng có nhu cầu tiêm HPV có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Xem thêm: Tiêm HPV trễ có sao không?

Lời kết

Tiêm phòng HPV rất quan trọng, giúp cơ thể tránh nguy cơ virus xâm nhập và gây ra các bệnh nguy hiểm. Bạn cần đảm bảo các điều kiện tiêm phòng  và và nắm vững các lưu ý trước khi tiêm HPV cần làm gì để đạt hiệu quả cao nhất.

 

Xem thêm: Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?