Xét nghiệm HPV là gì?
Xét nghiệm HPV là phương pháp xét nghiệm hỗ trợ tầm soát, phát hiện dấu hiệu nhiễm virus HPV và xác định chủng virus HPV đang bị bị nhiễm.
HPV (virus gây u nhú ở người) là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung. Virus HPV lây lan qua đường quan hệ tình dục và thường mất từ 5 – 20 năm để bệnh tiến triển thành ung thư. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả phụ nữ nên làm xét nghiệm HPV định kỳ để sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung.
Xem thêm: Xét nghiệm Pap và HPV

Có thể thực hiện test HPV tại nhà không?
Bạn có thể thực hiện xét nghiệm HPV tại nhà với Bộ tự lấy mẫu HPV tại nhà của Diag. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung được khuyến khích thực hiện từ năm 2003 bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Dù ung thư cổ tử cung có thể tự khỏi, việc tầm soát định kỳ vẫn cần được chú trọng nhằm chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân.
Xét nghiệm HPV bằng Bộ Tự Lấy Mẫu HPV của Diag sẽ giúp xác định và phát hiện lên tới 40 type virus HPV (nguy cơ cao + nguy cơ thấp) so với thông thường. Từ đó, có phác đồ theo dõi và chữa trị kịp thời trước khi phát triển thành ung thư, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh ở người phụ nữ.
Xem thêm: HPV type 68 có nguy hiểm không?
Quy trình test HPV tại nhà
Bộ tự lấy mẫu HPV sẽ gồm có: Khay và chổi lấy mẫu, bông tẩm cồn, hướng dẫn sử dụng, và túi vận chuyển.
Sau khi nhận được bộ lấy mẫu, quý khách vui lòng:
- Kiểm tra kỹ hộp sản phẩm không bị hư, rách, và có đầy đủ dụng cụ.
- Quét mã QR trên hộp và đăng ký thông tin.
- Tiến hành tự lấy mẫu theo hướng dẫn.
- Đóng gói mẫu theo đúng hướng dẫn.
- Gửi mẫu về cho Diag sớm nhất có thể tại chi nhánh Diag gần nhất và nhận tin nhắn xác nhận sau khi Diag đã nhận được mẫu.
- Nhận kết quả xét nghiệm qua tin nhắn (Zalo/SMS) hoặc theo dõi kết quả trên website.
Xem thêm: 14 type HPV nguy cơ cao

Lưu ý khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm HPV tại nhà
Nhằm đảm bảo mẫu xét nghiệm có thể đưa ra kết quả chuẩn xác nhất, quý khách hàng cần lưu ý những điều sau trước khi thực hiện lấy mẫu:
- Không sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Không sử dụng trong suốt thai kỳ và 03 tháng đầu sau khi sinh trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.
- Không sử dụng dung dịch bôi trơn trong khi sử dụng bộ tự lấy mẫu.
- Không sử dụng trong trường hợp viêm đạo cấp, viêm phần phụ cấp.
- Tối thiểu 02 ngày trước khi thực hiện việc tự lấy mẫu, không sử dụng các sản phẩm dành cho âm đạo.
Xem thêm: HPV type 51 có nguy hiểm không?
Cách thức lấy mẫu test nhanh HPV tại nhà
Khi thực hiện tự lấy mẫu, quý khách cần lưu ý thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng để có thể đảm bảo mẫu xét nghiệm có thể đạt chuẩn.
- Bước 1: Vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín, lau khô bằng khăn mềm hoặc gạc trước khi thực hiện lấy mẫu. Rửa sạch tay và lau khô.
- Bước 2: Lấy chổi lấy mẫu ra khỏi khay. KHÔNG vứt khay đựng chổi.
- Bước 3: Dùng ngón cái và ngón trỏ để tháo nắp chổi bằng cách nhấn vào 2 bên nắp. KHÔNG chạm tay trực tiếp vào sợi trắng bên trong nắp chổi và KHÔNG vứt nắp chổi.
- Bước 4: Chọn tư thế đứng thoải mái, một chân cao, một chân thấp.
- Bước 5: Dùng 1 tay để mở rộng âm hộ và tay còn lại đưa chổi vào bên trong âm đạo một cách nhẹ nhàng đến khi 2 cánh của chổi chạm vào phần môi âm hộ.
- Bước 6: Vào lúc này, một tay giữ thân chổi và tay còn lại đẩy pít – tông từ dưới lên đến khi nghe tiếng “cạch”. Sau đó, cầm đuôi chổi và xoay 5 vòng theo chiều kim đồng hồ. Sau mỗi vòng xoay bạn sẽ nghe tiếng “cạch”.
- Bước 7: Rút đầu chổi ra khỏi âm hộ sau khi xoay xong.
- Bước 8: Một tay giữ phần thân chổi phía dưới, một tay còn lại kéo pít – tông trở về vị trí ban đầu cho đến khi phần đầu chổi trắng nằm trọn bên trong thân chổi. Lưu ý khi kéo KHÔNG được chạm vào phần ngọn trắng của đầu chổi.
- Bước 9: Một tay giữ thân chổi. Tay còn lại dùng ngón trỏ và ngón cái để đóng nắp chổi lại. Bạn sẽ nghe thấy tiếng “cạch” khi nắp chổi được đầy về đúng vị trí.
- Bước 10: Đặt chổi lấy mẫu trở lại khay như ban đầu.
Quý khách có thể xem hướng dẫn chi tiết thông qua video sau:
Xem thêm: Cách đọc kết quả xét nghiệm HPV
Cách thức đóng gói mẫu xét nghiệm
Sau khi hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm HPV theo như hướng dẫn, bạn cần đóng gói đúng theo yêu cầu nhằm đảm bảo mẫu được bảo quản một cách tốt nhất trước khi về đến phòng xét nghiệm của Diag.
- Sau khi hoàn thành lấy mẫu và đặt chổi lấy mẫu trở lại khay. Đặt khay và chổi vào bên trong vỏ hộp.
- Dùng bông tẩm cồn lau sạch vỏ hộp.
- Đặt vỏ hộp vào bên trong túi vận chuyển được cung cấp và dán kín miệng túi.
Xem thêm: HPV Cobas là gì?
Ai nên thực hiện xét nghiệm HPV?
Phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi được Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) khuyến nghị nên thực hiện xét nghiệm định kỳ. Dù đã tiêm vắc xin HPV hay đã cắt bỏ tử cung, đã trải qua thời kỳ mãn kinh, hoặc chưa quan hệ tình dục thì người phụ nữ vẫn cần xét nghiệm thường xuyên.
- Nữ giới từ 21 đến 29 tuổi: Xét nghiệm Pap 3 năm một lần.
- Nữ giới từ 30 đến 65 tuổi:
+ Xét nghiệm Pap: 3 năm một lần.
+ Xét nghiệm HPV: 5 năm một lần.
+ Đồng xét nghiệm: 5 năm một lần.
Lưu ý:
- Phụ nữ trên 65 tuổi cần thực hiện xét nghiệm Pap nếu chưa bao giờ hoặc chưa từng xét nghiệm sau 60 tuổi.
- Hiện nay vẫn chưa có phương pháp xét nghiệm HPV nam giới.

Câu hỏi thường gặp khi làm xét nghiệm HPV tại nhà
1. Lấy mẫu xét nghiệm HPV tại nhà có dễ thực hiện không?
Theo kết quả nghiên cứu về “Đánh giá kết quả tự thu mẫu của bệnh nhân trong thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung” được đăng trên Tạp chí Y học số 27 (tháng 08/2021) cho thấy:
- 95,3% người dùng cảm thấy tài liệu hướng dẫn sử dụng (bản giấy + video) được diễn đạt thân thiện và dễ hiểu.
- 96,7% người dùng đánh giá cao bộ tự lấy mẫu khi có thể sử dụng đơn giản và dễ dàng.
Xét nghiệm HPV 16 chủng chỉ 450k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: HPV type 58 là gì?
2. Bảo quản Bộ tự lấy mẫu như thế nào?
- Bảo quản nơi khô ráo, đảm bảo vệ sinh ở nhiệt độ phòng (từ 10ºC đến 30ºC).
- Tránh ánh sáng trực tiếp, hóa chất, hoặc mùi lạ.
- Tránh xa các vật nhọn có thể làm rách bao bì.
Xem thêm: Xét nghiệm máu có phát hiện HPV không?
3. Có cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm?
Không cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm HPV.
Xem thêm: Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm HPV ở đâu đảm bảo chính xác nhất?
Xét nghiệm chẩn đoán virus HPV định kỳ được xem như là “chìa khóa vàng” giúp bảo vệ chị em phụ nữ trước các bệnh ung thư và các bệnh lý nguy hiểm do virus HPV.
Hiện tại, trung tâm y khoa Diag đang triển khai các gói xét nghiệm HPV và các bệnh xã hội khác với mức giá tối ưu và cho ra kết quả có giá trị cao.
Khách hàng có nhu cầu test nhanh HPV tại nhà hoặc thực hiện gói xét nghiệm HPV tại cơ sở y tế có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
- Thông tin chi nhánh: https://diag.vn/chi-nhanh/
Xem thêm: Xét nghiệm HPV ở đâu?