Sùi mào nếu không được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu thể gây ra nhiều biến chứng khó lường với tốc độ lây lan rất nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần người bệnh.  

2-3.png

Bệnh Sùi Mào Gà Là Gì? 

Bệnh Sùi Mào Gà Hình Thành Từ Đâu?   

Bệnh sùi mào gà còn có tên gọi khác là bệnh mồng gà hay bệnh mụn cóc sinh dục. Dù theo tên gọi nào, sùi mào gà là một trong những căn bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục, nhất là đối với những mối quan hệ không an toàn. Bên cạnh đó, sùi mào gà được xem là căn bệnh xã hội khi khả năng xảy ra rất cao, tại Mỹ, ước tính cứ khoảng 1 trong 100 người đã quan hệ tình dục sẽ bị sùi mào gà.  

Theo đó, bệnh sùi mào gà sinh dục do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Đây là tên gọi chung của một nhóm virus bao gồm hơn 200 type, và được chia thành 3 nhóm, gồm: 

– Type gây bệnh ngoài da như type 1,2,3,4.

– Type gây bệnh ở cơ quan sinh dục bao gồm type 6, 11, 16, 18.

– Type 5 và 8 biểu hiện bởi các sùi dạng hạt cơm.

>>> Có thể bạn sẽ cần: Gói Xét Nghiệm Bệnh Lây Nhiễm Qua Đường Tình Dục 

3-3.png

Sùi Mào Gà Lây Truyền Qua Đâu 

Mặc dù bệnh sùi mào gà có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà ở nữ giới lại cao hơn. Các đường lây truyền bao gồm: 

– Quan hệ tình dục không an toàn: Môi trường âm đạo là điều kiện thuận lợi cho virus HPV phát triển mạnh mẽ.  

– Lây truyền từ mẹ sang con: Tổn thương ở niêm mạc miệng, họng thường gặp ở trẻ sơ sinh, do lây nhiễm từ người mẹ bị mắc bệnh trong quá trình chuyển dạ.  

Sùi Mào Gà Có Nguy Hiểm Không?   

Sùi mào gà không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tinh thần của người bệnh với những tác động sau: 

4-1.png

– Những tác động về sức khỏe: Sùi mào gà thường không có các biểu hiện hay triệu chứng (không đau, không ngứa). Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các khối này có kích thước lớn, có thể chiếm cả vùng hậu môn sinh dục, mùi hôi do nhiễm trùng hoặc hoại tử. 

– Những tác động về tinh thần: Cảm giác tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân và chất lượng cuộc sống.  

– Nếu mắc bệnh sùi mào gà trong thời gian mang thai, thai phụ sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hay sinh non. 

– Gây ra biến chứng như ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung… hiếm muộn, vô sinh hoặc tử vong. 

Dấu Hiệu Bị Bệnh Sùi Mào Gà 

Ở giai đoạn mới hình thành, các nốt sùi thường có kích thước nhỏ. Phần đầu của các nốt có hình dạng giống như chiếc mào gà hay bông súp lơ và sờ vào thấy mịn hoặc hơi gồ ghề. Ngoài ra, triệu chứng sùi mào gà ở nam giới và nữ giới có thể khác nhau: 

Dấu Hiệu Sùi Mào Gà Ở Nam Giới 

Bộ phận sinh dục và vùng da xung quanh bao quy đầu, các nếp gấp bẹn… xuất hiện những nốt sùi mềm, có màu hồng nhạt, thường nhô cao hơn bề mặt da và xuất hiện đơn độc, đôi khi gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hoặc chảy máu sau khi quan hệ. 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng nặng, những nốt sùi mào gà phát triển với kích thước to hơn (khoảng chừng nắm bàn tay), có máu hay dịch và kèm theo mùi hôi bốc lên rất khó chịu. 

 Dấu Hiệu Sùi Mào GàNữ Giới  

Những nốt sùi này thường xuất hiện nhiều tại vị trí môi lớn, môi bé, âm đạo và sâu trong tử cung nhưng lại không gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, một số ít trường hợp người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, đau hoặc chảy máu sau quan hệ, tiết dịch âm đạo bất thường.

Ngoài ra, mụn cóc sinh dục cũng có thể xuất hiện ở môi, miệng lưỡi hoặc cổ họng ở những người quan hệ qua đường miệng. 

Chẩn Đoán Bệnh Sùi Mào Gà 

Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà, ngoài việc thăm khám thì có vài phương pháp bạn có thể tham khảo như sau:  

– Xét nghiệm Pap smear (hay phết tế bào cổ tử cung): Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách thu thập và kiểm tra các tế bào ở khu vực cổ tử cung. Các tế baò này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi nhằm phát hiện các bất thường như tăng sừng, tăng gai hoặc u nhú  

– Xét nghiệm HPV: Đây là phương pháp được ưa chuộng sử dụng vì giá cả hợp lý và tiện lợi hơn dành cho phụ nữ. Theo đó, bạn sẽ lấy mẫu ở dịch cổ tử cung, dịch âm đạo để xác định và phát hiện các type virus HPV gây ra sùi mào gà, cụ thể là type số 16 và 18. Hiện nay, có thể tự lấy mẫu HPV ngay tại nhà mà không cần đến phòng khám hay bệnh viện, sau đó mẫu được xử lý bằng công nghệ Realtime PCR, đảm bảo an toàn và nhanh chóng cùng kết quả được nhận qua tin nhắn SMS.

3-1.png

Điều Trị Bệnh Sùi Mào  

Sùi mào gà có chữa được không là câu hỏi quen thuộc của nhiều bệnh nhân, nhưng hiện tại, bệnh sùi mào gà chưa có bất kỳ phương pháp nào điều trị dứt điểm. Do đó, bạn vẫn cần chủ động phòng ngừa, kết hợp cùng một vài phương pháp can thiệp được sử dụng hiện nay như:  

– Điều trị bằng các thuốc bôi tại chỗ: Acid Trichloracetic 33%, Podophyllotoxine 0,5% hoặc Podophyllin 25%,… mỗi loại thuốc sẽ có ưu điểm và khuyết điểm khác nhau, cũng như gây ra một số tác dụng phụ nhất định. 

– Sử dụng các thuốc toàn thân: Interferon alpha-2a ức chế sự nhân lên của vi rút trong tế bào; Cimetidine, Levamisole, Immiqimod là các thuốc kích thích miễn dịch tế bào.

– Phẫu thuật bằng Lasers: Laser CO2 làm phá vỡ tế bào và làm bốc bay toàn bộ tổ chức u. Laser màu có tác dụng phá hủy các mạch máu là nguồn nuôi dưỡng các tế bào chứa vi rút từ đó có tác dụng điều trị bệnh nhưng đắt tiền. 

– Phẫu thuật cắt bỏ thương tổn: Áp dụng đối với các thương tổn kích thước lớn. 

Bệnh sùi mào bệnh rất dễ lây lan qua đường tình dục, nhất những đối tượng quan hệ tình dục không an toàn. Ngay khi triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc bệnh, bạn hãy tìm đến bác để được chẩn đoán điều trị giúp kiểm soát tốt bệnh. Đừng chần chừ gọi số hotline 1900 1717 để nhận vấn 24/7 từ nhân viên tận tâm tại Diag nhé 

* Bài viết được tham vấn chuyên gia y tế thuộc Diag. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và không thay thế tư vấn y khoa. Trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin đã cung cấp, vui lòng nhận sự chỉ định từ chuyên gia y tế. 

Tìm hiểu thêm Thông tin Y tế tại đây