Đến nay, chưa có công bố về việc tiêm phòng HPV ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nhưng, việc tiêm vaccine HPV và mang thai sau đó cần được xem xét cẩn thận để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Vậy có nên tiêm HPV khi đang mang thai không? Sau khi tiêm HPV bao lâu thì được mang thai? Hãy cùng Diag tìm câu trả lời qua bài viết.

Có tiêm HPV khi mang thai được không?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), vắc xin HPV không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Những người được biết là đang mang thai nên trì hoãn việc bắt đầu loạt tiêm chủng cho đến sau khi sinh.

Mặc dù hiện nay chưa có y văn nào về việc vaccine HPV gây bất lợi hay tác dụng phụ cho thai nhi, nhưng vẫn không nên tiêm phòng trong thai kỳ. Bởi vì, vắc xin HPV chưa được thử nghiệm trên người mang thai trong các kiểm nghiệm lâm sàng.

Nếu có ý định mang thai, bạn nên lên kế hoạch cẩn thận về việc tiêm vaccine để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Tiêm HPV trong bao lâu?

Sau khi tiêm HPV bao lâu thì được mang thai?

Nếu có dự định mang thai, bạn nên hoàn thành liệu trình tiêm phòng HPV và thủy đậu trước khi mang thai. Các tổ chức y tế khuyến nghị rằng phụ nữ nên chờ ít nhất 1 – 3 tháng sau khi hoàn thành liều vắc xin HPV cuối cùng trước khi mang thai. Điều này giúp đảm bảo rằng vaccine đã có đủ thời gian để phát huy hiệu quả bảo vệ và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc mang thai ngay sau khi hoàn thành liệu trình tiêm phòng.

Nên mang thai sau khi hoàn thành liệu trình tiêm HPV ít nhất 1 - 3 tháng
Nên mang thai sau khi hoàn thành liệu trình tiêm HPV ít nhất 1 – 3 tháng.

Bên cạnh đó, nếu bạn có kế hoạch mang thai sớm hơn, hãy trao đổi với bác sĩ để biết chính xác sau khi tiêm HPV bao lâu thì được mang thai. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp và cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn.

Xem thêm: Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?

Những câu hỏi thường gặp về tiêm phòng HPV và mang thai

Sau tiêm HPV mũi 1 xong có bầu phải làm thế nào?

Trong trường hợp mang thai sau khi tiêm mũi 1 hay khi chưa hoàn thành liệu trình tiêm vắc xin HPV, bạn nên ngừng tiêm các liều tiếp theo cho đến sau khi sinh con.

Theo nghiên cứu, không có bằng chứng cho thấy việc tiêm vaccine HPV trước khi biết mình mang thai gây hại cho thai nhi, nhưng bạn vẫn nên tạm ngừng liệu trình để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Ngoài ra, bạn nên báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ. Bạn cũng nên khám thai định kỳ để có kế hoạch phòng tránh hoặc điều trị các vấn đề bệnh lý có thể xảy ra ở thai nhi.

Xem thêm: Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

Nên tạm ngưng liệu trình tiêm phòng HPV nếu phát hiện đã mang thai
Nên tạm ngưng tiêm các liều vaccine HPV tiếp theo nếu phát hiện đã mang thai.

Từng phá thai có tiêm HPV được không?

Từng phá thai vẫn có thể tiêm phòng HPV. Vắc xin HPV không khuyến cáo tiêm phòng cho phụ nữ mang thai, nhưng không chống chỉ định tiêm cho người đã từng quan hệ, từng có con, hay từng phá thai. Ngay khi bạn đã nhiễm HPV, vẫn có thể tiêm phòng để tránh sự xâm nhập của nhiều chủng nguy hiểm khác hoặc hạn chế tái nhiễm đối với chủng đã từng nhiễm.

Hiện nay, trung tâm y khoa Diag cung cấp dịch vụ tiêm phòng vaccine HPV Gardasil 9, loại vaccine có khả năng chống lại sự xâm nhập của 9 chủng nguy hiểm gồm 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, và 58. Gardasil 9 được chỉ định tiêm phòng cho cả nam và nữ trong độ tuổi 9 – 45 tuổi với độ an toàn và hiệu quả cao.

Khách hàng có nhu cầu tiêm ngừa HPV có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Xem thêm: Tiêm HPV trễ có sao không?

Lời kết

Sau khi tiêm HPV bao lâu thì được mang thai là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, phụ nữ nên chờ ít nhất 1 – 3 tháng sau khi hoàn thành liều vắc xin HPV cuối cùng trước khi mang thai. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả bảo vệ của vắc xin và an toàn cho thai nhi. Nếu phát hiện đã mang thai sau khi tiêm mũi 1 hay giữa các mũi tiêm, hãy ngừng tiêm các mũi tiếp theo cho đến khi sinh xong. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

 

Xem thêm: Tiêm HPV bao lâu thì được quan hệ?