Dù chủ ý hay vô tình thì việc quan hệ với người nhiễm HIV sẽ gây nên nhiều hoang mang. Vậy quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây không? HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào? Quan hệ an toàn có bị nhiễm HIV không? Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu câu trả lời và các biện pháp phòng chống trước và sau khi quan hệ với người nhiễm HIV nhé.

HIV lây qua đường tình dục như thế nào?

Ở người nhiễm HIV, virus có rất nhiều trong máu, tinh dịch, hoặc dịch âm đạo. Trong quá trình quan hệ có thể xuất hiện các vết trầy xước rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Lúc này, virus từ tinh dịch và âm đạo của người bệnh sẽ đi vào cơ thể người lành thông qua vết trầy xước, từ đó truyền bệnh HIV. Trong mọi hoạt động quan hệ tình dục, người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn.

Xem thêm: Nguyên nhân bị HIV

Quan hệ an toàn có bị nhiễm HIV không?

Quan hệ tình dục an toàn là những hành vi tình dục không làm lây nhiễm bệnh xã hội, trong đó có HIV. Nghĩa là không có sự tiếp xúc giữa cơ thể với máu và dịch tiết cơ thể như tinh dịch hoặc dịch âm đạo. Các chuyên gia y tế chỉ ra những hoạt động quan hệ tình dục an toàn bao gồm việc quan hệ chung thủy với một bạn tình và sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Về lý thuyết, quan hệ không trầy xước 100% không lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp quan hệ thô bạo dẫn đến trầy xước đủ sâu gây chảy máu hoặc làm tổn thương niêm mạc da. Nếu vết thương tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết nhiễm bệnh thì chắc chắn sẽ bị lây truyền HIV.

Quan hệ với người không bị nhiễm HIV là rất an toàn. Cả hai đều không có khả năng lây truyền HIV cho nhau.

HIV không lây qua đường nào
Quan hệ an toàn (quan hệ chung thủy với một bạn tình và sử dụng bao cao su) không bị nhiễm HIV.

Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị nhiễm bệnh?

Quan hệ với người nhiễm HIV chắc chắn sẽ bị lây HIV. Người bệnh bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên sau 2 – 6 tuần kể từ lúc quan hệ với người nhiễm HIV. Đây là giai đoạn đầu của HIV, còn gọi là giai đoạn sơ nhiễm.

HIV khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ thể, thường gây sốt cao, tiêu chảy, và buồn nôn. Nhiều trường hợp xuất hiện vết lở loét ở bộ phận sinh dục, loét dương vật ở nam giới, nhiễm nấm âm đạo và chảy máu kinh nguyệt ở nữ giới. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng nhiễm nặng hay nhẹ và thể trạng sức khỏe hiện tại mà triệu chứng sẽ xuất hiện sớm hoặc muộn.

Xem thêm: Phơi nhiễm HIV

Thời gian cửa sổ HIV
Quan hệ với người nhiễm HIV chắc chắn sẽ bị lây HIV sau 2 – 6 tuần kể từ lúc quan hệ.

Nguy cơ lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ ngày đèn đỏ có bị HIV không?

Ngày đèn đỏ là ngày rụng dâu, có xuất hiện máu kinh ở âm đạo phụ nữ. Khi quan hệ vào thời điểm này, máu kinh có chứa HIV sẽ tiếp xúc với vết thương hở hoặc niêm mạc trầy xước của đối phương. Nếu quan hệ không sử dụng bao cao su thì chắc chắn sẽ bị lây truyền HIV.

Xem thêm: Xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam

Nuốt tinh trùng có bị HIV không?

Tinh dịch là một loại dịch tiết cơ thể của nam giới và có chứa tinh trùng. Trong đó, tinh dịch là chất lỏng sệt màu trắng đục được phóng ra khi nam giới xuất tinh, và tinh dịch là chất lỏng được cấu tạo bởi một lượng lớn tinh trùng.

Ở người nhiễm HIV, virus chỉ tồn tại trong tinh dịch chứ không phải tinh trùng, nghĩa là trong tinh trùng không có chứa HIV. Do đó, nuốt tinh trùng không lây truyền HIV, nhưng uống hoặc nuốt tinh dịch có bị nhiễm HIV.

Nuốt tinh trùng có bị HIV không
Nuốt tinh trùng không bị HIV, nhưng nuốt tinh dịch sẽ bị nhiễm HIV.

Nuốt tinh trùng có chứa HIV và vùng miệng, họng, lưỡi không có vết thương hở hoặc trầy xước niêm mạc, thì không lây bệnh HIV. Tuy nhiên, nếu miệng, cổ họng, hoặc lưỡi có vết thương thì chắc chắn bị lây nhiễm HIV.

Đối với trường hợp tiếp xúc với tinh dịch khô thì không có khả năng lây nhiễm HIV. Nguyên nhân do virus không thể phát triển trong môi trường khô. chúng cần môi trường có nhiệt độ ấm khoảng 37 độ C (nhiệt độ cơ thể người) và ẩm ướt như ở tinh dịch nam giới.

Xem thêm: HIV lây qua đường nước bọt không?

Quan hệ hậu môn có bị nhiễm HIV không?

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ cao lây nhiễm HIV nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Niêm mạc hậu môn, trực tràng mỏng, và không có dịch bôi trơn tự nhiên như âm đạo, vì thế rất dễ bị rách và chảy máu trong quá trình quan hệ. Điều này dẫn đến lây nhiễm HIV.

Trên thực tế, cả nam và nữ đều có thể quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Người bị xâm nhập có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn do tiếp xúc với tinh dịch hoặc máu chứa HIV. Đối với người xâm nhập, nguy cơ lây nhiễm xảy ra nếu tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết từ hậu môn của người nhiễm HIV.

Quan hệ miệng có lây HIV không?

Một số nghiên cứu cho biết: Tỷ lệ nhiễm HIV khi quan hệ bằng miệng dao động khoảng 0,04% – nghĩa là cứ 2.500 hành vi quan hệ tình dục bằng miệng thì có 1 hành vi lây nhiễm HIV.

Quan hệ tình dục đường miệng thường có tiếp xúc với dương vật, âm đạo, hoặc hậu môn. Nếu có vết xước hoặc vết thương hở chảy máu tại các vị trí này, kết hợp với vết thương, lở loét, chảy máu chân răng trong khoang miệng, lưỡi và họng, thì khả năng lây nhiễm HIV cho bạn tình sẽ tăng cao. Nguy cơ này cũng tương tự đối với hành vi vét máng có nhiễm HIV ở cả hai người tham gia quan hệ.

Xem thêm: Quan hệ bằng miệng có bị HIV không?

Các bệnh lây qua đường miệng khi quan hệ
Quan hệ tình dục đường miệng nếu có vết thương hở thì nguy cơ cao lây nhiễm HIV cho bạn tình. 

Tại sao quan hệ đồng giới dễ bị HIV?

Quan hệ đồng giới nam-nam có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Nguyên nhân do niêm mạc hậu môn mỏng, dễ tổn thương, và không có chất bôi trơn tự nhiên, dẫn đến rách và chảy máu. Từ đó tăng khả năng nhiễm bệnh HIV.

Quan hệ đồng giới nữ-nữ cũng có thể bị HIV, mặc dù nguy cơ thấp hơn nam-nam nhưng vẫn xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu do sự tiếp xúc với máu, máu kinh nguyệt, dịch âm đạo, hoặc dịch hậu môn. Một số trường hợp lây nhiễm HIV có thể do sử dụng chung đồ chơi tình dục không được vệ sinh đúng cách.

Tại sao quan hệ với nhiều người lại bị HIV?

Về lý thuyết, quan hệ giữa hai người có một người lành và một người nhiễm HIV thì người lành chắc chắn sẽ bị lây truyền HIV. Do đó, quan hệ với nhiều người sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Hai người không nhiễm HIV quan hệ tình dục với nhau thì cả hai không lây truyền HIV cho nhau. Tuy nhiên, nếu hai người này tham gia quan hệ tình dục với một hoặc nhiều người khác, trong đó có người nhiễm HIV và không sử dụng bao cao su, thì khả năng tất cả bị lây nhiễm HIV là rất cao.

Xem thêm: Quan hệ với nhiều người có bị HIV không?

Quan hệ với nhiều người có bị HIV không?
Quan hệ với nhiều người sẽ bị HIV nếu trong đó có người nhiễm HIV và không sử dụng bao cao su.

Quan hệ bằng tay có nhiễm HIV không?

Quan hệ bằng tay có nguy cơ thấp nhiễm HIV. Nếu tay có vết xước, vết thương hở, và không sử dụng bao tay khi quan hệ, sau đó tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết cơ thể từ hậu môn, âm đạo, hoặc dương vật, thì khả năng lây truyền HIV sẽ tăng cao.

Một số thắc mắc về vấn đề quan hệ với người nhiễm HIV

1. Dùng bao cao su có bị HIV không?

Dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục thì 100% không bị lây nhiễm HIV. Bao cao su chất lượng cao thường được sản xuất rất bền và có độ đàn hồi tốt. Do đó, kể cả khi quan hệ với người nhiễm HIV có bao cao su thì nguy cơ nhiễm bệnh vẫn rất thấp.

Bao cao su rất khó bị rách hoặc tuột ra khi quan hệ, trừ những trường hợp không sử dụng đúng cách hoặc quan hệ quá thô bạo. Một số nghiên cứu đã thống kê tỷ lệ bao cao bị tuột khi quan hệ từ 0,6% – 1,3% và tỷ lệ bao cao su bị rách khi quan hệ từ 0,4% – 2,3%. Điều này cũng dẫn đến tỷ lệ nhiễm HIV khi sử dụng bao cao su không đúng cách khi quan hệ tình dục có sự khác biệt. Có thể tham khảo thông tin theo bảng sau.

Bảng tham khảo tỷ lệ nhiễm HIV khi sử dụng bao cao su không đúng cách

Hành vi Tỷ lệ nhiễm HIV khi quan hệ an toàn (không có người nhiễm HIV tham gia quan hệ) Tỷ lệ nhiễm HIV khi quan hệ không an toàn (có người nhiễm HIV tham gia quan hệ)
Bao cao su bị tuột, lệch 0,6% – 1,3%. Không vượt quá 1,3%.
Bao cao su bị rách, thủng lỗ 0,4% – 2,3%. Không vượt quá 2,3%.

2. Hai người bị nhiễm HIV quan hệ có sao không?

Cả hai người nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với nhau có khả năng lây nhiễm chéo HIV. Thực tế, HIV có rất nhiều chủng, loại khác nhau. Việc quan hệ giữa những người đã nhiễm HIV sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn và rất khó điều trị. Trong trường hợp này, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quan hệ.

3. Sống chung với người nhiễm HIV có bị lây không?

Các hoạt động chung sống và tiếp xúc hàng ngày với người nhiễm HIV đều không lây nhiễm HIV. Việc này bao gồm các hành vi ngủ chung, dùng chung chén đĩa, ôm hôn, bắt tay, và hít thở chung bầu không khí. Nguyên nhân do virus không thể sống và bị bất hoạt khi ở bên ngoài môi trường cơ thể người. Chúng sẽ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, môi trường khô, hoặc khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa.

Biện pháp phòng tránh HIV qua đường tình dục

Để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục, cần chú ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ, đặc biệt qua đường âm đạo, hậu môn, hoặc miệng.
  • Chọn bao cao su đảm bảo chất lượng, còn hạn dùng, và không bị hư hỏng, rách, hay thủng lỗ trước khi quan hệ.
  • Quan hệ tình dục an toàn 1-1.
  • Cân nhắc sử dụng thuốc kháng HIV là PrEP hoặc PEP. Chỉ uống thuốc với sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Kiểm tra tiền sử nhiễm HIV và bệnh xã hội của bạn tình trước khi quan hệ.
  • Chủ động xét nghiệm HIV sau khi quan hệ tình dục không an toàn.

Xem thêm: HIV không lây qua đường nào?

d02dfec8-thuoc-pep-co-hieu-qua-cao-nhat-trong-vong-72-gio-sau-khi-phoi-nhiem-hiv.-300x225.jpg
Sử dụng thuốc PEP, quan hệ tình dục an toàn, xét nghiệm HIV… là 1 số cách phòng tránh nhiễm HIV.

Hướng dẫn cách quan hệ với người nhiễm HIV an toàn nhất

Người nhiễm HIV vẫn có đời sống tình dục thoải mái nếu biết cách phòng chống HIV khi quan hệ. Cần quan hệ an toàn với người nhiễm HIV theo những lưu ý sau:

  • Sử dụng bao cao su đúng cách: Bao cao su che toàn bộ dương vật, còn hạn dùng, không bị rách, thủng lỗ, hoặc hư hỏng.
  • Hạn chế quan hệ tình dục qua đường miệng, hậu môn, và âm đạo.
  • Không quan hệ tình dục thô bạo có thể gây chảy máu, xước niêm mạc.
  • Tuyệt đối không để máu tinh dịch, dịch âm đạo, và dịch hậu môn của người nhiễm HIV tiếp xúc với vết thương hở, vết xước niêm mạc.
  • Người không nhiễm HIV cân nhắc sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV là Prep hoặc PEP. Chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp cả hai người đều nhiễm HIV thì cần có sự tham vấn của bác sĩ và chuyên gia HIV trước khi quan hệ tình dục. Điều này giúp tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Làm gì sau khi quan hệ với người nhiễm HIV?

Những trường hợp có chủ ý hoặc lỡ quan hệ với người nhiễm HIV cần tìm đến các bệnh viện, trung tâm hoặc cơ sở y tế để được xét nghiệm sàng lọc HIV. Trong quá trình này, cần chú ý những triệu chứng bất thường của HIV giai đoạn đầu. Triệu chứng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn, thường là sốt cao, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau họng, loét bộ phận sinh dục…

Ngoài ra, cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP). Điều trị PEP cần được tiến hành trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV. Việc điều trị phải sự giám sát của bác sĩ.

Dù mắc HIV hay không thì sau khi quan hệ với người nhiễm HIV phải chú ý không làm lây lan bệnh trong cộng đồng. Cần xét nghiệm và điều trị triệt để. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quan hệ lần kế tiếp.

Chủ động xét nghiệm HIV tại Diag để có kết quả nhanh và chính xác

Diag là một trong những trung tâm y khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV tốt nhất hiện nay. Ứng dụng kỹ thuật hiện đại cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn, Diag luôn đảm bảo kết quả chính xác tuyệt đối và có giá trị cao trong điều trị HIV. Ngoài ra, khách hàng còn được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ với mức giá xét nghiệm tối ưu.

Hiện tại Diag đang triển khai nhiều gói xét nghiệm sàng lọc HIV với chi phí tiết kiệm giúp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Lời kết

Như vậy, vấn đề “Quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây không” đã có câu trả lời. Việc tìm hiểu nguy cơ lây nhiễm HIV là rất cần thiết để tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

 

Xem thêm: HIV có lây qua đường muỗi đốt không?