HPV là virus lây qua đường tình dục và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy người đã quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết của Diag.
Quan hệ rồi có tiêm HPV được không?
Nhiều người thắc mắc “Quan hệ rồi vẫn tiêm HPV được không?”, câu trả lời là ĐƯỢC. Người đã có gia đình và đã quan hệ tình dục rồi vẫn có thể tiêm vắc xin HPV để phòng tránh với các chủng virus chưa từng nhiễm. Tuy nhiên, việc tiêm phòng HPV được khuyến khích thực hiện trước khi xảy ra quan hệ tình dục.
Theo nghiên cứu, hiện nay có hơn 200 chủng virus HPV. Trong đó, có hơn 40 chủng là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc ung thư. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các bệnh ung thư có liên quan đến các chủng HPV chiếm tỷ lệ rất cao, chẳng hạn:
- Ung thư cổ tử cung: 91%.
- Ung thư hậu môn: 91%.
- Ung thư âm đạo: 75%.
- Ung thư dương vật: 63%.
- Ung thư vòm họng: 70%.
Ngoài ra, các chủng HPV còn là nguyên nhân chính dẫn đến mụn cóc sinh dục, sùi mào gà, và các vấn đề liên quan đến da của người nhiễm. Khi quan hệ tình dục, người quan hệ có thể không nhiễm virus HPV hoặc nhiễm các chủng khác với chủng trong vaccine. Theo đó, việc tiêm vaccine HPV sau quan hệ vẫn có khả năng phòng nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêm vắc xin có khả năng phòng ngừa 90% nguy cơ xâm nhập của các chủng virus nguy cơ cao. Ở Mỹ, từ khi vaccine được sử dụng rộng rãi, tình trạng nhiễm các loại virus HPV gây ung thư và mụn cóc sinh dục ở các bé gái và phụ nữ trẻ đã giảm lần lượt 88% và 81%.
HPV có nguy cơ tái nhiễm sau thời gian ngắn. Dù đã từng nhiễm bệnh, nhưng khả năng miễn dịch tự nhiên vẫn chưa đủ để có thể chống lại sự xâm nhập của virus. Tiêm phòng vaccine sẽ hỗ trợ tăng cường hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch trước nguy cơ tái nhiễm.
Mặc dù vắc xin có thể giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm các chủng virus gây ra mụn cóc sinh dục, sùi mào gà và ung thư cổ tử cung và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nhưng không thể đảm bảo ngăn ngừa hoàn toàn. Do đó, ngay cả khi đã tiêm phòng, bạn vẫn nên thực hiện các biện pháp bảo vệ khác, như sử dụng bao cao su, để bảo vệ sức khỏe của cả bạn và đối tác trước những nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục.
Xem thêm: Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?
Hiện nay, bạn có thể tiêm chủng vaccine HPV Gardasil 9 tại trung tâm y khoa Diag. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm theo thông tin:
- Hotline: 1900 1717
- Địa chỉ: 414-420 Đường Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Tiêm HPV trong bao lâu?
Đang tiêm HPV có được quan hệ không?
CÓ THỂ. Đến nay, chưa ghi nhận công bố về việc không được quan hệ tình dục trong thời gian tiêm phòng HPV. Theo đó, bạn vẫn có thể quan hệ trong giai đoạn này nhưng nên áp dụng các biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su, giới hạn số lượng bạn tình… để tránh nguy cơ nhiễm virus.
Xem thêm: Trước khi tiêm HPV cần làm gì?
Sau khi tiêm HPV có được quan hệ không?
ĐƯỢC. Sau khi tiêm chủng HPV, bạn vẫn có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bạn chỉ nên quan hệ sau ít nhất 2 tuần vì vaccine cần thời gian để sản sinh ra kháng thể trong cơ thể. Ngay cả khi đã tiêm chủng đủ các mũi vaccine, khi quan hệ, bạn và đối phương vẫn nên sử dụng bao cao su để phòng tránh lây nhiễm.
Xem thêm: Tiêm HPV bao lâu thì được quan hệ?
Quan hệ bằng miệng có tiêm HPV được không?
CÓ THỂ. Việc tiêm vắc xin HPV vẫn có tác dụng ngay cả khi bạn đã có quan hệ bằng miệng. Vắc xin giúp bảo vệ chống lại các chủng virus HPV gây bệnh, bao gồm các chủng có nguy cơ cao liên quan đến ung thư và các chủng gây sùi mào gà. Tuy nhiên, vắc xin hiệu quả nhất khi được tiêm trước khi có hoạt động tình dục lần đầu tiên. Nếu bạn đã có quan hệ bằng miệng, tiêm vắc xin vẫn có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các chủng HPV mà bạn chưa bị nhiễm và phòng tránh tái nhiễm. Để có thông tin cụ thể và lời khuyên về tiêm phòng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Xem thêm: Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?
Bị sùi mào gà có tiêm ngừa HPV được không?
Người đã mắc bệnh sùi mào gà và đang điều trị vẫn có thể tiêm phòng HPV. Việc tiêm phòng giúp bạn hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh và giảm nguy cơ tái nhiễm. Bên cạnh đó, có nhiều chủng virus dẫn đến sùi mào gà, phổ biến là HPV-6 và HPV-11. Việc tiêm phòng sẽ giúp hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các chủng chưa nhiễm.
Khả năng nhiễm HPV khi quan hệ tình dục
Virus HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Theo khi nhận, khoảng 11 – 12% dân số nhiễm HPV trên thế giới. 10% dân số Việt Nam dương tính với virus này, tương đương với khoảng 10 triệu dân nhiễm bệnh.
HPV có khả năng lây lan nhanh ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào. Trong đó, tình dục là con đường lây nhiễm chủ yếu. Theo công bố từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), ít nhất có khoảng 50% dân số có hoạt động tình dục có nguy cơ nhiễm virus. Trung bình, tỷ lệ lây truyền virus giữa nam và nữ qua quan hệ tình dục là 40%.
Virus có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư dương vật, ung thư âm đạo, và ung thư âm hộ. Trong đó, các chủng HPV-16 và HPV-18 chịu trách nhiệm cho phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung và ung thư hậu môn. Ngoài ra, virus cũng gây ra mụn cóc sinh dục, sùi mào gà chủ yếu do các chủng HPV-6 và 11. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Việc tiêm chủng vaccine là biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến HPV, đặc biệt là các loại ung thư nguy hiểm.
Vắc xin có tác dụng quan trọng trong việc tăng khả năng miễn dịch, phòng ngừa các bệnh do virus gây ra đặc biệt là quan hệ bằng miệng và các loại ung thư liên quan đến virus này như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư dương vật, ung thư âm đạo, và ung thư âm hộ.
Các loại vaccine cho người đã quan hệ
Nếu bạn đã từng quan hệ tình dục, việc tiêm vắc xin HPV vẫn có thể mang lại lợi ích đáng kể. Ngay cả khi đã có tiếp xúc với HPV, bạn có thể chưa nhiễm tất cả các chủng HPV nguy cơ cao.
Hiện nay, có ba loại vaccine HPV gồm Gardasil 4, Gardasil 9, và Cervarix.
- Gardasil 9 là loại vaccine được khuyến nghị rộng rãi nhất vì nó bảo vệ chống lại 9 chủng virus HPV, bao gồm HPV-6, HPV-11, HPV-16, HPV-18, HPV-31, HPV-33, HPV-45, HPV-52, và HPV-58. Trong đó, HPV-16 và HPV-18 là hai chủng gây ra đến 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung và nhiều loại ung thư khác như ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư dương vật, và ung thư vòm họng. Tháng 5/2024, Bộ Y tế Việt Nam đã quyết định mở rộng độ tuổi tiêm vắc xin Gardasil 9 lên đến 45 tuổi thay vì 26 tuổi như trước đây.
- Gardasil 4 bảo vệ chống lại 4 chủng HPV gồm HPV-6, HPV-11, HPV-16, và HPV-18, đồng thời cũng ngăn ngừa, giúp giảm nguy cơ mắc mụn cóc sinh dục, sùi mào gà…
- Cervarix là loại vaccine có khả năng chống lại hai chủng HPV-16 và HPV-18. Dù giới hạn về chủng phòng ngừa nhưng đây vẫn là có hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Trước khi tiêm vắc xin, bạn nên được xét nghiệm và tư vấn bởi bác sĩ để xác định liệu bạn có bị nhiễm bất kỳ chủng HPV nào hay không. Việc lựa chọn vaccine phù hợp cũng sẽ dựa trên tiền sử bệnh lý và nguy cơ lây nhiễm cụ thể để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
Xem thêm: Tiêm HPV trễ có sao không?
Một số lưu ý tiêm vắc xin HPV sau khi đã quan hệ
Sau khi tiêm vắc xin HPV, bạn nên lưu ý những điểm sau:
- Cần tiêm đủ liều: Khi tiêm chủng HPV, bạn cần tuân thủ liệu trình. Tiêm đủ mũi và đúng hạn sẽ giúp cho vaccine phát huy hiệu quả bảo vệ cao nhất. Thông thường, vaccine cần được tiêm đủ 3 mũi đối với người bắt đầu tiêm sau 15 tuổi. Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và có liệu trình tiêm phù hợp. Dưới đây là lịch tiêm phòng phổ biến theo độ tuổi:
- Lịch tiêm vắc xin cho trẻ từ 9 đến dưới 15 tuổi (cần hoàn thành 2 mũi tiêm):
- Mũi 1: Tiêm lần đầu.
- Mũi 2: Cách mũi 1 khoảng 6 đến 12 tháng.
- Lịch tiêm vắc xin cho người từ 15 tuổi (cần hoàn thành 3 mũi tiêm):
- Mũi 1: Tiêm lần đầu.
- Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.
- Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
- Lịch tiêm vắc xin cho trẻ từ 9 đến dưới 15 tuổi (cần hoàn thành 2 mũi tiêm):
- Duy trì các biện pháp phòng ngừa: Mặc dù tiêm vắc xin có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm cao nhưng không phải là 100%. Ngay khi đã tiêm phòng, bạn cũng nên duy trì các biện pháp phòng tránh HPV để tăng khả năng miễn dịch và bảo vệ tốt cho sức khỏe bản thân.
- Theo dõi sức khỏe thường xuyên: Trên thực tế, hơn 200 chủng HPV khác nhau và không loại bỏ khả năng bản thân bị nhiễm các chủng ngoài thành phần kháng trong vaccine. Người đã quan hệ tình dục, sau khi tiêm vắc xin HPV vẫn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe, thăm khám phụ khoa. Xét nghiệm sàng lọc HPV định kỳ có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc xét nghiệm định kỳ cũng được khuyết khích cho người từng nhiễm bệnh. Điều này giúp bạn chủ động ứng phó nếu có dấu hiệu tái nhiễm.
Xem thêm: Tiêm HPV bao nhiêu tuổi?
Lời kết
Quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Câu trả lời là CÓ. Việc tiêm vắc xin sau khi đã quan hệ vẫn giúp người tiêm phòng tránh sự xâm nhập của các chủng nguy hiểm và giảm khả năng tái nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, bạn cần tuân thủ liệu trình tiêm vắc xin, duy trì thực hiện các biện pháp phòng tránh, đặc biệt là quan hệ an toàn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xét nghiệm sàng lọc HPV, các bệnh qua đường tình dục định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp khi nhiễm mới hoặc tái nhiễm.