Quan hệ tình dục bằng miệng là một trong những cách tăng trải nghiệm cho các cặp đôi trong quá trình yêu. Tuy nhiên, nhiễm HIV khi quan hệ luôn là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Vậy quan hệ bằng miệng có bị HIV không? Các yếu tố tăng khả năng lây nhiễm là gì và phòng ngừa HIV như thế nào? Cùng Diag tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
HIV lây nhiễm như thế nào?
HIV là một bệnh nhiễm trùng được gây nên bởi virus HIV. Đây là loại virus nguy hiểm có thể tàn phá hệ thống miễn dịch ngay khi bắt đầu xâm nhập vào cơ thể người. Điều này khiến cơ thể dần suy kiệt và dễ tổn thương trước nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Các chuyên gia chỉ ra 3 con đường lây nhiễm chính của virus HIV như sau:
- Đường máu: Khi tiếp xúc với máu người bệnh thông qua niêm mạc trầy xước hoặc vết thương hở; hoặc được truyền máu, cấy mô, và nhận tạng từ người nhiễm HIV.
- Đường tình dục: Khi tiếp xúc với dịch tiết sinh dục của người bệnh qua các vị trí trong quan hệ tình dục như dương vật, hậu môn, âm đạo, và miệng.
- Từ mẹ sang con: Virus HIV tồn tại trong nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo, và sữa của mẹ sẽ truyền sang con trong quá trình mang thai, chuyển dạ, và cho con bú.
Xem thêm: Nguyên nhân bị HIV
Quan hệ bằng miệng có bị HIV không?
Trong hầu hết các trường hợp, quan hệ bằng miệng không lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm vẫn có thể lây nhiễm HIV qua đường miệng. Những người tham gia quan hệ bằng miệng thường tiếp xúc dương vật hoặc âm đạo bằng cách liếm mút. Nguy cơ lây nhiễm HIV tăng cao nếu có tổn thương ở bộ phận sinh dục, cùng với đó là những vết trầy, loét trong khoang miệng, vòm họng, bị viêm nhiễm, chảy máu chân răng…
Xem thêm: HIV lây qua đường nước bọt không?
Các yếu tố làm tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV khi quan hệ bằng miệng
Trên thực tế, nguy cơ nhiễm HIV có thể tăng cao nếu người tham gia quan hệ nằm trong những trường hợp sau:
- Quan hệ tình dục thô bạo, thiếu kiểm soát gây tổn thương niêm mạc.
- Đối tác quan hệ tình dục là nữ giới đang có kinh. Virus có thể được lây truyền qua máu kinh nguyệt trong quá trình quan hệ.
- Nuốt tinh dịch từ người nhiễm HIV nhiều lần. Tỷ lệ nhiễm cao hơn so với chỉ nuốt tinh dịch 1 lần.
- Người nhiễm HIV là người nhận tinh trùng sẽ tăng nguy cơ lây truyền cho đối tác. Vết thương hở trong miệng họ có thể tiếp xúc trực tiếp với vết trầy, vết loét ở cơ thể người lành.
- Lượng virus HIV càng nhiều thì khả năng lây truyền càng cao.
- Không sử dụng thuốc PrEP (thuốc kháng virus ARV) trước khi quan hệ bằng miệng.
- Không sử dụng thuốc PEP sau khi quan hệ bằng miệng. Đây là thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.
Xem thêm: Quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây không?
Biện pháp phòng ngừa nhiễm HIV khi quan hệ tình dục bằng miệng
Các chuyên gia y tế hướng dẫn những cách sau để giảm nguy cơ bị nhiễm HIV:
- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp che chắn miệng khi quan hệ bằng miệng.
- Không quan hệ bằng miệng khi vùng miệng, hậu môn, âm đạo… có vết loét, trầy xước.
- Hạn chế dùng răng khi quan hệ tình dục bằng miệng.
- Hạn chế truyền tinh dịch vào miệng bạn tình.
- Sử dụng chất bôi trơn trong quá trình quan hệ để tránh tổn thương.
- Không nên quan hệ nhiều người cùng một lúc, đặc biệt là những người chưa rõ lai lịch và tiền sử bệnh tình dục.
Xem thêm: HIV không lây qua đường nào?
Lựa chọn xét nghiệm HIV tại Diag để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm
HIV là căn bệnh nguy hiểm và vấn chưa có cách điều trị dứt điểm. Mọi phương pháp chăm sóc, điều trị hiện tại chỉ nhằm hạn chế khả năng tiến triển của bệnh và kéo dài tuổi thọ người bệnh. Vậy nên, việc tầm soát và phát hiện HIV là điều vô cùng cần thiết.
Với ưu điểm là trung tâm y khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, Diag luôn đáp ứng tốt nhu cầu xét nghiệm sàng lọc HIV cho mọi đối tượng khách hàng. Mọi quy trình tư vấn, lấy mẫu, phân tích và trả kết quả đều nhanh chóng, chính xác tuyệt đối và hoàn toàn bảo mật. Điều này giúp khách hàng an tâm hơn trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Phơi nhiễm HIV
Lời kết
Như vậy, vấn đề “Quan hệ bằng miệng có bị HIV không” đã có câu trả lời. Việc quan hệ tình dục bằng miệng hoàn toàn có thể lây truyền HIV khi có tổn thương ở vị trí tiếp xúc. Để hạn chế lây nhiễm, cần áp dụng các biện pháp thiết thực để tự bảo vệ bản thân. Ngay khi biết nguy cơ lây nhiễm thì cần chủ động làm xét nghiệm để được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị sớm.
Xem thêm: Quan hệ với nhiều người có bị HIV không?