Nhiều người vẫn lầm tưởng phơi nhiễm HIV chính là bị nhiễm HIV, nhưng thực tế không phải như vậy. Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu phơi nhiễm HIV là gì. Bên cạnh đó, bài viết cũng chia sẻ về cách xử lý khi xảy ra phơi nhiễm, điều này giúp ích trong việc đảm bảo an toàn của bản thân trước nguy cơ nhiễm bệnh HIV/AIDS.

Phơi nhiễm HIV là gì?

Bộ Y Tế giải thích khái niệm “phơi nhiễm HIV” như sau: Đây là thuật ngữ chỉ sự tiếp xúc giữa da, niêm mạc của người lành với mô, máu, hay dịch tiết cơ thể có khả năng dẫn đến lây nhiễm HIV.

Trên thực tế, nếu dựa trên định nghĩa của Bộ Y Tế thì không phải trường hợp phơi nhiễm HIV nào cũng là bị nhiễm HIV. Một người bị nhiễm HIV sẽ cần đánh giá về hành vi gây phơi nhiễm HIV cụ thể cùng mức độ nguy cơ của hành vi đó.

Xem thêm: Nguyên nhân bị HIV

Tiêm chích sử dụng kim tiêm có khả năng phơi nhiễm HIV cao
Tiêm chích sử dụng kim tiêm, chảy máu do vật sắc nhọn đâm… có khả năng phơi nhiễm HIV cao.

Các trường hợp sau được xem là có khả năng dẫn đến nguy cơ phơi nhiễm HIV:

  • Bị kim tiêm đâm vào người khi thực hiện các hành vi tiêm chích, nhận/truyền máu.
  • Bị chảy máu do các vật dụng sắc nhọn đâm hoặc cắt qua da.
  • Máu, dịch cơ thể của người nhiễm HIV bắn vào những vùng da có vết thương hở, trầy xước niêm mạc, hoặc bắn vào niêm mạc mắt, mũi, và họng.
  • Phơi nhiễm HIV khi quan hệ tình dục không an toàn: Không sử dụng bao cao su, bao cao su bị rách hoặc hư hỏng, quan hệ tình dục với người có khả năng cao nhiễm HIV…
  • Do tính chất công việc hoặc nghề nghiệp đặc thù: Chiến sĩ công an, nhân viên y tế, kỹ thuật viên xét nghiệm…

Những hình thức phơi nhiễm trên đều có thể dẫn đến lây nhiễm HIV nếu các dụng cụ thực hiện hành vi đã có tiếp xúc với máu, dịch tiết cơ thể chứa HIV.

Xem thêm: Quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây không?

Thời gian phơi nhiễm HIV diễn ra trong bao lâu?

Phơi nhiễm HIV diễn ra ngay lập tức. Điều này xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa da, niêm mạc của người lành với mô, máu, hoặc dịch tiết của người khác có khả năng lây truyền HIV.

Thực tế, không thể khẳng định phơi nhiễm HIV sẽ lây bệnh HIV/AIDS. Để biết một người có bị lây nhiễm HIV hay không thì cần phải căn cứ vào tải lượng virus có trong máu vào những thời điểm nhất định. Việc xác định tải lượng HIV có thể đo bằng xét nghiệm PCR HIV.

Biểu hiện sau khi phơi nhiễm HIV

Sau khi phơi nhiễm từ 2 – 4 tuần, người nhiễm HIV sẽ có những triệu chứng đầu tiên. Đây gọi là giai đoạn sơ nhiễm HIV, với những biểu hiện tương tự cảm cúm hoặc bệnh truyền nhiễm thông thường. Các triệu chứng diễn ra trong 3 – 6 tháng đầu sau phơi nhiễm, một số trường hợp có thể không xuất hiện triệu chứng.

  • Sốt cao trên 38 độ, kéo dài 1 – 2 tuần.
  • Đau bụng và tiêu chảy.
  • Nôn và buồn nôn.
  • Ớn lạnh.
  • Đau họng, viêm họng.
  • Sụt cân bất thường.
  • Mệt mỏi, đau nhức cơ thể.
  • Đau nhức xương khớp và cơ bắp.
  • Phát ban da, nổi mẩn không gây đau ngứa.
  • Sưng hạch ở cổ, nách, hoặc bẹn.
  • Đổ mồ hôi vào buổi đêm.
  • Loét bộ phận sinh dục ở nam và nữ.
  • Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, chảy máu kinh nguyệt, hoặc đau bụng dưới.

Xem thêm: Xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam

Sốt cao kéo dài HIV
Sốt cao, buồn nôn, đau họng, phát ban, tiêu chảy… là một số biểu hiện sau khi phơi nhiễm HIV.

Cần làm gì sau khi phơi nhiễm HIV?

Xử lý vết thương tại chỗ

Phơi nhiễm qua vết thương có chảy máu:

  • Rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước, rửa kỹ với xà phòng.
  • Sát trùng vết thương ít nhất 5 phút bằng dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 10%, hoặc cồn y tế).

Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt:

  • Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9%.
  • Rửa liên tục ít nhất 5 phút.

Phơi nhiễm qua niêm mạc mũi và miệng:

  • Rửa mũi, miệng với nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9%.
  • Súc miệng nhiều lần bằng nước muối NaCL 0,9%.

Xem thêm: Quan hệ bằng miệng có bị HIV không?

Rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước và xà phòng sau khi phơi nhiễm HIV
Rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước với xà phòng sau khi phơi nhiễm HIV nếu vết thương có chảy máu.

Đánh giá mức độ phơi nhiễm HIV

Nguy cơ phơi nhiễm thấp:

  • Các tổn thương chỉ xây xát qua da, vết thương nông, không chảy máu, hoặc chảy máu rất ít.
  • Máu, dịch cơ thể chứa HIV bắn vào niêm mạc không bị tổn thương, trầy xước hoặc viêm loét.

Nguy cơ phơi nhiễm cao:

  • Tổn thương da sâu, vết thương chảy máu nhiều.
  • Máu, dịch cơ thể chứa HIV bắn vào các vết thương, trầy xước, hoặc viêm loét.

Không có nguy cơ phơi nhiễm: Máu và dịch cơ thể chứa HIV bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương hay viêm loét.

Xem thêm: Quan hệ với nhiều người có bị HIV không?

Điều trị HIV với bác sĩ chuyên khoa

Điều trị HIV sẽ được xem xét thực hiện với những trường hợp nguy cơ phơi nhiễm thấp và cao. Phương pháp hiệu quả nhất là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) bằng thuốc ARV.

Việc điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt. PEP có hiệu quả nhất trong vòng 24 giờ và không quá 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV. Nếu điều trị phơi nhiễm HIV sau 72 giờ thì PEP không có hiệu quả. Theo quy định, cần điều trị phơi nhiễm HIV trong 28 ngày, đồng thời tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trên thực tế, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị HIV khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu được chẩn đoán bị HIV, việc điều trị là nhằm mục đích tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe trước virus.

Uống thuốc phơi nhiễm HIV trong bao lâu?

Hiện tại, có hai hình thức điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng virus ARV là PrEP và PEP. PrEP là biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV, dành cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao lây nhiễm. PEP là biện phòng dự phòng sau phơi nhiễm HIV, nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm sau khi có nguy cơ phơi nhiễm HIV.

Thời gian uống thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV như sau:

  • PrEP: Uống hàng ngày và liên tục trước khi có nguy cơ phơi nhiễm. Thời gian tối thiểu là 7 ngày (đối với nam quan hệ đồng giới) và 20 ngày (đối với nữ và người quan hệ tình dục khác giới).
  • PEP: Cần bắt đầu uống càng sớm càng tốt sau khi có nguy cơ phơi nhiễm, tối đa là trong vòng 72 giờ, và tiếp tục điều trị trong 28 ngày liên tục.

Xem thêm: HIV lây qua đường nước bọt không?

Phơi nhiễm HIV bao lâu thì xét nghiệm được?

Có thể xét nghiệm HIV sau 10 ngày kể từ lúc xác định phơi nhiễm. Xét nghiệm bằng que test và HIV Ab test nhanh có thể thực hiện sau 10 ngày. HIV Combi PT và HIV combo Ag+Ab có thể xét nghiệm sau 15 ngày. Xét nghiệm chuyên sâu như NAT hoặc PCR có thể thực hiện sớm hơn. Tuy nhiên, chuyên gia y tế khuyến cáo nên xét nghiệm HIV sau 2 – 3 tháng kể từ lúc phơi nhiễm để có kết quả chính xác nhất.

Xem thêm: HIV có lây qua đường muỗi đốt không?

Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả
Nên xét nghiệm HIV sau 2 – 3 tháng kể từ lúc phơi nhiễm HIV để có kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm HIV ở đâu đảm bảo an toàn và chính xác?

Diag hiện là trung tâm y khoa được nhiều khách hàng tin tưởng để xét nghiệm HIV. Các dịch vụ tại Diag đều được thực hiện với máy móc hiện đại cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao. Do đó, mọi kết quả đều đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, được nhiều bệnh viện lớn trong và ngoài nước tin dùng. Bên cạnh đó, trung tâm luôn bảo mật thông tin và kết quả xét nghiệm HIV giúp khách hàng an tâm khi sử dụng dịch vụ.

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm HIV và các bệnh tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Lời kết

Tóm lại, bài viết đã giải thích chi tiết về phơi nhiễm HIV cùng những vấn đề xoay quanh. Việc hiểu rõ phơi nhiễm HIV là gì cũng như những trường hợp có thể phơi nhiễm giúp bản thân cảnh giác hơn trước nguy cơ lây nhiễm HIV. Ngay khi xác định được nguy cơ lây nhiễm, cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ thăm khám và điều trị sớm.

 

Xem thêm: HIV không lây qua đường nào?