Sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bắt đầu gây bệnh với dấu hiệu nhận biết là những tổn thương ở da. Triệu chứng thường gặp là nổi mụn. Vậy mụn HIV là gì? Mụn HIV giai đoạn đầu ra sao? Nổi mụn HIV có ngứa không? Cùng Diag tìm hiểu thông tin về mụn do HIV trong bài viết bên dưới nhé.

Nguyên nhân nổi mụn HIV

Sức đề kháng yếu do nhiễm virus

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV sẽ tấn công tế bào TCD4+ làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng và tổn thương da phát triển mạnh. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nổi mụn HIV.

Xem thêm: Dấu hiệu HIV

Sức đề kháng yếu là nguyên nhân khiến da nổi mụn HIV
Sức đề kháng yếu do nhiễm virus HIV là nguyên nhân chính khiến da nổi mụn HIV.

Phản ứng chuyển đổi huyết thanh

Trong quá trình nhiễm HIV, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể đặc hiệu để đối phó với virus. Đây gọi là quá trình chuyển đổi huyết thanh. Sự phát triển các kháng thể này có thể gây ra tình trạng mụn trên cơ thể. Ngoài ra, mụn cũng có thể đi kèm với triệu chứng sốt, cảm cúm, và phát ban đỏ.

Xem thêm: Phát ban HIV

Thuốc điều trị HIV

Thuốc kháng virus cũng là một tác nhân gây mụn khi nhiễm HIV. Một số loại thuốc như Abacavir, Amprenavir, hoặc Nevirapine có thành phần gây kích ứng sẽ gây nên phản ứng, khiến da nổi mụn.

Xem thêm: Hạch HIV

Đặc điểm của mụn HIV

Mụn là triệu chứng phổ biến của HIV giai đoạn đầu khi cơ thể bắt đầu phản ứng với virus, thường xuất hiện sau 2 – 4 tuần kể từ lúc phơi nhiễm. Tuy không quá khác biệt so với mụn thông thường, nhưng mụn HIV vẫn có những đặc trưng nhất định:

  • Nốt mụn sưng, mưng mủ, và ứ nước.
  • Mụn rất dày và cộm, bề mặt sần sùi.
  • Không gây đau, ngứa, hay gây khó chịu trên da.
  • Thường xuất hiện ở chân, tay, ngực, lưng, khoang miệng, hoặc bộ phận sinh dục.
  • Tình trạng mụn kéo dài trong suốt thời gian sơ nhiễm HIV (giai đoạn đầu), thường là 3 – 6 tháng kể từ lúc nhiễm.

Sau khi kết thúc giai đoạn đầu thì mụn sẽ biến mất. Sau đó, người bệnh sẽ bước vào thời kỳ nhiễm không triệu chứng. Đây là lúc người bệnh cảm thấy khỏe mạnh nhất, trên cơ thể không còn các nốt mụn đỏ. Tuy nhiên, virus vẫn đang âm thầm tàn phá hệ miễn dịch.

Xem thêm: HIV ở miệng

Đặc điểm của mụn HIV
Đặc điểm của mụn HIV là sưng, mưng mủ, ứ nước, bề mặt sần sùi, không gây đau, xuất hiện ở lưng…

Phân biệt mụn HIV với mụn thông thường

Đặc trưng của mụn HIV là không gây đau ngứa hay khó chịu. Trong khi những loại mụn do ăn uống cay nóng, stress hoặc dị ứng thuốc/thời tiết sẽ rất khó chịu, thậm chí gây ngứa kích ứng.

Mụn HIV còn đi kèm với nhiều triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, tiêu chảy, sưng hạch bạch huyết. Đây đều là những biểu hiện của HIV giai đoạn đầu. Nhiều trường hợp có nổi phát ban đỏ ở nhiều vùng cơ thể nhưng không gây đau ngứa. Điều này khiến nhiều người nhầm lẫn mụn HIV với những bệnh lý về da khác.

Xem thêm: Tiêu chảy HIV như thế nào?

Những vấn đề liên quan đến mụn do nhiễm HIV

Nổi mụn HIV có ngứa không?

Mụn do HIV hoàn toàn không gây ngứa. Các tổn thương da do HIV đều không gây ngứa trong giai đoạn sơ nhiễm, bao gồm cả phát ban đỏ hay nổi mẩn.

Xem thêm: Nổi mề đay HIV

Mụn HIV bao lâu thì hết?

Mụn do nhiễm HIV thường kéo dài trong 3 – 6 tháng, đây là khoảng thời gian diễn ra giai đoạn sơ nhiễm HIV. Sau khi kết thúc thời kỳ này, mụn sẽ biến mất và người bệnh có cảm giác rất khỏe mạnh.

Xem thêm: Biểu hiện HIV giai đoạn cuối

Nổi mụn ở lưng có phải HIV không?

Lưng nổi mụn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một người bình thường có thể nổi mụn ở lưng do chế độ ăn uống kém lành mạnh, hoặc do vùng lưng không được tắm rửa sạch sẽ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông gây nên mụn. Trong những trường hợp nhiễm HIV thì mụn lưng cũng là một dấu hiệu điển hình.

Xem thêm: Vết thương lâu lành có phải bị HIV?

Mụn HIV có nhân không?

Mụn do HIV gây nên bị sưng, mưng mủ, và ứ nước. Loại mụn này dường như không có nhân mụn. Chúng sẽ tự biến mất sau khi kết thúc giai đoạn sơ nhiễm.

Xem thêm: Sốt HIV như thế nào?

Mụn rộp HIV và mụn rộp do virus Herpes khác nhau thế nào?

Mụn rộp HIV có thể xuất hiện dưới dạng các mụn nhỏ, mụn nước hoặc mụn mủ. Chúng có thể xuất hiện ở chân, tay, ngực, lưng, khoang miệng, hoặc bộ phận sinh dục. Mụn rộp do HIV không gây đau ngứa hoặc khó chịu.

Trong khi đó, mụn rộp do virus Herpes khiến người bệnh đau rát. Mụn thường có màu đỏ và có thể ứ nước. Sau vài ngày nổi mụn, chúng sẽ vỡ và để lại vết loét có vảy, gây đau nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: HIV ở nam

Khác với mụn do HIV, mụn rộp do virus Herpes có màu đỏ, ứ nước, và gây đau rát
Khác với mụn rộp HIV, mụn rộp do virus Herpes có màu đỏ, ứ nước, và gây đau rát.

Máu HIV dính vào mụn có nguy hiểm không?

Nếu mụn lành lặn và không vỡ thì khi dính máu HIV sẽ không có nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu mụn đã vỡ hoặc mụn có chảy máu thì được xem là vết thương hở, cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng nhiễm.

Nên làm gì khi cơ thể nổi mụn do HIV?

Khi xuất hiện các nốt mụn nghi do HIV gây nên thì cần chủ động đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ xét nghiệm HIV. Đây là giải pháp tốt nhất để xác định nguy cơ lây nhiễm để có hướng điều trị phù hợp.

Nếu đang thực hiện liệu trình điều trị HIV, cần chú ý những vấn đề sau để làm giảm tình trạng nổi mụn:

  • Vệ sinh da đúng cách, giữ da luôn sạch và khô.
  • Mặc quần áo thoáng mát, hạn chế bí bách để da luôn khô thoáng, và tránh cọ xát vào các nốt mụn có thể gây vỡ, lây lan nhanh.
  • Không để mụn tiếp xúc với luồng sáng mạnh hoặc ở trong môi trường quá lạnh. Điều này có thể khiến mụn trở nên trầm trọng hơn.
  • Hạn chế rửa, tắm với xà phòng hoặc các loại mỹ phẩm để tránh tình trạng mụn bị khô và kích ứng. Nên ưu tiên những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thuốc theo đúng liệu trình điều trị và tuân thủ các hướng dẫn cần thiết.

Lời kết

Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin về mụn HIV. Đây là loại mụn xuất hiện trên cơ thể do nhiễm HIV. Khi phát hiện cơ thể có những nốt mụn bất thường nghi do HIV, mưng mủ và ứ nước, cần nhanh chóng thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

 

Xem thêm: HIV ở nữ