Lậu mắt là một tình trạng mắt bị nhiễm vi khuẩn lậu và xuất hiện những vấn đề như đau, ngứa, hoặc khó nhìn. Vậy làm thế nào để nhận biết đúng về lậu mắt cũng như các nguyên nhân gây nên tình trạng này? Cùng Diag tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.
Nguyên nhân gây nên lậu mắt
Bệnh lậu ở mắt là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Nhiễm trùng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ sơ sinh. Khi vi khuẩn tiếp xúc với mắt, chúng sẽ xâm nhập vào mắt và bắt đầu gây bệnh.
Xem thêm: Bệnh lậu
Những hình thức lây truyền lậu qua mắt như sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết người bệnh: Nếu đã tiếp xúc với dịch tiết có chứa vi khuẩn lậu qua quan hệ tình dục, sau đó chạm vào mắt sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Việc nhiễm trùng này có thể xảy ra do dùng tay hoặc bất cứ hành động nào khiến dịch tiết tiếp xúc với mắt.
- Tiếp xúc gián tiếp qua vật dụng cá nhân: Tuy ít phổ biến nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu sử dụng chung khăn lau, kẹp mi, mascara, thuốc nhỏ mắt, hoặc các vật dụng đã tiếp xúc với dịch nhiễm bệnh đưa vào mắt cũng sẽ gây nhiễm trùng mắt.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Khi quá trình sinh nở diễn ra, vi khuẩn có ở ống đẻ sẽ đi vào mắt bé và bắt đầu gây bệnh.
Xem thêm: Bệnh lậu ở nữ
Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở mắt
Đối với người trưởng thành
Các triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 5 – 10 ngày kể từ lúc lậu cầu xâm nhập vào mắt. Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến có thể là:
- Ngứa, sưng đỏ, và mỏi mắt.
- Mắt có chảy nhiều ghèn.
- Có thể chảy dịch mủ từ mắt kèm theo mùi hôi.
- Xuất hiện vết loét tròn nông quanh mắt.
- Khó mở mắt.
- Tầm nhìn bị hạn chế, không thể nhìn rõ.
Xem thêm: Bệnh lậu mấy ngày thì phát bệnh?
Đối với trẻ sơ sinh
Lậu ở mắt trẻ sơ sinh thường được chẩn đoán là Ophthalmia neonatorum – bệnh nhiễm trùng viêm kết mạc có mủ. Sau sinh khoảng 2 – 21 ngày, mắt bé có dấu hiệu phù, sưng đỏ, và nhiều mủ vàng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây loét, sẹo mắt, và có thể mù lòa vĩnh viễn.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh lậu
Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm lậu mắt
Nhiễm lậu khiến mắt bị sưng đỏ, ngứa ngáy, và khó chịu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn gây mất thẩm mỹ gương mặt. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện những biện pháp sau để tránh bị nhiễm bệnh lậu ở mắt:
- Sử dụng xà phòng và nước để làm sạch tay và cơ thể sau khi quan hệ tình dục.
- Tránh dụi mắt bằng tay bẩn, đặc biệt là sau khi tham gia các hoạt động tình dục.
- Không nên để tinh dịch tiếp xúc trực tiếp với mắt khi quan hệ. Nếu xảy ra thì cần rửa sạch với nước muối 0.9% để loại bỏ vi khuẩn và hạn chế nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là đối với trường hợp không rõ về tiền sử bệnh tình dục của đối phương.
- Tránh dùng chung đồ trang điểm như kẹp mắt, kẻ mi, mascara…
- Tránh dùng chung vật dụng cá nhân có thể tiếp xúc với mắt như khăn mặt, khăn tắm…
Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh lậu
Lựa chọn xét nghiệm lậu tại Diag để phát hiện và điều trị sớm
Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm lậu ngay từ khi xác định nguồn lây nhiễm, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục. Điều này giúp hạn chế tối đa khả năng xảy ra biến chứng của bệnh, cũng như hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Xem thêm: Bệnh lậu ở nam
Diag hiện là một trong những trung tâm y khoa uy tín cung cấp dịch vụ xét nghiệm lậu chất lượng cao. Mọi kết quả tại Diag đều có độ chính xác tuyệt đối và đạt giá trị cao trong điều trị bệnh. Khách hàng hoàn toàn an tâm khi lựa chọn dịch vụ tại trung tâm.
Khách hàng có nhu cầu sàng lọc bệnh lậu và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Lậu ở miệng
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin quan trọng về lậu mắt. Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh cùng những triệu chứng của lậu mắt giúp ích rất nhiều trong việc phát hiện và chẩn đoán điều trị sớm.
Xem thêm: Bệnh lậu có nguy hiểm không?