Lậu giang mai hiện đang là 2 bệnh lây truyền nguy hiểm. Hình thức truyền bệnh chủ yếu qua đường tình dục. Về cơ bản đây là những bệnh hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên vẫn có điểm chung nhất định. Vậy bệnh lậu và giang mai có giống nhau không? Hai bệnh này khác nhau thế nào? Cùng Diag tìm hiểu câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé.

Bệnh lậu và giang mai có giống nhau không?

Lậu và giang mai là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Tác nhân gây bệnh lậu là vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, trong khi bệnh giang mai là do vi khuẩn Treponema pallidum. Mặc dù cả hai đều do vi khuẩn gây ra, nhưng chúng thuộc các loại vi khuẩn khác nhau và gây ra những triệu chứng riêng biệt.

Bệnh lậu thường liên quan đến các triệu chứng viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục và tiết niệu. Tuy nhiên, giang mai có các giai đoạn phát triển phức tạp hơn, ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan khác nhau của cơ thể nếu không được điều trị.

Điểm giống nhau rõ ràng nhất giữa 2 bệnh đó là con đường lây nhiễm. Cả giang mai và lậu đều truyền bệnh qua máu, quan hệ tình dục, và từ mẹ sang con.

Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua những đường nào?

Điểm khác biệt giữa bệnh lậu và giang mai

Sự khác nhau giữa lậu và giang mai dựa trên 4 yếu tố. Trong đó bao gồm tác nhân gây bệnh, cơ chế truyền bệnh, thời gian ủ bệnh, và các triệu chứng ban đầu. Những khác biệt này đều liên quan đến đặc điểm của từng loại vi khuẩn về hình dạng, kích thước, và môi trường sống của chúng.

1. Tác nhân gây bệnh

Lậu cầu Neisseria gonorrhoeae là nguyên nhân gây bệnh lậu. Xoắn khuẩn Treponema pallidum là tác nhân gây bệnh giang mai. Cả hai đều là các loại vi khuẩn rất nhỏ chỉ có thể quan sát rõ dưới kính hiển vi với những đặc điểm như bảng sau.

Bảng so sánh sự khác biệt giữa vi khuẩn khuẩn gây bệnh lậu và giang mai

Đặc điểmNeisseria gonorrhoeaeTreponema pallidum
Hình dạng
  • Hình cầu.
  • Xuất hiện theo từng cặp nên có hình dạng như hai hạt cà phê nằm cạnh nhau.
Hình xoắn ốc, mỏng.
Kích thước
  • Chiều dài khoảng 1,6mm.
  • Chiều rộng khoảng 0,8mm.
  • Khoảng cách giữa 2 vi khuẩn trong cùng một cặp là 0,1mm.
  • Chiều dài khoảng 6 – 15 micromet.
  • Đường kính khoảng 0,25 micromet.
Môi trường sống thích hợpThích nơi ẩm ướt, nhiệt độ cao như niệu đạo, hậu môn, miệng, mắt…
  • Nhiệt độ lý tưởng là 37 độ C.
  • Sống tốt ở nơi ẩm ướt và rất lâu ở môi trường lạnh. Thời gian sống có thể giảm nếu nhiệt độ quá lạnh.

2. Cơ chế lây truyền bệnh

Lậu và giang mai vẫn có cơ chế lây bệnh riêng biệt. Điều này thể hiện ở phương thức lây truyền qua tiếp xúc với vết thương trên da hoặc niêm mạc.

Bệnh lậu lây nhiễm khi người lành tiếp xúc với dịch tiết có chứa vi khuẩn N. gonorrhoeae của người nhiễm bệnh. Vị trí có chứa dịch tiết truyền bệnh thường là bộ phận sinh dục, hậu môn, hoặc miệng của người nhiễm bệnh. Khi dịch tiết tiếp xúc với tổn thương trên da hoặc niêm mạc của người lành, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Bệnh giang mai lây nhiễm khi người lành tiếp xúc trực tiếp với vết thương của người bệnh. Xoắn khuẩn T. pallidum sẽ đi qua màng nhầy hoặc da để xâm nhập vào cơ thể. Những vị trí lây bệnh có thể là vết thương hở, vết trầy xước, hoặc các săng giang mai trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, giang mai ở miệng xuất hiện khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hôn môi. Vi khuẩn tại vết thương ở miệng hoặc môi của người bệnh sẽ lây truyền sang người lành.

Xem thêm: Giang mai ở miệng

Lậu ở miệng
Cơ chế lây truyền giang mai và lậu là vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, bộ phận sinh dục…

3. Thời gian ủ bệnh

Khoảng thời gian này được tính từ lúc vi khuẩn xâm nhập cơ thể đến khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Giai đoạn ủ bệnh có thể dài hoặc ngắn tùy theo tình trạng nhiễm bệnh. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt ở cả 2 bệnh:

  • Thời gian ủ bệnh lậu: Từ 2 – 5 ngày, thậm chí kéo dài đến 14 ngày.
  • Thời gian ủ bệnh giang mai: Trung bình là 3 tuần.

Xem thêm: Giang mai giai đoạn 1

Xét nghiệm giang mai chỉ 105k

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hơn 40 chi nhánh.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

4. Triệu chứng ban đầu của bệnh lậu và giang mai

Lậu thường phát bệnh nhanh chóng và rõ ràng hơn trong giai đoạn đầu so với giang mai. Cả nam và nữ mắc đều có thể gặp khó khăn ở đường tiểu. Triệu chứng phổ biến là tiêu buốt, tiểu gắt, và tiết dịch mủ bất thường ở niệu đạo. Ngoài ra, có thể bị viêm họng, ngứa đỏ ở mắt nếu bị lây truyền qua miệng hoặc mắt. Nam giới gặp những vấn đề đau nhức tinh hoàn, dương vật. Nữ giới bị đau vùng chậu, tiết dịch âm đạo, và viêm cổ tử cung.

Triệu chứng giang mai giai đoạn đầu là sự xuất hiện của các săng. Đây những vết loét có màu đỏ thịt tươi, hình tròn, và cứng. Săng thường xuất hiện ở dương vật, hậu môn, và trực tràng ở nam giới; âm hộ, cổ tử cung, trực tràng, và vùng đáy chậu ở nữ giới. Nếu có hôn môi hoặc quan hệ qua đường miệng thì săng xuất hiện ở môi và vùng miệng. Các vết loét này không gây đau và có thể không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua.

Tuy triệu chứng của bệnh lậu và giang mai khác nhau trong thời gian đầu, nhưng cả hai bệnh đều có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, thậm chí có thể gây vô sinh.

Xem thêm: Bệnh giang mai ở nam

Giang mai thời kỳ 2
Triệu chứng điển hình của giang mai là các săng màu đỏ thịt tươi, hình tròn và cứng.

Một số thắc mắc liên quan đến bệnh giang mai và lậu

Giang mai và sùi mào gà có giống nhau không?

Đây là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Về cơ bản thì đây đều là những bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây tổn thương da, và có thể để lại di chứng nặng nề cho sức khỏe.

Sự khác nhau ở 2 bệnh có thể được hiểu qua những tiêu chí bao gồm: Nguyên nhân gây bệnh, thời gian ủ bệnh, và triệu chứng phổ biến.

Bảng so sánh bệnh giang mai và sùi mào gà

Đặc điểmGiang maiSùi mào gà
Tác nhân gây bệnhXoắn khuẩn Treponema pallidumVirus HPV
Thời gian ủ bệnh3 tuần1 – 6 tháng
Triệu chứng đặc trưng
  • Giai đoạn đầu có các săng tại vị trí lây nhiễm.
  • Sau đó săng có thể biến mất, xuất hiện phát ban đỏ, sưng hạch, và các triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi, teo cơ…
  • Nổi các nốt sùi nhỏ, mềm.
  • Bệnh tiến triển nặng thì nốt sùi to lên, có mủ, và dễ vỡ. Khi vỡ sẽ gây chảy máu và tạo thành vết loét.

Quan hệ bằng miệng có nhiễm bệnh giang mai và lậu không?

Câu trả lời là CÓ. Quan hệ tình dục bằng miệng diễn ra bằng cách liếm mút. Do đó, nếu vùng miệng, lưỡi, và họng có vết thương thì nguy cơ cao sẽ bị lây nhiễm lậu hoặc giang mai.

Một người bị lây nhiễm lậu khi miệng có vết thương và dính dịch tiết của người bệnh khi quan hệ tình dục bằng miệng. Bệnh giang mai sẽ lây truyền khi miệng tiếp xúc với vết thương hoặc vết loét trên cơ thể người nhiễm bệnh.

Xem thêm: Giang mai thần kinh

Vi khuẩn giang mai và Vi khuẩn sùi mào gà
Lậu và giang mai có điểm chung là có thể lây truyền qua quan hệ tình dục đường miệng.

Bệnh lậu và giang mai có gây vô sinh không?

Lậu cầu có khả năng gây vô sinh cao hơn do các biến chứng trực tiếp đến cơ quan sinh sản, như viêm vùng chậu (PID) ở nữ giới và viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Từ đó có thể gây tổn thương và tắc nghẽn ống dẫn trứng, hoặc ảnh hưởng đến sản xuất và vận chuyển tinh trùng.

Bệnh giang mai ít khi trực tiếp gây vô sinh, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn thương những cơ quan có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Các cơ quan này có thể là tử cung, cổ tử cung…

Xem thêm: Giang mai ở nữ

Phòng chống nhiễm lậu giang mai như thế nào?

Chuyên gia khuyến cáo nên lưu ý những điều sau để tránh nhiễm bệnh giang mai và lậu:

  • Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Tránh quan hệ qua đường miệng, âm đạo, hoặc hậu môn.
  • Giới hạn số lượng đối tắc trong 1 lần quan hệ.
  • Không quan hệ tình dục với người không rõ lai lịch.
  • Không quan hệ tình dục với những người nghi nhiễm/đã nhiễm giang mai, lậu, và những bệnh xã hội khác.
  • Tránh tham gia vào các hoạt động mại dâm, tiêm chích ma túy…
  • Chủ động khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc bệnh.

Xem thêm: Giang mai bẩm sinh

Quan hệ tình dục an toàn
Phòng chống nhiễm lậu giang mai bằng cách quan hệ tình dục an toàn và khám sức khỏe định kỳ. 

Nên xét nghiệm bệnh lậu và giang mai ở đâu?

Đây là 2 căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không điều trị kịp thời. Vậy nên, cần nhanh chóng thăm khám và làm xét nghiệm để phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm.

Hiện tại, Diag là trung tâm y khoa với những dịch vụ xét nghiệm chất lượng cao được nhiều khách hàng tin tưởng. Diag ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại cùng hệ thống máy móc chuyên sâu. Từ đó cho ra kết quả nhanh chóng trong 24h, chính xác tuyệt đối, và có giá trị cao trong điều trị bệnh

Khách hàng có nhu cầu sàng lọc giang mai, lậu, và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Xem thêm: Giang mai có chữa được không?

Lời kết

Lậu và giang mai hiện là 2 bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khá phổ biến. Tuy có điểm khác biệt nhất định, nhưng đây là những bệnh có khả năng hủy hoại sức khỏe trầm trọng. Trường hợp xấu có thể gây vô sinh hoặc tử vong. Vì thế, cần làm xét nghiệm và thăm khám bác sĩ sớm ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh.

 

Xem thêm: Tác hại của bệnh giang mai