Lậu là một bệnh nhiễm trùng gây nên bởi lậu cầu. Vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ để lại nhiều tổn thương cho cơ thể người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy lậu cầu là gì? Khả năng gây bệnh của vi khuẩn lậu ra sao? Hãy cùng Diag tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này cùng những thông tin xoay quanh loại song cầu khuẩn này nhé.
Lậu cầu là gì?
“Lậu cầu” là tên gọi khác của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh lậu – một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Khi nhiễm lậu, vi khuẩn sẽ gây nhiều tổn thương ở bộ phận sinh dục, vùng miệng, và để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Vi khuẩn N. gonorrhoeae là một “song cầu gram âm” có hình cầu và thường xuất hình thành từng cặp như hạt cà phê nằm cạnh nhau khi quan sát dưới kính hiển vi. Một số đặc điểm khác của lậu cầu như sau:
- Chiều dài khoảng 1,6mm và chiều rộng khoảng 0,8mm. Khoảng cách giữa 2 vi khuẩn trong cùng một cặp là 0,1mm.
- Thường tồn tại ở môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao trong cơ thể người như niệu đạo, hậu môn, mắt, miệng…
- Không tồn tài lâu ở môi trường bên ngoài cơ thể người vì có tính khô hoặc bị tiêu diệt bởi thuốc sát khuẩn.
- Không di động và tồn tại trong bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh lậu
Khả năng gây bệnh của vi khuẩn lậu
Song cầu gram âm N. gonorrhoeae có cơ chế gây bệnh phức tạp. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn lậu có thể được hiểu thông qua 3 vấn đề chính: Con đường xâm nhập, cơ chế gây bệnh cho người, và độ tuổi người bệnh khi nhiễm lậu.
1. Con đường xâm nhập
Lậu cầu đi vào cơ thể người chủ yếu qua đường tình dục. Các hoạt động quan hệ tình dục không toàn qua đường miệng, âm đạo, hoặc hậu môn đều có khả năng cao lây nhiễm lậu.
Xem thêm: Lậu ở miệng
Vi khuẩn lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Chúng sẽ đi qua ống đẻ và truyền bệnh sang con. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng viêm kết mạc có mủ ở mắt nếu tiếp xúc với vi khuẩn qua mắt. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người nhiễm bệnh cũng có thể nhiễm lậu. Sự lây nhiễm này xảy ra khi tiếp xúc với vật dụng cá nhân như đồ chơi tình dục, quần lót… Tuy vi khuẩn không thể tồn tại lâu bên người cơ thể người nhưng khả năng gây bệnh này vẫn có thể xảy ra.
Xem thêm: Lậu lây qua đường nào?
2. Cơ chế gây bệnh cho người
Vi khuẩn lậu có khả năng bám vào các tế bào niêm mạc, nhờ các cấu trúc trên bề mặt gọi là pili. Sau khi bám vào, vi khuẩn này sản xuất các enzyme và toxin gây tổn thương tế bào niêm mạc, từ đó gây viêm và tạo mủ. Cơ chế phòng thủ chính của vi khuẩn bao gồm khả năng thay đổi protein bề mặt để tránh hệ thống miễn dịch của người bệnh phát hiện và tiêu diệt.
Xem thêm: Bệnh lậu mấy ngày thì phát bệnh?
3. Độ tuổi người bệnh có nguy cơ nhiễm lậu
Nhóm tuổi từ 15 đến 24 có khả năng cao bị nhiễm bệnh. Những đối tượng này thường có nhu cầu tình dục cao và có thể ít sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su trước khi quan hệ.
Triệu chứng thường gặp khi nhiễm bệnh lậu
Bệnh lậu tiến triển qua 3 giai đoạn chính bao gồm giai đoạn ủ bệnh, cấp tính, và mãn tính.
Trong thời gian ủ bệnh thường không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Lúc này vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu gây bệnh. Sau khoảng 5 – 14 ngày, người bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn cấp tính với những triệu chứng rõ ràng hơn.
1. Ở nam giới
Một số triệu chứng bệnh lậu cấp tính ở nam giới phổ biến như:
- Khó đi tiểu, tiểu gắt, tiểu buốt, có cảm giác nóng và đau rát dọc niệu đạo.
- Lỗ niệu đạo bị đau và sưng nhức.
- Sưng đau tinh hoàn cùng biểu hiện nóng sốt.
- Đầu dương vật tiết dịch màu đục.
- Đau đớn khi quan hệ tình dục hoặc khi xuất tinh.
- Có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy ở hậu môn.
- Đi đại tiện bị đau hoặc đi ra máu.
- Vùng miệng và họng bị đau, khó ăn uống.
Nam giới khi đến giai đoạn mãn tính thì triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh sẽ gặp những vấn đề mãn tính như:
- Viêm tinh hoàn: Sưng to và đau nhức.
- Viêm niệu đạo: Vấn đề nóng rát, khó tiểu, tiểu gắt, và tiểu buốt trở nên nặng hơn. Lỗ tiểu bị viêm nhiễm có chảy mủ vàng hoặc xanh.
- Viêm mào tinh: Đau bìu và sưng tinh. Có những trường hợp bệnh tiến triển thành áp xe quanh niệu đạo, gây nhiễm trùng túi tinh hoặc tuyến tiền liệt…
- Viêm họng: Vùng miệng và họng bị đau nặng hơn trước, rất khó ăn uống và nói chuyện.
- Viêm khớp: Nhiều khớp lớn sưng đau dữ dội như cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân, đầu gối… Vùng da bên ngoài khớp bị đỏ.
- Tổn thương trực tràng: Tiết dịch đục và bị ngứa, chảy máu. Người bệnh có thể bị phát ban đỏ hoặc xuất hiện mủ nhầy trên thành trực tràng.
Xem thêm: Bệnh lậu ở nam
2. Ở nữ giới
Phụ nữ mắc bệnh lậu cũng gặp những tình trạng về đường tiết niệu hoặc vấn đề ở vùng sinh dục. Các triệu chứng lậu cấp tính như sau:
- Đau bụng dưới.
- Niệu đạo bị chảy mủ.
- Cổ tử cung phù nề, sưng đỏ, có chảy dịch đục, và bốc mùi hôi.
- Chảy máu bất thường dù người bệnh không trong kỳ kinh.
- Tiểu gắt, tiểu buốt, có cảm giác nóng rát, và gặp khó khăn khi đi tiểu.
Bệnh lậu ở nữ cũng có những triệu chứng viêm khớp, viêm họng, và tổn thương trực tràng giống với nam giới. Các triệu chứng thường gây đau và ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt. Ngoài ra có một số vấn đề nghiêm trọng khác như:
- Viêm cổ tử cung: Bị viêm đỏ, xuất hiện dịch nhầy hoặc nước mủ. Khi chạm vào rất dễ chảy máu.
- Viêm niệu đạo: Bị chảy mủ từ niệu đạo khi ép khớp mu hoặc từ các ống Skene, tuyến Bartholin.
- Rối loạn kinh nguyệt: Chảy máu bất thường giữa những kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể gây ra tiểu khung mãn tính hoặc thai ngoài tử cung.
- Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis: Người bệnh đau hạ sườn phải, đồng thời có những triệu chứng như sốt, buồn nôn và nôn.
Xem thêm: Lậu mãn tính có xét nghiệm được không?
Biến chứng nguy hiểm khi nhiễm lậu cầu
Viêm vùng chậu (PID) là một trong những biến chứng nguy hiểm ở phụ nữ mắc bệnh lậu. Khoảng 10 – 20% các trường hợp nhiễm lậu sẽ gặp PID. Biến chứng này có thể bao gồm viêm vòi trứng, viêm phúc mạc vùng chậu, và áp xe khung chậu. Khi biến chứng nặng hơn sẽ gây thai nghén và khả năng vô sinh rất cao.
Suy giảm khả năng sinh sản là một trong những biến chứng hàng đầu của bệnh lậu. Ở nữ giới bị vô sinh thường do biến chứng PID, còn nam giới thì do viêm tinh hoàn. Nếu cả hai tinh hoàn bị viêm, sưng to, và đau nhức lâu dài có thể dẫn đến vô sinh ở nam.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể mắc hội chứng viêm đa khớp-viêm da gây nên bởi biến chứng nhiễm trùng cầu khuẩn lan tỏa (DGI). Cổ tay hoặc mắt cá chân bị đau và sưng đỏ. Đồng thời, những tổn thương da ở cánh tay và chân xuất hiện nhiều hơn, có nền đỏ, hơi đau, và nhiều mụn mủ.
Xem thêm: Bệnh lậu có nguy hiểm không?
Những đối tượng nguy cơ cao nhiễm lậu cầu
Bệnh lậu chủ yếu lây qua đường tình dục. Vậy nên những người tham gia vào các hoạt động quan hệ không an toàn có khả năng nhiễm bệnh cao:
- Quan hệ với nhiều đối tác cùng một lúc.
- Quan hệ với những đối tác không rõ lai lịch.
- Quan hệ với người đã nhiễm/nghi nhiễm lậu và các bệnh xã hội khác như HIV, giang mai.
- Quan hệ tình dục sớm trong độ tuổi từ 15 – 24.
- Tham gia các hoạt động mại dâm.
Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh lậu
Chuyên gia y tế hướng dẫn những cách để giảm nguy cơ lây nhiễm lậu cầu như sau:
- Sử dụng bao cao su và các biện pháp an toàn khi quan hệ.
- Không quan hệ tình dục với người đã nhiễm/nghi nhiễm lậu và các bệnh xã hội khác.
- Không quan hệ với nhiều người cùng một lúc.
- Thực hiện đời sống hôn nhân 1-1.
Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh lậu
Có thể xét nghiệm để phát hiện lậu cầu không?
Câu trả lời là CÓ. Với sự phát triển của y học hiện đại thì việc xét nghiệm bệnh lậu là hoàn toàn khả thi. Xét nghiệm sớm hỗ trợ chẩn đoán chính xác và tăng hiệu quả điều trị.
Hiện tại có 3 xét nghiệm lậu phổ biến:
- Xét nghiệm nhuộm gram: Quy trình này bao gồm việc sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt để làm nổi bật vi khuẩn, giúp việc phát hiện trở nên dễ dàng hơn. Kết quả có thể được nhận trong khoảng 30 – 45 phút.
- Xét nghiệm PCR: Kỹ thuật này sử dụng các phương pháp chuyên biệt để phát hiện vi khuẩn lậu, thường áp dụng ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. PCR cung cấp kết quả rất đáng tin cậy với độ chính xác lên tới 98%, rất phù hợp cho các trường hợp bệnh chưa xuất hiện triệu chứng.
- Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường đặc biệt: Phương pháp này cho kết quả chính xác cao sau khi vi khuẩn đã được nuôi cấy trong một môi trường nghiêm ngặt. Tuy nhiên, kết quả từ phương pháp này mất từ 3 đến 5 ngày kể từ lúc thực hiện.
Nên làm xét nghiệm lậu ở đâu để đảm bảo chính xác?
Diag đang là một trong những trung tâm y khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm lậu được tin tưởng nhất hiện nay. Diag ứng dụng nhiều máy móc hiện đại, khoa học kỹ thuật chuyên sâu để cho ra kết quả nhanh chóng và chuẩn xác nhất.
Khách hàng có nhu cầu sàng lọc bệnh lậu và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin quan trọng xoay quanh lậu cầu. Đây là một song cầu gram âm nguy hiểm gây nên căn bệnh lậu có ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người. Việc tìm hiểu về cơ chế gây bệnh, các con đường lây nhiễm, cùng những triệu chứng phổ biến là cách tốt nhất để tự bảo vệ bản thân.
Xem thêm: Lậu mắt