Nhóm virus HPV có hại thường phát triển một cách âm thầm sau khi xâm nhập vào cơ thể, khiến cho khó nhận biết và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân nhiễm HPV là gì? Bị nhiễm HPV có quan hệ được không? Vi khuẩn HPV lây qua đường nào? Cùng Diag tìm hiểu câu trả lời và cách phòng ngừa HPV.
HPV là gì?
HPV là một loại virus gây u nhú ở người, lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy có hơn 100 chủng virus HPV khác nhau. Trong đó, 40 loại HPV có khả năng gây nhiều bệnh nguy hiểm ở người, đặc biệt là một số ít có khả năng gây ra các bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tư cung, ung thư vòm họng,… – nhóm bệnh mà được nhiều người ví như án tử.
Xem thêm: HPV là gì?
Nguyên nhân lây nhiễm HPV
Virus HPV phổ biến và gần như ai cũng có khả năng nhiễm HPV. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể khiến khả năng lây nhiễm virus HPV tăng cao:
- Có nhiều bạn tình: Việc quan hệ với nhiều bạn tình không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV mà còn tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh lây qua đường sinh dục.
- Tuổi tác cũng là một yếu tố khi mà mụn cóc sinh dục xuất hiện phổ biến ở thanh thiếu niên và thanh niên.
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu (như người bị HIV/AIDS, người uống các loại thuốc ức chế miễn dịch) có khả năng nhiễm virus HPV cao hơn.
- Người có vùng da bị tổn thương, có vết thương hở hay vết xước sẽ dễ phát triển mụn cóc thông thường hơn.
- Tiếp xúc không an toàn với các bề mặt chứa virus HPV cũng làm tăng nguy cơ nhiễm.
Xem thêm: Nguyên nhân nhiễm virus HPV
Virus HPV lây qua đường nào?
Để có thể chủ động phòng tránh các bệnh do nhiễm virus HPV, vấn đề “Virus HPV lây qua đường nào?” luôn được rất nhiều người quan tâm. Có 3 đường lây nhiễm HPV phổ biến.
1. Đường tình dục
Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục, kể cả hành động tiếp xúc tay với bộ phận sinh dục hoặc quan hệ bằng đường miệng. Các chuyên gia nhận định rằng tất cả các đối tượng đã từng thực hiện quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm virus HPV.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), có ít nhất khoảng 50% dân số hoạt động tình dục có nguy cơ nhiễm virus HPV ở một thời điểm nào đó trong đời. 10 năm đầu tiên sau khi quan hệ, nguy cơ nhiễm virus HPV là 25%. Trong suốt cuộc đời của một người, nguy cơ nhiễm virus có thể lên đến 80%.
Xem thêm: Dấu hiệu nhiễm HPV ở nam giới
2. Lây truyền qua đường tiếp xúc
Virus HPV có khả năng kháng nhiệt và tồn tại trong điều kiện khô. Do đó, nó còn có khả năng lây truyền qua tiếp xúc với các vật dụng cá nhân có chứa virus như dụng cụ cắt móng tay, chân; đồ lót, kim bấm sinh thiết…
HPV còn có khả năng lây lan qua tiếp xúc da kề da ở vùng âm hộ, hậu môn, những mà nơi bao cao su không che phủ.
Xem thêm: HPV type 6
3. Lây truyền từ mẹ sang con trong 1 số trường hợp
Virus HPV không gây sảy thai, và cũng có rất ít khả năng lây truyền sang con. Tuy nhiên, đã có những trường hợp trẻ sinh ra bị mụn cóc cổ họng và đa bướu gai đường hô hấp do lây truyền virus HPV từ mẹ trong quá trình sinh con.
Chính vì thế, hãy thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề thực xét nghiệm sàng lọc virus HPV nếu như từng có tiền sử nhiễm virus và đang có kế hoạch mang thai. Điều này nhằm xác định cơ thể có đang nhiễm virus HPV hay cơ thể đã tự đào thải, hoặc cơ thể có đang nhiễm virus HPV nhóm nguy cơ cao để hỗ trợ cho người mẹ an tâm về kế hoạch mang thai sắp tới.
Xem thêm: Bị nhiễm HPV 16 có thai được không?
Bị nhiễm HPV có quan hệ được không?
Câu trả lời cho câu hỏi này là bạn có thể quan hệ tình dục khi bị nhiễm HPV, sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh để loại bỏ hoàn toàn virus HPV ra khỏi cơ thể thì không nên có quan hệ tình dục.
Việc bị lây nhiễm virus HPV không phụ thuộc số lượng bạn tình. Dù là nam hay nữ đều có nguy cơ bị nhiễm các chủng của virus HPV ít nhất 1 lần trong đời, ngay cả khi chỉ quan hệ với 1 người duy nhất trong cuộc đời.
Xem thêm: Dấu hiệu nhiễm HPV ở phụ nữ
Phương pháp phòng ngừa HPV
Việc nhận thức được vấn đề virus HPV lây truyền qua đường nào và những mối nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe là rất quan trọng. Các cá nhân cần hiểu và thực hiện những phương pháp phòng tránh bệnh an toàn.
Xem thêm: HPV ở miệng
Tiêm vaccine HPV
Tiêm vaccine phòng HPV là một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả nhất hiện nay giúp phòng chống nguy cơ nhiễm virus. Tổ chức CDC khuyến cáo mọi đối tượng nên thực hiện tiêm chủng trong độ tuổi từ tốt nhất là từ 9 – 26 tuổi và chưa quan hệ tình dục.
Hiện nay, Bộ Y tế cấp phép lưu hành và sử dụng rộng rãi 2 loại vaccine ung thư cổ tử cung, đó là: Cervarix và Gardasil. Hai loại vắc xin này được sản xuất từ hai quốc gia khác nhau, có mức chi phí và lịch tiêm khác nhau:
Vaccine Cervarix:
- Được nghiên cứu và sản xuất tại Bỉ, có khả năng phòng ngừa virus HPV type 16 và 18.
- Lịch tiêm: Mũi đầu là ngày bất kỳ, mũi số 2 cách mũi đầu 1 tháng, và mũi thứ 3 cách mũi đầu 6 tháng.
Vaccine Gardasil:
- Có nguồn gốc từ Mỹ và có khả năng phòng ngừa virus HPV type 6, 11, 16, và 18.
- Lịch tiêm: Mũi đầu ngày bất kỳ, mũi 2 cách mũi đầu 2 tháng, và mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng.
Xem thêm: Quan hệ với người nhiễm HPV bao lâu thì bị?
Quan hệ tình dục an toàn
Chúng ta cũng biết virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục, nên mỗi cá nhân cần lựa chọn phương pháp phòng ngừa phù hợp để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và người tình:
- Sử dụng bao cao su giúp hạn chế được nguy cơ lây truyền virus HPV, tuy nhiên không thể ngăn ngừa tuyệt đối. Bởi lẽ virus có thể lây nhiễm tại các vùng không có bao cao su.
- Quan hệ một vợ một chồng hoặc quan hệ với một bạn tình là một trong những biện pháp thường được các chuyên gia khuyến cáo trong việc ngăn ngừa lây nhiễm virus HPV. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bạn tình của bạn đã từng quan hệ với nhiều người trước đó và dẫn đến việc truyền nhiễm. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân, cần thăm khám tại các cơ sở uy tín khi có nghi ngờ nhiễm virus HPV.
Xem thêm: Vợ bị HPV chồng có bị không?
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ đối với nữ trong độ tuổi từ 21 đến 65 là phương pháp bảo vệ sức khỏe được nhiều người lựa chọn nhằm phát hiện các tế bào ung thư hoặc tiền ung thư nếu có.
Bên cạnh đó, nên xét nghiệm HPV tại Diag để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh. Tại trung tâm y khoa Diag, xét nghiệm này được thực hiện thường quy bằng kỹ thuật HPV Genotype Realtime PCR là một trong những kỹ thuật xét nghiệm HPV hiện đại. Mẫu xét nghiệm HPV được phân tích trên hệ thống hiện đại Alinitym – Abbott (Mỹ) đem đến kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao, mang đến sự tin cậy cho khách hàng.
Xem thêm: 12 type HPV nguy cơ cao là gì?
Bên cạnh đó, Diag có hệ thống các chi nhánh lấy mẫu xét nghiệm rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và thực hiện xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm được trả qua tin nhắn điện thoại (Zalo/SMS) hoặc có thể tra cứu trên trang website của Diag, hỗ trợ giảm thiểu việc tiêu tốn thời gian di chuyển và công sức chờ đợi tại nơi thực hiện xét nghiệm.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm HPV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: HPV 16
Lời kết
Hy vọng với những thông tin mà Diag đã cung cấp bên trên, quý độc giả sẽ giải đáp được thắc mắc “Virus HPV lây qua đường nào?” cũng như cách phòng ngừa bệnh. Mỗi một cá nhân đều cần chủ động có những phương pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân, và có thể hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm virus HPV.
Xem thêm: