Loét miệng là triệu chứng phổ biến của HIV có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh. Khi hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu cũng là lúc tình trạng viêm loét ở miệng xảy ra thường xuyên. Vậy nguyên nhân gây vết loét HIV ở miệng là gì? Cùng Diag tìm hiểu 3 lý do chính gây nên vấn đề này nhé.
Ở người nhiễm HIV, các vết loét miệng còn được gọi là tưa miệng hoặc lở miệng do HIV. Nguyên nhân chủ yếu do nhiễm nấm, các loại virus đi kèm với HIV, hoặc loét nhiệt miệng do sức đề kháng yếu. Vùng miệng thường bị lở loét do HIV ở các vị trí như môi, khoang miệng, lưỡi, họng, hoặc bên trong má. Tùy nguyên nhân sẽ có những đặc điểm nhận biết khác nhau.
1. Do nhiễm nấm
a. Nấm miệng do Candida
Nấm Candida là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh nấm ở miệng và âm đạo. Biểu hiện dưới dạng tưa miệng, vùng niêm mạc miệng, và lưỡi xuất hiện mảng trắng đục gây đau, khó chịu.
Triệu chứng bao gồm mảng trắng đục trong miệng, đau khi nuốt thức ăn, và mất vị giác. Đối với nữ giới thì có gây ngứa, nóng rát, và tiết dịch ở vùng âm đạo. Tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng hơn khi lan rộng đến đường hô hấp. Lúc này, người bệnh được xác định ở giai đoạn AIDS.
Xem thêm: Dấu hiệu HIV
b. Nấm miệng do Cryptococcosis
Đây là nguyên nhân gây viêm màng não cũng như ảnh hưởng nguy hiểm đến hệ thần kinh trung ương, đặc biệt nghiêm trọng ở những người nhiễm HIV giai đoạn cuối. Chúng có thể lây qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc với bào tử nấm trong không khí. Từ đó, lan nhanh và gây bệnh ở nhiều bộ phận cơ thể.
Sốt cao đột ngột là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh nấm Cryptococcus. Một số triệu chứng khác là mờ mắt, sợ ánh sáng, rối loạn tri giác, đau đầu, chóng mặt, cứng cổ, đau vùng cổ…
Xem thêm: Sốt HIV như thế nào?
c. Nấm miệng do Histoplasmosis
Nấm thường gây triệu chứng nhẹ như cảm cúm và không kéo dài ở người khỏe mạnh. Nếu nhiễm HIV thì có thể gây nhiễm trùng nặng ở phổi. Sau đó nhiễm lan sang nhiều cơ quan khác nếu không được kiểm soát bởi hệ miễn dịch.
Histoplasmosis gây sốt, ho, đau cơ, khó thở, và viêm phổi. Khi lan ra khắp cơ thể có thể gây viêm và tổn thương các cơ quan như gan, hạch bạch huyết, và tủy xương. Nặng nhất là bệnh nấm Histoplasmosis lan tỏa có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh trung ương hoặc viêm màng não.
Xem thêm: Hạch HIV
2. Do nhiễm virus
a. Loét miệng do virus HSV
Herpes simplex virus (HSV) là nguyên nhân phổ biến gây loét HIV ở miệng. Khi nhiễm HSV thì bất kỳ ai cũng có thể bị lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét miệng của người bệnh.
Các vết loét do HSV thường là loét lạnh hoặc mụn nước trên môi, lưỡi, nướu, và trong má. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị sốt nhẹ, sưng đau các hạch bạch huyết, nóng rát người, đau nhức cơ, và suy nhược cơ thể.
Xem thêm: Vết thương lâu lành có phải bị HIV?
b. Loét miệng do virus HPV
Virus khi xâm nhập vào miệng sẽ gây nhiễm trùng. Vùng miệng xuất hiện nhiều vết loét, nốt sưng trắng, mụn nước… gây đau họng và khó nuốt khi ăn uống. Hệ quả nặng hơn là ung thư vòm miệng ở người nhiễm HIV.
Xem thêm: HIV ở nữ
3. Do nhiệt miệng
Nhiệt miệng hay loét Aphthous, xuất hiện khi hệ miễn dịch suy yếu vì nhiễm HIV. Đây là những vết loét nhỏ xuất hiện trên niêm mạc và mô mềm quanh miệng như môi, nướu, và vùng bên trong má.
Loét nhiệt miệng HIV có kích thước đa dạng như oval hoặc tròn, màu trắng hoặc vàng với viền đỏ. Các vết loét này thường gây đau và khiến người bệnh khó ăn, chán ăn.
Xem thêm: Tiêu chảy HIV như thế nào?
Loét miệng HIV kéo dài bao lâu?
Loét miệng HIV có thể diễn ra ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, thường từ vài tuần đến vài tháng. Trên thực tế, tình trạng loét miệng tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể của người bệnh. Một số trường hợp nghiêm trọng hoặc đang ở giai đoạn cuối thì kéo dài lâu hơn và rất khó điều trị.
Bên cạnh đó, thời gian kéo dài của loét miệng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Bao gồm liệu pháp điều trị HIV đang được sử dụng, chế độ dinh dưỡng, và lối sống.
Xem thêm: Biểu hiện HIV giai đoạn cuối
Loét miệng HIV có đau không?
Lở miệng do HIV thường gây đau ngay tại vị trí vết loét. Tình trạng nhiễm càng nặng thì vết loét càng lớn, người bệnh rất khó ăn uống và khó nói chuyện. Những vết lở môi HIV có thể xuất hiện bên ngoài, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ gương mặt.
Xem thêm: Nổi mề đay HIV
Cách phòng ngừa loét miệng khi nhiễm HIV
Các chuyên gia y tế hướng dẫn cách ngăn ngừa viêm loét HIV ở miệng như sau:
- Tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ khi điều trị loét miệng.
- Đánh răng và giữ răng miệng sạch sẽ, hạn chế làm tổn thương vùng miệng.
- Súc miệng bằng các loại dung dịch sát khuẩn.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều dinh dưỡng để cải thiện sức đề kháng.
- Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho miệng.
- Tránh căng thẳng vì có thể gây loét nhiệt miệng.
- Hạn chế đến các khu vực dễ nhiễm nấm như công trường, khu vực nuôi động vật…
Xem thêm: HIV ở nam
Lựa chọn xét nghiệm HIV tại Diag giúp phát hiện nguy cơ loét miệng từ giai đoạn sớm
Viêm loét miệng HIV có thể xuất hiện từ giai đoạn sớm kể từ lúc phơi nhiễm. Điều này chủ yếu do hệ miễn dịch đã bắt đầu suy yếu dễ bị viêm nhiễm. Vậy nên cần thực hiện xét nghiệm HIV để nhanh chóng phát hiện và theo dõi điều trị nếu xuất hiện tình trạng loét miệng.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Diag hiện đang là trung tâm y khoa uy tín được nhiều người tin tưởng. Mọi kết quả tại Diag đều đảm bảo chính xác và đáng tin cậy trong điều trị HIV. Đồng thời hỗ trợ trong việc phát hiện nguy cơ loét miệng do HIV.
Bên cạnh đó, Diag luôn cam kết bảo mật thông tin và kết quả xét nghiệm. Khách hàng hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ tại trung tâm.
Xem thêm: Mụn HIV
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ chi tiết về 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét HIV ở miệng. Hệ miễn dịch suy yếu do HIV cũng là lúc cơ thể dễ bị nhiễm trùng nhất. Từ đó gây nên các vết loét ở miệng rất khó chịu và không dễ chữa trị. Vậy nên, áp dụng các biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết.
Xem thêm: Phát ban HIV