HIV là bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh có thể lây truyền qua những con đường bao gồm quan hệ tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Vậy HIV lây qua đường nước bọt không? Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu câu trả lời cùng những thông tin liên quan nhé.

Bệnh HIV có lây qua đường nước bọt không?

HIV không lây qua đường nước bọt. Nước bọt là một cơ chế bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus. Trong nước bọt chứa nhiều thành phần có khả năng chống vi khuẩn như lysozyme, lactoferrin, và kháng thể tiết Immunoglobulin A (IgA). Khi tiếp với những chất này, virus sẽ bất hoạt và bị tiêu diệt rất nhanh chóng sau 5 – 10 phút.

Bên cạnh đó, nước bọt có tính axit khá cao với độ pH từ 6,4 đến 6,8. Đây là môi trường không thuận lợi để HIV phát triển, từ đó virus bị giảm khả năng lây truyền đáng kể.

Xem thêm: Nguyên nhân bị HIV

HIV có khả năng lây nhiễm và chỉ sống sót trong nước bọt khoảng 5 - 10 phút, sau đó giảm đi đáng kể.
HIV không lây qua đường nước bọt vì đây là môi trường không thuận lợi để HIV phát triển về nhiều mặt.

Nút lưỡi có bị nhiễm HIV không?

Nút lưỡi hay còn gọi là hôn sâu, là hình thức quan hệ tình dục khi cả hai người có hành vi liếm qua miệng của bạn tình trong quá trình hôn. Nút lưỡi vẫn có thể lây nhiễm HIV. Nếu lưỡi, môi, hoặc miệng có dính máu hoặc dịch cơ thể chứa HIV vẫn còn hoạt động, sau đó ngay lập tức hôn sâu và đưa vào khoang miệng đối phương có vết thương hở hoặc trầy xước niêm mạc, thì nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm HIV qua hôn sâu là cực kỳ thấp.

Xem thêm: Quan hệ với nhiều người có bị HIV không?

Hôn có lây HIV không?

Không thể lây nhiễm HIV nếu có hành vi hôn thông thường như ở mặt, má, hay hôn môi mà cả hai đều không có vết thương hở hoặc niêm mạc trầy xước tại vị trí hôn. Các tổn thương miệng có thể là: chảy máu nướu, chảy máu chân răng, lở loét có chảy máu… Ngay cả khi hôn có dính nước bọt thì cũng không thể lây truyền HIV vì virus sẽ bị bất hoạt bởi nước bọt.

Xem thêm: Phơi nhiễm HIV

Hôn không thể lây truyền HIV
Hôn không thể lây truyền HIV nếu cả hai đều không có vết thương hở tại vị trí hôn.

Quan hệ bằng miệng có khả năng lây HIV qua nước bọt không?

Quan hệ tình dục đường miệng vẫn có thể lây nhiễm HIV nhưng không phải qua nước bọt. Đây là hành vi quan hệ bằng cách dùng lưỡi, miệng kích thích lên hậu môn và vùng sinh dục của nam giới hoặc nữ giới.

Nguy cơ lây bệnh xảy ra nếu đáp ứng 2 điều:

  • Vùng miệng, lưỡi, hoặc họng có vết thương hở và niêm mạc trầy xước.
  • Các vết thương tiếp xúc với máu, dịch âm đạo, hoặc dịch hậu môn trong quá trình quan hệ tình dục bằng miệng.

Xem thêm: Quan hệ bằng miệng có bị HIV không?

Nước bọt của người nhiễm HIV bắn vào mắt có nguy hiểm không?

Khi HIV tiếp xúc với nước bọt thì chúng sẽ bị bất hoạt và tiêu hủy nhanh chóng. Do đó, khi dính nước bọt từ một người nhiễm HIV thì hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm.

Xem thêm: Xác suất lây nhiễm hiv từ nữ sang nam

Nước bọt của người nhiễm HIV bắn vào mắt không thể lây bệnh HIV
Nước bọt của người nhiễm HIV bắn vào mắt không thể lây HIV vì HIV sẽ bị bất hoạt và tiêu hủy.

Nghi nhiễm HIV nên xét nghiệm ở đâu uy tín?

Với hơn 20 năm kinh nghiệm, trung tâm y khoa Diag luôn tự tin với từng dịch vụ xét nghiệm HIV chất lượng cao dành cho mọi khách hàng. Mọi quy trình lấy mẫu, phân tích đều được thực hiện chuẩn khoa học. Các kết quả xét nghiệm đạt độ chính xác tuyệt đối và có giá trị cao trong điều trị bệnh. Bên cạnh đó, Diag cũng luôn bảo mật thông tin và kết quả xét nghiệm. Khách hàng hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV tại Diag.

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Xem thêm: HIV không lây qua đường nào?

Lời kết

Như vậy, vấn đề “HIV có lây qua nước bọt không” đã có câu trả lời. Nước bọt là cơ chế bảo vệ đặc biệt của cơ thể. Chất dịch này có khả năng bất hoạt HIV và tiêu diệt virus một cách nhanh chóng, nên không có nguy cơ lây nhiễm HIV từ nước bọt.

 

Xem thêm: Quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây không?