HIV là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và đời sống tinh thần. Trên thực tế, việc chung sống với người nhiễm HIV không hề khó khăn và rất an toàn nếu biết cách phòng vệ. Bên cạnh đó, hiểu được những con đường không lây truyền HIV là rất cần thiết. Vậy HIV không lây qua đường nào? HIV có khó lây không? Cùng Diag tìm hiểu câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé.
Môi trường và điều kiện sống lý tưởng của virus HIV
Theo các chuyên gia y tế, một môi trường sống thuận lợi để virus HIV phát triển bao gồm các yếu tố:
- Nhiệt độ cơ thể người khoảng 37 độ C.
- Môi trường ẩm ướt như máu, dịch âm đạo, tinh dịch, và sữa mẹ.
- Môi trường có độ pH trung tính từ 7.0 – 8.0.
Virus không thể sống và bị bất hoạt khi đông lạnh hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao trên 60 độ C. Môi trường khô hoặc dịch tiết cơ thể khô đi cũng khiến virus mất khả năng hoạt động. Trong một số trường hợp khi tiếp xúc với hóa chất khử trùng như cồn, chất tẩy rửa cũng có thể tiêu diệt virus HIV.
Xem thêm: Nguyên nhân bị HIV
HIV không lây truyền qua đường nào?
Dựa trên những điều kiện về môi trường sống lý tưởng, có thể nhận biết những con đường không có khả năng lây nhiễm HIV. Trong đó, bao gồm các con đường như không khí, ăn uống, muỗi, máu khô, và các hoạt động tiếp xúc thường ngày.
1. HIV không lây qua đường hô hấp
Virus HIV hoàn toàn không lây truyền qua đường hô hấp hoặc qua không khí. Chúng rất dễ chết khi ở bên ngoài cơ thể người và chỉ có thể sống trong các dịch cơ thể.
Trên thực tế, không khí không đáp ứng các điều kiện về nhiệt độ, sự ẩm ướt, và độ pH thích hợp để virus HIV tồn tại lâu dài. Nếu máu nhiễm HIV xuất hiện dưới trời nắng, bị ánh nắng nhiệt độ cao chiếu trực tiếp thì virus chỉ sống được khoảng 30 phút.
Xem thêm: Phơi nhiễm HIV
2. HIV không lây qua đường ăn uống
Ăn uống chung với người nhiễm HIV hoàn toàn không lây nhiễm HIV. Điều này bao gồm cả việc chia sẻ thức ăn, uống chung ly nước, ly bia, hoặc uống chung ống hút.
Nếu máu nhiễm HIV dính vào thức ăn, sau đó được ăn và đi vào đường tiêu hóa của người thì virus cũng không thể lây bệnh. Nguyên nhân do dịch vị dạ dày chứa các enzyme tiêu hóa là môi trường có tính axit cao, từ đó sẽ phá hủy virus và khiến chúng mất khả năng lây nhiễm.
3. HIV không lây qua máu khô có chứa virus HIV
Dính máu khô của người nhiễm HIV hầu như không có nguy cơ lây nhiễm. Môi trường máu khô không đáp ứng các điều kiện cần thiết để virus phát triển. Khi máu khô nghĩa môi trường không còn ẩm ướt, virus bị bất hoạt và giảm số lượng nhanh chóng. Virus có trong máu khô sẽ mất đi khả năng lây nhiễm nếu tiếp xúc với không khí, ánh sáng mặt trời, hoặc tia UV.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nguy cơ lây nhiễm qua máu khô là cực kỳ thấp vì virus HIV đã bị bất hoạt phần lớn. Nếu có xảy ra, máu khô cần tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở hoặc niêm mạc trầy xước.
4. HIV không lây qua các hoạt động tiếp xúc hàng ngày
Ôm và hôn, dù có đi kèm với nước bọt hay không, được các chuyên gia y tế khẳng định không lây truyền HIV. Nguyên nhân do lượng virus có trong nước bọt khi hôn môi quá ít. Nếu ôm hoặc hôn má thì không liên quan đến việc trao đổi dịch cơ thể chứa virus HIV, vì thể không lây nhiễm.
Trường hợp bắt tay cũng không lây truyền HIV do không có tiếp xúc với dịch tiết cơ thể chứa virus. Đồng thời, mồ hôi không chứa virus HIV nên hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm.
Dùng chung nhà vệ sinh cũng không lây bệnh HIV. Mặc dù môi trường nhà vệ sinh ẩm ướt nhưng có chứa nhiều chất sát khuẩn như cồn hoặc thuốc tẩy. Những chất này sẽ nhanh chóng tiêu hủy virus HIV trước khi có cơ hội tiếp xúc cơ thể người. Ngay cả những vị trí như bề mặt bồn cầu, tay nắm cửa cũng không thể lây truyền HIV.
5. HIV không lây qua vật trung gian dính máu
Dựa trên điều kiện sống của virus, các hoạt động sinh hoạt thường ngày không thể lây truyền bệnh HIV. Điều này bao gồm ngủ chung giường, mặc chung quần áo, và dùng chung khăn tắm hoặc khăn mặt. Bề mặt vải của những vật dụng này quá khô, đồng thời không có sự tiếp xúc với vết thương hở hoặc niêm mạc trầy xước, do đó không đủ đủ khả năng giúp virus phát triển và lây truyền.
6. HIV không lây qua nước
Virus HIV không thể lây qua môi trường nước vì sẽ bị tiêu hủy bởi các chất có trong nước, hoặc chết bởi nhiệt độ cao của nước sôi. Đồng thời, nước cũng không cung cấp môi trường cần thiết cho sự tồn tại của virus. Nếu người nhiễm HIV làm rơi một vài giọt máu vào vũng nước, sông, suối, ao, hồ… thì không có khả năng lây truyền bệnh do lượng virus quá ít.
Những hoạt động có tiếp xúc với nước như bơi lội, tắm chung, và sử dụng chung nguồn nước cũng không lây nhiễm HIV. Trong môi trường nước ở hồ bơi có các chất làm sạch hoặc sát khuẩn có thể giết chết virus HIV.
Xem thêm: HIV lây qua đường nước bọt không?
Những con đường nguy cơ rất thấp lây truyền HIV
1. Lây truyền qua các dụng cụ chưa được khử trùng
HIV có thể lây truyền qua vật dụng dính máu nhiễm bệnh, sau đó người khác tiếp xúc với máu này qua vết thương hở hoặc niêm mạc trầy xước. Trường hợp này thường xảy ra với những vật dụng sắc nhọn dễ gây chảy máu, phổ biến là:
- Dụng cụ y tế như ống tiêm, kim tiêm, dao phẫu thuật…
- Dao cạo râu, dao cạo chân mày.
- Dụng cụ làm móng như kềm cắt móng, dũa móng.
- Bàn chải đánh răng có thể gây chảy máu chân răng.
Nhiều trường hợp bị nhiễm HIV do sử dụng các dịch vụ làm đẹp không đảm bảo an toàn hoặc các dụng cụ chăm sóc chưa được sát trùng đúng cách. Những dịch vụ có khả năng lây nhiễm có thể là cắt tóc, nặn mụn, cắt móng, xăm hoặc xỏ khuyên. Người đầu tiên nhiễm HIV bị chảy máu dính vào các vật dụng trong quá trình làm đẹp. Sau đó, người thứ 2 tiếp tục sử dụng lại những vật dụng này và bị cắt hoặc tổn thương gây chảy máu. Lúc này, nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
2. Bị cào xước da có lây HIV không?
Bị cào xước da thường không có nguy cơ lây nhiễm HIV, nếu móng tay sạch thì càng không có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, lây nhiễm có khả năng xảy ra nếu thỏa mãn 2 điều:
- Là vết xước sâu đủ gây chảy máu, hoặc làm xước niêm mạc.
- Vết xước tiếp xúc trực tiếp với máu/dịch cơ thể chứa virus HIV; hoặc vết xước tiếp xúc trực tiếp với móng tay có dính máu chứa virus HIV.
3. Đi massage có bị lây HIV không?
Các hình thức massage xoa bóp cải thiện sức khỏe không lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, massage kích dục hoặc các hình thức massage đi kèm quan hệ thể xác thì vẫn có khả năng lây nhiễm HIV. Mặc dù vậy, massage không lành mạnh nếu chỉ dùng tay thì vẫn rất khó lây truyền HIV.
Ngoài ra, một số trung tâm massage có cung cấp dịch vụ làm đẹp hoặc châm cứu. Nếu dụng cụ không được khử trùng đúng cách và gây chảy máu trong quá trình thực hiện thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV.
4. HIV có lây qua mắt không?
HIV không lây qua mắt trong các hoạt động thường ngày. Nếu mắt tiếp xúc với nước bọt và nước mắt thì vẫn không bị lây nhiễm do lượng virus rất thấp.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp HIV lây qua niêm mạc mắt. Niêm mạc mắt rất mỏng và nhạy cảm, nếu tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết cơ thể chứa virus HIV có thể dẫn đến lây nhiễm. Mặc dù vậy, trường hợp lây bệnh qua niêm mạc mắt vẫn rất hiếm trong thực tế vì mọi người luôn cố gắng bảo vệ mắt trước mọi nguy cơ gây tổn thương.
Xem thêm: Xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam
Giải đáp thắc mắc về những con đường không lây truyền HIV
1. Dính máu người nhiễm HIV có bị lây không?
Thông thường, dính máu người nhiễm HIV không bị lây bệnh. Nếu máu nhiễm virus không tiếp xúc với vết thương hở bị chảy máu hoặc niêm mạc trầy xước thì hoàn toàn không lây nhiễm HIV.
2. HIV có lây qua đường bú không?
Virus HIV có thể tồn tại trong sữa mẹ. Nếu người mẹ nhiễm HIV và cho con bú sữa mẹ thì bé chắc chắn bị lây truyền HIV.
3. Đeo bao cao su có bị HIV không?
Đeo bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục 100% không bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, vẫn có thể nhiễm bệnh nếu bao cao su bị rách hoặc thủng lỗ trong quá trình quan hệ. Nhiều trường hợp bị lây HIV do bao cao su hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng trước khi sử dụng mà không hay biết.
Xem thêm: Quan hệ với nhiều người có bị HIV không?
4. Hai người bình thường quan hệ có bị HIV không?
Cả hai người không nhiễm HIV khi quan hệ với nhau chắc chắn không lây truyền HIV. Mặc dù vậy, vẫn cần đảm bảo môi trường xung quanh khu vực quan hệ luôn sạch sẽ và không còn sót lại dịch tiết cơ thể của lần quan hệ trước hoặc của người khác.
Xem thêm: Quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây không?
5. Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
Bị người nhiễm HIV cắn vẫn có thể bị lây bệnh. Để lây truyền qua vết cắn thì cần có sự tiếp xúc với máu của người nhiễm. Điều này có thể xảy ra nếu người cắn có máu trong miệng do chảy máu chân răng, chảy máu nướu, vết lở loét có chảy máu… Máu này khi dính vào vết thương hở hoặc niêm mạc da tổn thương do bị cắn sẽ dẫn đến lây nhiễm HIV.
Xem thêm: Quan hệ bằng miệng có bị HIV không?
6. HIV có lây qua nước tiểu không?
Mặc dù HIV có tồn tại trong nước tiểu nhưng có nồng độ rất thấp. Lượng virus này không đủ làm lây nhiễm bệnh HIV cho người khác.
7. Nhiệt miệng có lây HIV không?
Các vết lở miệng, nhiệt miệng không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguyên nhân do các vết này không chứa máu hay dịch cơ thể có khả năng lây bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhiệt miệng dạng mụn nước bị vỡ gây chảy máu thì sẽ xuất hiện nguy cơ lây truyền HIV. Máu này nếu tiếp xúc với vết thương của người lành hoặc khi quan hệ bằng miệng thì sẽ xảy ra lây nhiễm.
Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV
Các chuyên gia y tế chỉ ra những cách phòng chống HIV hiệu quả như sau, đặc biệt nếu có sống chung với người nhiễm HIV:
- Luôn quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su, chỉ quan hệ 1-1, hạn chế quan hệ qua đường miệng/âm đạo/hậu môn…
- Dụng cụ ăn uống hoặc vật dụng cá nhân của người nhiễm HIV cần rửa sạch bằng xà phòng trước khi chia sẻ với người khác.
- Bề mặt bàn ghế, giường có dính máu/tinh dịch nhiễm HIV cần làm sạch với dung dịch Chlorine 0,5% hoặc Javen. Chờ khoảng 10 – 20 phút rồi lau sạch.
- Quần áo dính máu/tinh dịch của người nhiễm HIV cần ngâm riêng trong dung dịch Chlorine 0,5% hoặc Javen. Chờ khoảng 30 phút rồi giặt sạch với xà phòng.
- Quần áo dính phân hoặc chất nôn của người nhiễm HIV cần gạt bỏ sạch, sau đó ngâm với dung dịch Javen và giặt sạch.
- Khi rửa hoặc lau vết bẩn có dính máu/tinh dịch của người nhiễm HIV cần đeo găng tay và bịt kín các vết thương.
- Khi dọn đồ thải có dính máu/tinh dịch nhiễm HIV, cần sử dụng găng tay cao su và kẹp gắp. Sau đó gắp đồ thải bỏ vào 2 lớp túi nilon nguyên vẹn. Tiếp đến đổ dung dịch Chlorine 0,5% và Javen vào túi nilon, ngâm khoảng 20 – 30 phút, cột kín lại và bỏ vào thùng rác.
- Xét nghiệm định kỳ để kiểm tra sức khỏe và sàng lọc HIV.
Xem thêm: Cách phòng tránh HIV
Lựa chọn xét nghiệm HIV tại Diag có kết quả nhanh và chính xác
Hiện tại, Diag là một trong những trung tâm y khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV với chất lượng tốt nhất. Mọi dịch vụ đều được thực hiện trên hệ thống máy hiện đại cùng kỹ thuật phân tích chuyên sâu của các kỹ thuật viên. Kết quả xét nghiệm tại Diag luôn có độ chính xác tuyệt đối và có giá trị cao trong điều trị HIV.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Lời kết
Tóm lại, bài viết đã chia sẻ thông tin về những con đường không lây nhiễm HIV. Việc tìm hiểu HIV không lây qua đường nào là rất cần thiết để tự bảo vệ bản thân. Điều này cũng giúp người nhiễm HIV chung sống và hòa nhập dễ dàng hơn với cộng đồng.
Xem thêm: HIV có lây qua đường muỗi đốt không?