Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Trong đó, giang mai thời kỳ 2 là một giai đoạn của bệnh khi vi khuẩn bắt đầu xâm nhập và phá hủy đa cơ quan. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy giang mai thời kỳ 2 có nguy hiểm không? Giang mai giai đoạn 2 có chữa được không? Cùng Diag tìm hiểu về giang mai thứ phát trong bài viết bên dưới nhé.
Giang mai thời kỳ 2 là gì?
Đây là một giai đoạn trong tiến trình phát triển của bệnh giang mai được gây nên bởi vi khuẩn Treponema pallidum. Khi bị giang mai giai đoạn 1 (nguyên phát) không được điều trị thì sẽ chuyển sang giai đoạn 2 (thứ phát).
Giai đoạn thứ phát thường diễn ra sau khoảng 6 – 12 tuần kể từ lúc xuất hiện các săng trên cơ thể. Lúc này, vi khuẩn lan rộng trong cơ thể và gây nên các triệu chứng ở nhiều hệ cơ quan khác nhau.
Triệu chứng của giang mai thứ phát
Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm sốt, buồn nôn, mệt mỏi, sụt cân, đau cơ, ăn không ngon, và nhức đầu. Bên cạnh đó, bệnh còn gây nên một số tổn thương cơ thể như đào ban và viêm hạch lan tỏa.
Trong khoảng 25% trường hợp, triệu chứng giang mai thứ phát ở da và niêm mạc là các săng vẫn còn tồn tại.
Đào ban
Còn gọi là phát ban giang mai. Chúng xuất hiện rải rác khắp người, đặc biệt là ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tương tự như các săng ở giai đoạn nguyên phát, đào ban không gây đau, ngứa, hay khó chịu.
Các vết này có là màu đỏ hồng, thể hiện mờ nhạt, và khó nhận biết rõ ràng. Những đặc điểm khác có thể là:
- Nốt có dạng tròn lõm vào.
- Mụn nước có chứa mủ.
- Miệng phát ban có mảng trắng hoặc mảng nhầy.
- Có thể xuất hiện quanh những khu vực nhiễm trùng xoắn khuẩn giang mai như bộ phận sinh dục hoặc vùng miệng.
Viêm hạch lan tỏa
Sưng hạch bạch huyết là triệu chứng điển hình của giang mai thứ phát. Những hạch này đóng vai trò chống lại sự viêm nhiễm. Khi nhiễm giang mai, cơ thể sẽ sản sinh tế bào miễn dịch để chống lại xoắn khuẩn. Sự tăng lên quá mức của các tế bào miễn dịch khiến hạch bạch huyết sưng to.
Tình trạng này thường xuất hiện ở những vị trí như cổ, nách, và khuỷu tay của người nhiễm giang mai. Các hạch có thể gây đau hoặc không đau. Khi bệnh càng tiến triển nặng thì hạch sưng nhiều hơn ở những vị trí khác nhau, từ đó dẫn đến tình trạng viêm hạch lan tỏa.
Những tổn thương khác
Bên cạnh phát ban thì người nhiễm giang mai thời kỳ 2 thường nổi nhiều sẩn khắp cơ thể. Các nốt này thâm nhiễm và có màu đỏ hồng, xung quanh viền có vảy. Chúng xuất hiện với nhiều hình thái khác nhau như dạng vảy nến, dạng trứng cá, hoặc dạng hoại tử… Ở vùng sinh dục hoặc hậu môn sẽ nổi nhiều sẩn với kích thước lớn, gọi là sẩn phì đại.
Nhiều trường hợp mắc viêm màng não. Biểu hiện giai đoạn nhẹ thường là đau đầu, cứng cổ, điếc, tổn thương dây thần kinh sọ, viêm thần kinh thị giác, và viêm võng mạc. Khi tiến triển nặng hơn thành viêm màng não cấp hoặc cấp tính (thường diễn ra ở người nhiễm HIV/AIDS) thì triệu chứng ban đầu trở nên nghiêm trọng hơn, có thể gây đột quỵ do viêm mạch máu trong sọ.
Ngoài ra, còn gặp nhiều vấn đề sức khỏe như:
- Rụng tóc từng vùng hoặc từng mảng lớn do viêm da đầu.
- Mất thính giác do viêm tai giữa.
- Mất thăng bằng do viêm mê cung.
- Rối loạn thị giác, nhìn kém do viêm viêm mạc hoặc viêm màng bồ đào.
- Đau xương do viêm màng ngoài tim.
- Condyloma lata: Là những tổn thương da tương tự như mụn cóc, có màu xám, xanh xám, hoặc xỉn màu, thường thấy ở hậu môn và dưới ngực. Một số Condyloma lata có màu trắng viền đỏ, xuất hiện ở vùng miệng, cổ họng, thanh quản, trực tràng, hoặc bộ phận sinh dục.
- Các tổn thương ở những bộ phận hoặc cơ quan khác như xương, khớp, gan, thận, lách, hoặc mắt.
Xem thêm: Hình ảnh bệnh giang mai
Bệnh giang mai giai đoạn 2 có nguy hiểm không?
Giang mai là một bệnh rất nguy hiểm với khả năng phá hủy đa tạng trong cơ thể, dẫn đến biến chứng như nhiễm trùng máu, suy tim, và tổn thương não. Người bệnh không chỉ bị ảnh hưởng sức khỏe tổng thể mà còn có thể suy giảm khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh.
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất là giang mai thần kinh. Đây là tình trạng bệnh khi vi khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, gây nên các vấn đề như động kinh, liệt người, rối loạn hành vi và tâm thần, cũng như một số chứng rối loạn khác. Ngoài ra, còn bao gồm tổn thương sọ não và các hội chứng về mắt như viêm giác mạc mô kẽ, viêm màng bồ đào, viêm võng mạc, và viêm màng võng mạc. Các tình trạng viêm này có thể gây nên bất thường ở đồng tử, mất phản xạ với ánh sáng, và mờ mắt. Trường hợp nặng sẽ mù lòa vĩnh viễn.
Biến chứng xương khớp bao gồm viêm và thoái hóa khớp, thoát vị và gãy xương. Bệnh khớp thần kinh, hay khớp Charcot, gây thoái hóa khớp và sưng xương. Người bệnh bị đau nhức và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vận động.
Ngoài ra, giang mai còn có thể gây nhồi máu cơ thể và sa sút trí tuệ do đau thần kinh thị giác. Rối loạn chức năng co thắt cũng là một biến chứng phổ biến, gây tổn thương đốt sống thứ 2 đến thứ 4, dẫn đến bí tiểu, khó tiểu, và tiểu không tự chủ.
Giang mai giai đoạn 2 có chữa được không?
Nếu được điều trị đúng cách, giang mai thứ phát hoàn toàn có thể được chữa khỏi và các triệu chứng sẽ giảm dần theo thời gian. Việc điều trị giang mai thời kỳ 2 chủ yếu sử dụng kháng sinh Penicillin. Nếu dị ứng với Penicillin, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng kháng sinh thay thế như Doxycycline hoặc Tetracycline.
Trong quá trình điều trị với Penicillin, người bệnh có thể gặp phản ứng Jarisch-Herxheimer. Đây là phản ứng sốt cấp tính diễn ra trong vòng 24h đầu sau khi bắt đầu ở mọi liệu trình điều trị giang mai. Phản ứng Jarisch-Herxheimer thường kèm theo triệu chứng như đau đầu, đau cơ, và sốt.
Việc sử dụng thuốc này nhằm mục đích tiêu diệt khuẩn T. pallidum và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, các tổn thương do giang mai gây ra trước khi điều trị như sẹo hoặc tổn thương nội tạng, có thể không hồi phục hoàn toàn. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để giảm thiểu tổn thương lâu dài.
Bệnh nhân sẽ cần được theo dõi nghiêm ngặt để đảm bảo vi khuẩn đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra hiệu quả điều trị và xác định xem liệu trình có cần điều chỉnh hay không.
Sau khi hoàn thành liệu trình, người bệnh cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có dấu hiệu tái phát của bệnh, đồng thời cần hạn chế tối đa các hoạt động quan hệ tình dục không an toàn.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả
Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện những điều sau để phòng tránh giang mai và biến chứng của bệnh:
- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Tránh quan hệ tình dục với nhiều người, bao gồm cả những người không rõ lai lịch và tiền sử bệnh xã hội.
- Không quan hệ tình dục với người mắc bệnh giang mai và các bệnh như HIV, lậu, sùi mào gà…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Xét nghiệm giang mai tại Diag để phát hiện và điều trị sớm
Hiện tại, Diag là trung tâm y khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc giang mai được nhiều khách hàng tin tưởng. Mọi dịch vụ tại Diag đều đảm bảo chất lượng tốt nhất, đồng thời đáp ứng yêu cầu về chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai. Bên cạnh đó, Diag còn ứng dụng kỹ thuật số trong việc thăm khám và xét nghiệm. Khách hàng sẽ nhận được kết quả nhanh chóng trong vòng 24h với chi phí tối ưu nhất.
Khách hàng có nhu cầu sàng lọc giang mai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Lời kết
Giang mai thời kỳ 2 là một giai đoạn của bệnh giang mai với những tổn thương cơ thể đáng báo động. Người bệnh nhiễm đến giai đoạn này cần được thăm khám và chữa trị kịp thời trước khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn. Tốt nhất là nên xét nghiệm và điều trị ngay từ giai đoạn ủ bệnh hoặc nguyên phát.
Xem thêm: Thời gian ủ bệnh giang mai