Giang mai thần kinh là một bệnh nguy hiểm, xảy ra ở bệnh nhân nhiễm giang mai giai đoạn cuối. Lúc này, vi khuẩn đã lan rộng khắp cơ thể và để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. Vậy bệnh giang mai thần kinh là gì? Triệu chứng giang mai thần kinh như thế nào? Cùng Diag tìm hiểu cách điều trị và phòng ngừa nhé.

Bệnh giang mai thần kinh là gì?

Đây là một dạng của giang mai giai đoạn cuối, xảy ra khi vi khuẩn Treponema pallidum xâm nhập và tấn công hệ thần kinh trung ương.

Bệnh được phân loại thành 4 dạng gồm: Giang mai thần kinh không triệu chứng, giang mai thần kinh mạch máu màng não, đau thần kinh thị giác, và Tabes tủy sống. Mỗi dạng sẽ có những biến chứng riêng và ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt. Nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Xem thêm: Giang mai giai đoạn 1

Nguyên nhân dẫn đến giang mai thần kinh

Có những nguyên nhân dẫn đến giai đoạn này như sau:

  • Không được điều trị: Nếu thiếu điều trị trong những giai đoạn đầu thì vi khuẩn vẫn tiếp tục tồn tại và lây lan mạnh mẽ trong cơ thể. Chúng sẽ tấn công và gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương.
  • Điều trị không đạt yêu cầu: Vi khuẩn không thể bị loại bỏ hoàn toàn nếu người bệnh không hoàn thành đủ liệu trình hoặc sử dụng sai thuốc trong quá trình điều trị. Điều này bao gồm cả những lần theo dõi và xét nghiệm định định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tái nhiễm giang mai: Những trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch kém, bị suy yếu, hoặc kiểm soát vi khuẩn không hiệu quả cũng khiến bệnh tái phát. Từ đó dẫn đến nguy cơ phát triển giang mai thần kinh.
  • Nhiễm HIV/AIDS: Hệ miễn dịch ở người nhiễm HIV/AIDS thường bị suy yếu rất nhiều, nên nguy cơ mắc giang mai thần kinh sẽ tăng rất cao.

Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua những đường nào?

Triệu chứng giang mai thần kinh

1. Giang mai thần kinh không triệu chứng

Bệnh gây những triệu chứng của viêm màng não nhẹ gồm: Đau đầu, cứng cổ, điếc, tổn thương dây thần kinh sọ, viêm võng mạc, và viêm thần kinh thị giác. Khi không được điều trị, bệnh tiến triển nặng thành chứng suy nhược thần kinh.

Mặc dù vậy, giang mai thần kinh có thể tồn tại ở thể không triệu chứng. Nghĩa là người bệnh không có dấu hiệu rõ ràng về tổn thương thần kinh, nhưng vẫn có sự hiện diện của Treponema pallidum trong hệ thần kinh. Lúc này, vi khuẩn có thể được phát hiện qua xét nghiệm dịch não tủy.

Một số trường hợp không thấy những dấu hiệu của viêm màng não khi xét nghiệm dịch não tủy. Do đó, người bệnh được xác định không có khả năng phát triển giang mai thần kinh.

2. Giang mai thần kinh mạch máu màng não

Triệu chứng có thể là chóng mặt, nhức đầu, cứng cổ, kém tập trung, mất trí nhớ, mất ngủ, mờ mắt, và rối loạn hành vi.

Giang mai thần kinh mạch máu màng não còn gây yếu và teo các cơ như vai, tay, và chân. Một số trường hợp hiếm có thể bị tê liệt chân đột ngột do huyết khối động mạch cột sống.

Ngoài ra, bệnh cũng ảnh hưởng đến vấn đề tiết niệu. Người bệnh có thể tiểu không tự chủ, hoặc đại tiện không tự chủ, hoặc cả hai.

Xem thêm: Giang mai ở nữ

Triệu chứng thần kinh mạch máu màng não có thể là rối loạn hành vi, đau đầu, teo cơ, tiểu không tự chủ…
Triệu chứng thần kinh mạch máu màng não có thể là rối loạn hành vi, đau đầu, teo cơ, tiểu không tự chủ…

3. Giang mai đau thần kinh thị giác

Tình trạng này là kết quả của sự tiêu hủy nhu mô vỏ não do viêm màng não mãn tính. Người bệnh có triệu chứng của rối loạn tâm thần như suy giảm trí nhớ, nhức đầu, khó tập trung, mệt mỏi và mất ngủ. Trường hợp nặng hơn có thể gây mất trí nhớ và dẫn đến sa sút trí tuệ.

Bệnh nhân có những bất ổn về mặt cảm xúc như trầm cảm, dễ cảm thấy lo lắng, chán nản, và mất hứng thú với cuộc sống. Nhiều trường hợp có thể trải qua ảo giác và bị hoang tưởng.

Ngoài ra, giang mai đau thần kinh thị giác còn có một số triệu chứng đáng chú ý khác như:

  • Rối loạn hành vi, cách cư xử thay đổi và khó đoán hơn.
  • Co giật và động kinh.
  • Chứng mất ngôn ngữ.
  • Liệt nửa người thoáng qua.
  • Hiện tượng run miệng, lưỡi, tay, và run toàn thân.

Xem thêm: Giang mai ở miệng

4. Tabes tủy sống

Đây là dạng nghiêm trọng của giang mai và có khuynh hướng không thể được chữa khỏi hoàn toàn ngay cả khi được điều trị. Triệu chứng đặc trưng nhất là đau buốt ở chân và lưng, tái phát thường xuyên, và không thể dự đoán trước. Không chỉ đau nhức mà người bệnh còn gặp các vấn đề về mất cảm giác rung, mất cảm thụ bản thể, và mất phản xạ các chi.

Mất cảm giác bàng quang cũng là một biến chứng đáng chú ý, gây bí tiểu và tiểu không tự chủ. Nguyên nhân do vi khuẩn tấn công vào các dây thần kinh chi phối chức năng này. Từ đó, khiến người bệnh không thể cảm nhận được sự đầy của bàng quang.

Một trong những biểu hiện của Tabes tủy sống ở nam giới là tình trạng rối loạn cương dương, suy giảm hoặc mất khả năng cương cứng. Đây là hệ quả khi vi khuẩn Treponema pallidum tấn công và gây tổn thương các dây thần kinh điều khiển chức năng sinh dục.

Hầu hết các bệnh nhân mắc dạng giang mai này có đặc điểm là gầy ốm, gương mặt buồn, và đồng tử Argyll Robertson. Trong đó, Argyll Robertson là một biến chứng giang mai ở mắt khi đồng tử thích ứng với tầm nhìn gần nhưng không phản ứng với ánh sáng.

Một số trường hợp mắc biến thể của dạng này là đau nội tạng. Các cơn đau diễn ra kịch liệt ở nhiều cơ quan nội tạng, đặc biệt phổ biến ở dạ dày dễ gây buồn nôn và nôn mửa. Ngoài ra, cơn đau còn biểu hiện ở thanh quản, bàng quang, và trực tràng.

Xem thêm: Bệnh giang mai ở nam

Tabes tủy sống là một dạng nghiêm trọng với triệu chứng đa dạng, đặc biệt là tổn thương mắt.
Tabes tủy sống là một dạng nghiêm trọng với triệu chứng đa dạng, đặc biệt là tổn thương mắt.

Chẩn đoán giang mai thần kinh

Người bệnh sẽ cần làm xét nghiệm chọc dò tủy sống để phân tích dịch não tủy. Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất, thường được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp nghi ngờ mắc giang mai thần kinh. Người bệnh sẽ được lấy một lượng dịch xung quanh não và tủy sống để xác định mức độ nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, việc chẩn đoán còn dựa vào những triệu chứng đặc trưng của bệnh, xét nghiệm máu, và kết hợp với chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI hoặc CT để kiểm tra tình trạng não, thân não, và tủy sống để có kết luận chính xác nhất.

Điều trị bệnh giang mai thần kinh

Phương pháp được khuyến nghị là sử dụng kháng sinh Penicillin dạng tiêm để đảm bảo hiệu quả điều trị. Phác đồ chữa trị thường kéo dài từ 10 – 14 ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sự đáp ứng của bệnh nhân. Trong một số trường hợp dị ứng với kháng sinh Penicillin, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng Ceftriaxone như một lựa chọn thay thế. Đặc biệt, trường hợp mắc Tabes tủy sống thường được kê thêm thuốc giảm đau để giảm nhẹ tình trạng bệnh.

Đối với trường hợp người bệnh giang mai thần kinh có nhiễm HIV/AIDS thì cần kết hợp điều trị với HIV. Liệu trình có thể được điều chỉnh với liều Penicillin cao hơn hoặc cần kéo dài để đảm bảo hiệu quả chữa trị. Việc điều trị kết hợp với HIV là rất cần thiết giúp giảm nguy cơ mắc biến chứng và thúc đẩy đáp ứng miễn dịch.

Bên cạnh đó, sau khi hồi phục sau điều trị, người bệnh sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu định kỳ. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện chọc dò tủy sống để kiểm tra dịch não tủy. Việc này giúp đảm bảo sức khỏe bệnh nhân được duy trì ổn định và bệnh không tiến triển nặng hơn.

Xem thêm: Giang mai có chữa được không?

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh giang mai thần kinh

Giang mai thần kinh là giai đoạn muộn của bệnh giang mai. Tốt nhất nên phòng tránh ngay từ ban đầu, trước khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nguyên phát hoặc thứ phát.

Các chuyên gia y tế chỉ ra một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả như sau:

  • Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Không quan hệ tình dục với nhiều người, đặc biệt là những người không rõ lai lịch và tiền sử bệnh xã hội.
  • Không quan hệ với những người mắc bệnh giang mai, HIV, lậu, sùi mào gà
  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần.

Xem thêm: Tác hại của bệnh giang mai

Quan hệ tình dục an toàn và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh giang mai thần kinh.
Quan hệ tình dục an toàn và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh giang mai thần kinh.

Lời kết

Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về bệnh giang mai thần kinh. Trong đó bao gồm các triệu chứng, cách chẩn đoán, và điều trị bệnh. Việc tìm hiểu đầy đủ thông tin về bệnh rất cần thiết. Điều này giúp nâng cao nhận thức về tình trạng nhiễm bệnh giang mai đang tăng cao như hiện nay. Khi phát hiện nguy cơ nhiễm bệnh thì cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ xét nghiệm và điều trị kịp thời.

 

Xem thêm: