Bệnh giang mai có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm miệng, lưỡi, và họng. Các vết loét, còn gọi là săng sẽ xuất hiện ở miệng khi vi khuẩn gây bệnh ở vị trí này. Tuy không gây hại nhiều nhưng săng có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề. Vậy giang mai ở miệng là gì? Liệu giang mai ở miệng, lưỡi, và họng có khác nhau không? Hãy cùng Diag tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.
Bệnh giang mai ở miệng là gì?
Giang mai ở miệng là một dạng của bệnh giang mai, do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào khoang miệng, nó sẽ gây ra triệu chứng là các săng (vết loét) trên môi, lưỡi, họng, hoặc bên trong niêm mạc miệng.
Trên thực tế, bệnh giang mai trải qua nhiều giai đoạn và các triệu chứng giang mai ở miệng có thể xảy ra xuyên suốt các giai đoạn này. Ban đầu là các săng cứng, không đau, sau đó phát triển thành những vết loét lớn và có khả năng gây nhiễm trùng nặng. Khi đến giai đoạn cuối, tình trạng nhiễm trùng rất khó kiểm soát, nguy cơ hủy hoại răng và xương hàm là rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai trong miệng
Treponema pallidum là loại xoắn khuẩn gây bệnh giang mai ở miệng, lưỡi, và họng. Chúng có thể xâm nhập vào niêm mạc miệng qua các vết xước nhỏ hoặc tổn thương trên bề mặt vùng miệng. Chỉ cần có sự tiếp xúc giữa miệng với dịch tiết từ vết loét của người bệnh là có thể lây bệnh giang mai. Thậm chí các vết xước rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy cũng đủ để vi khuẩn này lây lan. Sau khi xâm nhập thành công, T. pallidum bắt đầu gây bệnh với các săng (vết loét) tại vị trí tiếp xúc.
Con đường gây bệnh giang mai trong miệng thường là:
- Quan hệ tình dục bằng miệng: Con đường lây truyền phổ biến nhất. Vi khuẩn từ vết loét hoặc săng trên bộ phận sinh dục, hậu môn, hoặc miệng người bệnh sẽ xâm nhập vào miệng của đối tác.
- Hôn sâu: Nếu người bệnh có vết loét hoặc săng giang mai trong miệng, vi khuẩn sẽ lây truyền qua nước bọt và dịch tiết khi tiếp xúc trực tiếp với miệng hoặc lưỡi của người khác. Hôn sâu chủ yếu gây bệnh ở môi hoặc khoang miệng.
Một yếu tố quan trọng khác làm tăng nguy cơ nhiễm giang mai trong miệng là khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều này thường xảy ra ở những người bị suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Lúc này, cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn Treponema pallidum hơn so với người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua những đường nào?
Dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng
Săng là dấu hiệu đầu tiên khi nhiễm giang mai trong miệng, một dấu hiệu cho thấy bệnh đang ở giai đoạn nguyên phát. Thông thường, săng sẽ kéo dài từ 3 – 12 tuần và có thể tự biến mất ngay cả khi không điều trị. Người bệnh rất dễ lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi mà bỏ qua thăm khám và điều trị.
Đặc điểm của các săng giang mai ở miệng giai đoạn đầu như sau:
- Là các vết loét nông, không có gờ nổi cao.
- Màu đỏ thịt tươi.
- Có nền cứng.
- Hình dạng bầu dục hoặc hình tròn.
- Kích thước đa dạng khoảng 0,3cm – 3cm.
- Không gây đau, ngứa, hoặc khó chịu.
Xem thêm: Giang mai giai đoạn 1
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn thứ phát với các triệu chứng nặng nề hơn. Ở giai đoạn này, người bệnh có các vết loét hoặc tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau trong miệng. Vết loét có kích thước lớn, kèm theo các mảng trắng hoặc đó, gây sưng đau ở lưỡi, nướu, amidan, cổ họng, hoặc dưới thành họng. Người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, gặp khó khăn trong việc nuốt, ăn uống, và nói chuyện. Một số trường hợp lở loét sẽ gây mùi hôi, có thể tiết mủ hoặc dịch đục.
Xét nghiệm giang mai chỉ 105k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hơn 40 chi nhánh.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Biến chứng của bệnh giang mai ở miệng
Vi khuẩn giang mai sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị. Những tổn thương và vết loét trong miệng trở nặng hơn, tạo điều kiện giúp vi khuẩn khác xâm nhập vào cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác, khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Một số biến chứng khác của giang mai ở miệng có thể là:
- Gôm giang mai: Ban đầu là một khối tròn cứng dưới da, sau đó mềm dần và dễ vỡ. Khi vỡ sẽ tạo thành các vết loét và tiết dịch mủ màu trắng sữa. Sau một thời gian, vết loét lành sẽ để lại sẹo và co kéo vùng da xung quanh.
- Viêm lợi và nha chu: Tình trạng viêm làm tổn thương niêm mạc, gây sưng đỏ và chảy máu lợi. Trường hợp nặng có thể gây mất răng nếu không được điều trị kịp thời.
- Hủy hoại xương hàm và răng: Gây tổn thương và làm suy yếu cấu trúc xương, dẫn đến mất răng và biến dạng xương hàm. Các tổn thương này ảnh hưởng nặng nề đến chức năng nhai và nói.
Xem thêm: Tác hại của bệnh giang mai
Cách phòng ngừa bệnh giang mai ở miệng
Các chuyên gia khuyến cáo nên tuân thủ những lưu ý sau để hạn chế lây nhiễm bệnh giang mai trong miệng:
- Sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ phù hợp khi quan hệ tình dục.
- Tránh quan hệ tình dục qua đường miệng, hậu môn, hoặc âm đạo.
- Tránh tiếp xúc miệng với các tổn thương hoặc vết loét trên da/niêm mạc của người nhiễm bệnh.
- Không quan hệ với người không rõ lai lịch hoặc tiềm ẩn bệnh tình dục.
Xem thêm: Giang mai bẩm sinh
Một số câu hỏi về bệnh giang mai ở miệng
1. Thời gian ủ bệnh giang mai ở miệng là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng từ 10 – 90 ngày trước khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu của giang mai ở miệng. Trong giai đoạn này, vi khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể nhưng chưa gây ra triệu chứng rõ rệt.
2. Có thể chữa khỏi nếu bị giang mai ở miệng không?
Có, giang mai ở miệng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc điều trị thường bao gồm sử dụng kháng sinh (như penicillin) để tiêu diệt vi khuẩn Treponema pallidum. Nếu tuân thủ đúng liệu trình điều trị, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn và không còn triệu chứng nào sau khi điều trị.
3. Giang mai ở miệng có thể tái phát sau khi điều trị khỏi bệnh không?
Giang mai ở miệng sau khi được điều trị khỏi bệnh thì không thể tự tái phát. Tuy nhiên, người đã được điều trị khỏi bệnh có thể tái nhiễm giang mai ở miệng nếu tiếp xúc với vi khuẩn từ người nhiễm khác.
4. Giang mai ở miệng, lưỡi, và họng có khác nhau không?
Bệnh giang mai ở miệng, lưỡi, và họng là tương tự nhau. Chỉ có sự khác biệt duy nhất nằm ở vị trí lây nhiễm. Trên thực tế, các vị trí này đều có thể xuất hiện các săng sau khi tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn giang mai.
- Giang mai ở miệng: Săng xuất hiện tại vùng môi hoặc trong khoang miệng.
- Giang mai ở lưỡi: Săng xuất hiện trên bề mặt lưỡi. Các vết loét ở đây dễ bị kích thích hơn do lưỡi thường xuyên tiếp xúc với thức ăn và nước uống. Từ đó làm tăng khả năng bị nhiễm trùng.
- Giang mai ở họng: Săng xuất hiện ở cổ họng. Triệu chứng ở họng thường giống với viêm họng hoặc viêm amidan.
5. Giang mai ở miệng và lậu ở miệng có giống nhau không?
Đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, trong khi lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Triệu chứng của giang mai ở miệng thường là các vết loét (săng) cứng và không đau. Còn triệu chứng lậu ở miệng có thể là cổ họng bị viêm, sưng, và gây đau đớn cho người bệnh.
Xem thêm: Giang mai có ngứa không?
6. Thời điểm lý tưởng để xét nghiệm giang mai ở miệng là lúc nào?
Sau 30 ngày kể từ lúc nhiễm giang mai là thời điểm xét nghiệm cho ra kết quả chính xác nhất. Lúc này, xoắn khuẩn phát triển đủ mạnh trong cơ thể để được phát hiện qua các xét nghiệm.
Lời kết
Săng là triệu chứng cơ bản khi nhiễm bệnh giang mai ở miệng. Tuy không gây đau ngứa, nhưng các vết loét này có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề ở vùng miệng. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lây lan khắp cơ thể và gây nên những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, cần chủ động xét nghiệm giang mai ngay từ giai đoạn sớm. Điều này tạo điều kiện chữa trị hiệu quả, từ đó có hướng cải thiện sức khỏe phù hợp.
Hiện tại, Diag là một trong những trung tâm y khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm giang mai đáng tin cậy. Mọi kết quả tại Diag đạt độ chính xác tuyệt đối và có giá trị cao trong điều trị bệnh. Đồng thời, Diag triển khai nhiều gói dịch vụ đa dạng, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn tối ưu mà vẫn đảm bảo chất lượng cao cấp.
Khách hàng có nhu cầu sàng lọc giang mai tại nhà có thể liên hệ với đội ngũ Diag qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: