Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm gây nên bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum. Người nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng ban đầu là săng, và dần gặp nhiều triệu chứng nặng hơn khi bệnh tiến triển sang giai đoạn mới. Vậy bệnh giang mai có chữa được không? Giang mai có tái phát không? Cùng Diag tìm hiểu câu trả lời và cách chữa trị bệnh giang mai qua bài viết bên dưới nhé.
Bệnh giang mai có chữa được không?
Giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Ngay khi xác định nguy cơ nhiễm bệnh, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không nên chờ đến khi các triệu chứng rõ ràng mới đi khám vì khi đó tình trạng có thể đã trở nên nghiêm trọng và khó chữa khỏi hoàn toàn.
Xem thêm: Tác hại của bệnh giang mai
Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoặc đang dự định có thai nên xét nghiệm và điều trị sớm để tránh lây nhiễm cho con. Nếu phát hiện mắc bệnh trong thai kỳ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để có hướng xử lý phù hợp.
Xem thêm: Giang mai bẩm sinh
Nên chữa bệnh giang mai vào giai đoạn nào?
Nên chữa giang mai càng sớm càng tốt khi bệnh ở giai đoạn ủ bệnh và nguyên phát, hoặc sau khoảng 12 tuần kể từ lúc nhiễm vi khuẩn giang mai. Lúc này, vi khuẩn chưa gây tổn thương sâu đến các cơ quan nội tạng và hệ tim mạch, hệ thần kinh. Do đó, hiệu quả điều trị là rất cao.
Trong nhiều trường hợp khi nhắc đến chữa trị giang mai giai đoạn 1 có nghĩa là giai đoạn nguyên phát. Bác sĩ sẽ điều trị dựa trên triệu chứng cơ bản nhất là săng. Các điểm để nhận biết săng giang mai như sau:
- Là các vết loét nông, không có gờ nổi cao.
- Màu đỏ thịt tươi.
- Nền săng cứng.
- Hình bầu dục hoặc hình tròn.
- Kích thước đa dạng từ 0,3cm đến 3cm.
- Vị trí thường xuất hiện: Bộ phận sinh dục, lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, lưỡi, họng, hoặc môi.
Xem thêm: Giang mai giai đoạn 1
Phương pháp chẩn đoán và điều trị giang mai giai đoạn sớm
Bác sĩ sẽ chẩn đoán nhiễm giang mai dựa trên các yếu tố: Triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, và các xét nghiệm chuyên biệt.
- Hỏi về tiền sử quan hệ tình dục, sử dụng chung kim tiêm, và tiếp xúc với người có triệu chứng giang mai.
- Kiểm tra triệu chứng lâm sàng bao gồm: Các săng trong giai đoạn đầu; phát ban, sẩn, sưng hạch bạch huyết, sốt, đau họng, mệt mỏi… trong giai đoạn thứ phát.
- Chỉ định làm xét nghiệm kháng thể không đặc hiệu như RPR để sàng lọc ban đầu, hoặc các xét nghiệm đặc hiệu như TPPA, ELISA để xác nhận chẩn đoán. Tùy theo tình trạng và giai đoạn bệnh sẽ cần thực hiện những kiểm tra khác nhau.
Khi có những kết luận chẩn đoán thì bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình điều trị. Chữa bệnh giang mai giai đoạn sớm chủ yếu dựa vào kháng sinh, phổ biến nhất là Penicillin. Bệnh giang mai có chữa được không còn dựa vào việc tuân thủ liệu trình và phác đồ của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý ngưng thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc khác. Điều này có thể làm giảm hiệu quả điều trị cũng như gây nên những phản ứng kháng thuốc của vi khuẩn. Trường hợp xấu sẽ đẩy nhanh tiến trình lây lan của bệnh.
Phụ nữ đang hoặc có dự định mang thai cần điều trị khỏi bệnh trước khi có thai. Đối với mẹ bầu, cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ thai sản để có hướng xử lý hợp lý, tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho em bé.
Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua những đường nào?
Một số câu hỏi thường gặp về chữa trị bệnh giang mai
1. Bệnh giang mai có tái phát không?
Sau khi được chữa khỏi, bệnh giang mai sẽ không tái phát. Tuy nhiên, nếu vẫn tiếp xúc với nguồn lây nhiễm hoặc quan hệ không an toàn với người nhiễm thì vẫn có thể tái phát bệnh.
Xem thêm: Giang mai có ngứa không?
2. Nhiễm bệnh giang mai có chết không?
Giang mai có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Nguyên nhân do các biến chứng như:
- Tổn thương tim mạch: Gây phình động mạch chủ lên, suy van động mạch chủ, hẹp động mạch vành, và các vấn đề tim mạch khác, có thể dẫn đến tử vong.
- Tổn thương thần kinh: Gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, dẫn đến các vấn đề như viêm màng não, đột quỵ, và tổn thương thần kinh không thể hồi phục.
Xem thêm: Giang mai thần kinh
3. Giang mai có tự khỏi không?
Bệnh giang mai không thể tự khỏi, cần thiết phải có sự can thiệp điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Giang mai có thể được chữa khỏi hẳn rất dễ dàng trong thời gian ủ bệnh và nguyên phát. Nếu từ giai đoạn thứ phát thì hiệu quả điều trị sẽ giảm. Bệnh càng nặng thì khả năng điều trị càng thấp.
Xem thêm: Giang mai ở miệng
4. Nên điều trị giang mai tại nhà không?
Không nên tự chữa bệnh giang mai tại nhà. Hiện tại không có phương pháp chữa trị nào khác ngoài thuốc kháng sinh, đồng thời cần có sự kiểm tra và theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.
5. Bệnh giang mai ở nam có chữa được không?
Giang mai ở nam hoàn toàn có thể chữa khỏi trong giai đoạn sớm là ủ bệnh và nguyên phát. Bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử quan hệ tình dục hoặc các hành vi lây nhiễm, kết quả xét nghiệm, và những triệu chứng lâm sàng để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm: Bệnh giang mai ở nam
6. Chữa bệnh giang mai có tốn kém không?
Chi phí chữa giang mai hiện tại dao động từ 7.500.000 – 10.000.000 VNĐ trở lên. Mức phí này chưa bao gồm các xét nghiệm và dịch vụ đi kèm. Chữa trị bệnh giang mai có tốn kém hay không phụ thuộc nhiều vào giai đoạn nhiễm bệnh. Giai đoạn trễ cần nhiều quy trình xét nghiệm, chẩn đoán, và điều trị, do đó chi phí cũng tăng theo.
Xét nghiệm giang mai tại Diag đảm bảo chính xác và hiệu quả điều trị tốt nhất
Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm, trung tâm y khoa Diag luôn đảm bảo kết quả xét nghiệm giang mai chính xác tuyệt đối và có giá trị cao trong điều trị bệnh. Diag còn ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm giúp có kết quả trong thời gian ngắn nhất. Điều này giúp khách hàng thoải mái và an tâm hơn trong việc xét nghiệm tại trung tâm.
Khách hàng có nhu cầu sàng lọc giang mai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Giang mai ở nữ
Lời kết
Như vậy, vấn đề “Giang mai có chữa được không” đã có câu trả lời. Giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ tái phát nếu tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc tham gia quan hệ tình dục không an toàn.
Xem thêm: Lậu giang mai