Giang mai là một bệnh nguy hiểm có thể lây truyền từ mẹ sang con. Nhiều trường hợp nhiễm bệnh xảy ra với thai nhi ngay từ trong bụng mẹ hoặc khi chào đời, gọi là bệnh giang mai bẩm sinh. Vậy nguy nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Giang mai bẩm sinh có chữa được không? Cùng Diag tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh

Giang mai bẩm sinh là tình trạng nhiễm trùng giang mai ở trẻ sơ sinh, với tác nhân gây bệnh chính là xoắn khuẩn Treponema pallidum. Bệnh thường lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai hoặc lúc chuyển dạ. Điều này xảy ra khi mẹ nhiễm nhưng không được điều trị kịp thời hoặc điều trị chưa hoàn toàn khỏi bệnh.

Nếu truyền bệnh trong lúc mang thai, quá trình lây truyền thường xảy ra vào khoảng tháng thứ 4 – 5 của thai kỳ. Máu mẹ và máu thai nhi dễ dàng trao đổi qua nhau thai, tạo điều kiện cho xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể thai nhi.

  • Nhiễm trùng nhẹ: Có thể dẫn đến sinh non, tức là thai nhi ra đời sớm hơn so với tuổi thai bình thường. Dù sinh ra vẫn còn sống, nhưng sức khỏe tổng thể cũng như sự phát triển lâu dài của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng nặng: Tỷ lệ sống sót của bé rất thấp và thường dẫn đến sảy thai vào tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ.

Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh qua quá trình sinh nở. Nghĩa là bé bị lây truyền giang mai khi di chuyển qua ống sinh và có sự tiếp xúc với săng hoặc vết trầy xước ở âm đạo. Nguyên nhân thường do mẹ không kịp thời phát hiện các triệu chứng của giang mai như săng. Trên thực tế, săng không gây ngứa và dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Điều này khiến nhiều mẹ không nhận biết mình đang mắc bệnh và vô tình truyền nhiễm giang mai cho con.

Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua những đường nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh có thể xảy ra ngay từ tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ.
Bệnh giang mai bẩm sinh có thể xảy ra ngay từ tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ.

Triệu chứng của bệnh giang mai bẩm sinh

Các biểu hiện bệnh giang mai bẩm sinh được chia thành 2 giai đoạn chính: Giang mai bẩm sinh sớm và muộn. Thời gian xuất hiện các triệu chứng bệnh là khác nhau và gây nên những hệ quả xấu đến sức khỏe của bé.

Giang mai bẩm sinh sớm

Bệnh biểu hiện rõ nét nhất trong 3 tháng đầu sau sinh và kéo dài trong suốt 2 năm đầu đời của bé. Triệu chứng của bệnh thường là các tổn thương da cũng như ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể bé.

  • Mụn phỏng loét niêm mạc.
  • Phát ban dạng mụn hoặc dạng bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Phát ban có thể xuất hiện xung quanh mũi và miệng.
  • Da nhăn nheo.
  • Chảy nước mũi có mủ hoặc có máu, dẫn đến nghẹt mũi.
  • Nổi hạch toàn thân.
  • Tổn thương xuất huyết.
  • Gan và lá lách to.

Nhẹ cân, chậm tăng cân cũng là những dấu hiệu phổ biến ở trẻ sơ sinh nhiễm trùng giang mai. Bệnh có thể phát triển gây nên các vấn đề viêm ở màng não, sụn khớp, khuyết tật trí tuệ, hoặc não úng thủy.

Trong 6 tháng đầu sau sinh, bé có thể gặp tình trạng viêm xương sụn giả liệt Parrot. Đây là tình trạng các đầu xương dài bị viêm gây cản trở vận động. Trường hợp nặng có thể dẫn đến liệt vận động các chi.

Xem thêm: Tác hại của bệnh giang mai

Da nhăn nheo là một dấu hiệu nhận biết giang mai ở trẻ sau sinh.
Da nhăn nheo là một dấu hiệu nhận biết giang mai ở trẻ sau sinh.

Giang mai bẩm sinh muộn

Các triệu chứng biểu hiện rõ rệt trong vòng hai năm đầu đời. Trong đó, một số dấu hiệu đặc trưng bao gồm:

  • Vết loét sâu ở vùng mũi và vách ngăn mũi. Những vết loét này dần ăn sâu vào mô mũi, gây ra biến dạng nghiêm trọng.
  • Tổn thương cứng ở vòm miệng và màng xương, dẫn đến vết lõm ở xương trán và xương đỉnh.
  • Trẻ có răng cửa Hutchinson, răng hàm hình dạng quả dâu tằm, và xuất hiện vết nứt quanh miệng.
  • Tình trạng “gương mặt chó bulldog” do kém phát triển hàm trên, có thể gây dị dạng.
  • Suy giảm thị lực, teo thị giác, và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
  • Sẹo giác mạc do viêm giác mạc kẽ thường xuyên tái phát.
  • Mất thính lực do biến chứng đau thần kinh giác quan. Tình trạng này tiến triển từ nặng đến nhẹ và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
  • Bị liệt, teo cơ, mất điều hòa vận động, và mất phản xạ chi dưới. Đây là những biểu hiện giang mai thần kinh dạng Tabes ở trẻ vị thành niên.

Xem thêm: Giang mai ở miệng

Tổn thương răng Hutchinson là một biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh muộn với răng có hàm hình dạng quả dâu tằm.
Tổn thương răng Hutchinson là một biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh muộn.

Bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không?

Bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Phương án điều trị sẽ khác nhau và phụ thuộc vào loại giang mai cũng như thời điểm chữa trị. Điều trị giang mai cho trẻ sơ sinh cần thực hiện sớm để tránh những di chứng về sau.

Điều trị khi mẹ đang mang thai

Việc chẩn đoán dựa trên các kết quả xét nghiệm và những dấu hiệu lâm sàng. Mẹ sẽ được khuyến cáo chữa trị từ giai đoạn sớm và thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh Penicillin. Nếu có dị ứng với Penicillin thì sẽ được giải mẫn cảm, sau đó tiếp tục với Penicillin. Đồng thời, người bệnh sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm như RPR hoặc VDRL để kiểm tra hiệu quả điều trị.

Những trường hợp mẹ bầu nhiễm bệnh giang mai giai đoạn cuối hoặc giang mai thần kinh sẽ có phương án riêng biệt. Phác đồ sẽ được xem xét và cân nhắc kỹ trước khi tiến hành điều trị.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh vẫn có khả năng mắc bệnh dù mẹ đã điều trị đầy đủ, thậm chí là trẻ không có triệu chứng lâm sàng. Nguyên nhân có thể do T. pallidum có thể đã xâm nhập vào cơ thể thai nhi trước khi điều trị. Một số trường hợp hiếm thì trẻ nhiễm bệnh do tồn dư vi khuẩn trong cơ thể mẹ mà chưa bị loại bỏ hoàn toàn.

Xem thêm: Giang mai có chữa được không?

Điều trị giang mai bẩm sinh sớm

Chẩn đoán bệnh giang mai bẩm sinh sớm là quy trình quan trọng và phức tạp. Quy trình này thường bắt đầu từ việc sàng lọc và xét nghiệm huyết thanh của người mẹ ngay trong giai đoạn đầu thai kỳ. Sau đó, xét nghiệm được lặp lại trong 3 tháng cuối thai kỳ và tại thời điểm sinh nở.

Đối với trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm giang mai thì cần phải thực hiện nhiều bước thăm khám và xét nghiệm kỹ lưỡng:

  • Kiểm tra các tổn thương trên da, niêm mạc, hoặc các khu vực nghi ngờ nhiễm trùng giang mai.
  • Thực hiện nhuộm soi vi khuẩn học hoặc nhuộm miễn nhiễm huỳnh quang để phát hiện xoắn khuẩn Treponema pallidum.
  • Tiến hành định lượng kháng thể bằng các phương pháp như RPR hoặc VDRL để đánh giá mức độ kháng thể. Việc này cũng hỗ trợ theo dõi sự phát triển của kháng thể theo thời gian.
  • Xét nghiệm dịch não tủy nhằm phát hiện xoắn khuẩn trong hệ thần kinh trung ương. Xét nghiệm được thường được chỉ định nếu trẻ có dấu hiệu lâm sàng của bệnh hoặc kết quả xét nghiệm huyết thanh học dương tính.

Nếu trẻ sơ sinh được xác nhận nhiễm bệnh thì được khuyến cáo sử dụng kháng sinh Penicillin ngay từ những ngày đầu đời. Một số trường hợp không rõ ràng về tình trạng nhiễm trùng của trẻ thì bác sĩ có thể trì hoãn điều trị. Lúc này, trẻ nhỏ sẽ được xét nghiệm định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và có hướng chăm sóc phù hợp.

Điều trị giang mai khi mẹ đang mang thai sẽ dùng thuốc kháng sinh kết hợp với làm xét nghiệm RPR.
Điều trị giang mai khi mẹ đang mang thai sẽ dùng thuốc kháng sinh kết hợp với làm xét nghiệm RPR.

Điều trị bệnh giang mai bẩm sinh muộn

Trẻ cần được chẩn đoán thông qua xét nghiệm chọc dịch não tủy trước khi tiến hành điều trị. Đây là bước cần thiết để đánh giá sự xâm nhập của vi khuẩn vào hệ thần kinh trung ương trước khi bắt đầu điều trị. Từ đó có thể xác định mức độ lây nhiễm và đưa ra liệu trình điều trị thích hợp.

Việc chẩn đoán còn bao gồm đánh giá triệu chứng: Răng cửa Hutchinson, viêm giác mạc kẽ, và điếc. Bác sĩ cần kiểm tra liệu trẻ bị điếc do vi khuẩn làm tổn thương thần kinh hay các trường hợp điếc khác không liên quan đến giang mai.

Khi đã xác nhận trẻ mắc giang mai thì sẽ được chữa trị với kháng sinh Penicillin. Sau khi kết thúc liệu trình, trẻ cần làm xét nghiệm để kiểm tra hiệu quả điều trị. Nếu kết quả âm tính hoặc có sự suy giảm lượng kháng thể đáng kể sẽ được xem là điều trị thành công. Sau đó, trẻ cần được theo dõi định kỳ để đảm bảo không có dấu hiệu tái phát.

Nếu trẻ mắc biến chứng viêm giác mạc kẽ thì cần được điều trị với atropine và corticosteroid cùng sự tư vấn từ bác sĩ nhãn khoa. Đối với trường hợp trẻ có biến chứng thính giác, cần được tham vấn với chuyên gia trước khi điều trị.

Xét nghiệm giang mai chỉ 105k

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hơn 40 chi nhánh.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh giang mai bẩm sinh

Mẹ nên làm xét nghiệm sàng lọc giang mai vào giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ để phát hiện bệnh sớm. Sau đó, thực hiện lại vào 3 tháng cuối thai kỳ và trước khi sinh để đảm bảo em bé không bị lây nhiễm.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ và gia đình nên thực hiện những điều sau để ngăn ngừa nhiễm giang mai:

  • Quan hệ tình dục an toàn có sử dụng bao cao su.
  • Chung thủy đời sống 1 vợ 1 chồng, không quan hệ với nhiều người.
  • Chủ động thăm khám và sàng lọc giang mai trước khi lên kế hoạch có con.
  • Nghiêm túc thực hiện đúng liệu trình của bác sĩ nếu đang trong quá trình điều trị.
  • Chủ động xét nghiệm và tham khảo ý kiến bác sĩ sớm nếu nghi ngờ bản thân nhiễm giang mai.

Xem thêm: Giang mai có ngứa không?

Lời kết

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nguy hiểm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Để phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe, cách tốt nhất là mẹ cần thường xuyên thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm chuyên sâu. Thời điểm xét nghiệm được khuyến cáo là vào 3 tháng đầu, 3 tháng cuối và trước khi sinh.

 

Xem thêm: