Virus HPV là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý tình dục, trong đó có tình trạng bị sùi mào gà ở miệng. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa sùi mào gà với nhiệt miệng. Vậy hai bệnh lý này có gì khác nhau, sùi mào gà có tự hết không, hãy cùng Diag tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Sùi mào gà ở miệng là gì?

Sùi mào gà, hay mụn cóc sinh dục, là căn bệnh do virus HPV gây ra. Sùi mào gà miệng có lây không? Căn bệnh này có lây cho người khác. Đường lây của bệnh chủ yếu qua đường tình dục, gây ra tổn thương ở nhiều cơ quan cơ thể, bao gồm bộ phận sinh dục, môi, lưỡi…

Trong đó, bị sùi mào gà ở vùng miệng là tổn thương thường thấy nhất. Nếu bị sùi mào gà ở miệng, người bệnh sẽ mọc u nhú, nốt sần trong cuống lưỡi, chân răng, khoang miệng, môi, và cuống họng.

Xem thêm: Sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà ở miệng là gì
Bệnh sùi mào gà ở miệng do virus HPV sẽ mọc u nhú, nốt sần trong cuống lưỡi, chân răng, cuống họng…

Bị sùi mào gà ở miệng có đau không?

Trong giai đoạn đầu, bệnh không gây đau. Chỉ khi trở nặng, phát triển về số lượng và kích thước nốt u nhú, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi ăn uống, nói chuyện, và sinh hoạt thường ngày.

Bị sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không?

Câu trả lời là ‘Không’. Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, người bị sùi mào gà ở vùng miệng sẽ không khỏi hoàn toàn.

Nếu tình trạng kéo dài, người bệnh sẽ chuyển biến xấu. Thậm chí, họ còn có thể lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân bị sùi mào gà ở miệng, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên nghiệp để kịp thời áp dụng phác đồ chữa bệnh cụ thể.

Xem thêm: Sùi mào gà có lây không?

Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở miệng

Quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex)

Quan hệ bằng miệng không áp dụng biện pháp an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến sùi mào gà ở miệng. Nếu tiếp xúc với bộ phận sinh dục của người bệnh, mọi người có nguy cơ bị lây nhiễm virus HPV.

Những ai có nhiều bạn tình, thường xuyên quan hệ bằng đường miệng cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ bị sùi mào gà ở vùng miệng.

Xem thêm: BJ có bị sùi mào gà

Quan hệ tình dục bằng miệng
Quan hệ bằng miệng không an toàn sẽ dẫn đến nguy cơ bị lây nhiễm virus HPV.

Thường xuyên hôn sâu với bạn tình

Hôn sâu là hành động tiềm ẩn khả năng lây nhiễm virus HPV, gây ra tình trạng sùi mào gà tại miệng. Khi hôn sâu với người khác, nếu họ nhiễm sùi mào gà, virus sẽ theo tuyến nước bọt đi vào cơ thể. Lúc này, mọi người có thể bị lây virus, dẫn đến sùi mào gà tại miệng. 

Xem thêm: Sùi mào gà có lây qua nước bọt không?

Cùng sử dụng các vật dụng cá nhân

Dùng chung vật dụng cá nhân với mọi người, đặc biệt là bệnh nhân hoặc người phơi nhiễm sùi mào gà, là hành động có khả năng lây virus.

Đối với người mắc bệnh sùi mào gà, trong máu, mủ, dịch nhầy, và nước bọt có virus. Nếu sử dụng chung các vật dụng cá nhân như chén, đũa, khăn tắm, khăn mặt, và dao cạo râu, nhất là khi chưa khử trùng sạch sẽ, mọi người có thể bị lây nhiễm virus HPV, dẫn đến tình trạng sùi mào gà tại miệng hoặc nhiều bộ phận cơ thể khác.

Xem thêm: Sùi mào gà ở miệng trẻ em

Hút thuốc lá

Thường xuyên hút thuốc lá có thể gây ra tổn thương hầu họng. Đây là điều kiện để virus có thể xâm nhập và gây bệnh.

Đối với người bệnh, nếu hít khói thuốc lá có thể gây ra tổn thương niêm mạc miệng. Điều này khiến sùi mào gà phát triển, biến chứng thành ung thư vòm họng.

Xem thêm: Nguyên nhân bị sùi mào gà ở nam giới

Những triệu chứng khi bị sùi mào gà ở miệng

Giai đoạn 1: Ủ bệnh

Giai đoạn 1 là thời gian ủ bệnh, kéo dài từ 2 đến 9 tháng sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị sùi mào gà ở vùng miệng do virus, thời gian ủ bệnh sẽ rút ngắn hơn, dao động từ 3 đến 8 tuần.

Trong thời gian ủ bệnh, sùi mào gà có các dấu hiệu: 

  • Quanh lưỡi, miệng, và vòm họng xuất hiện vài vết loét, mảng trắng, hoặc nốt sần li ti.
  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong miệng.

Xem thêm: Cuống lưỡi sùi mào gà ở lưỡi

Giai đoạn 2: Khởi phát

Sùi mào gà ở miệng giai đoạn 2
Sùi mào gà ở miệng giai đoạn 2 có các triệu chứng như nổi u nhú trong họng, hơi thở có mùi hôi, ngứa…

Trong giai đoạn 2, các triệu chứng sẽ rõ hơn, đòi hỏi điều trị y tế. Một số dấu hiệu bệnh trong giai đoạn này gồm: 

  • Nổi u nhú như mụn nhọt trong họng, lưỡi, lợi, nướu hoặc miệng. U có kích thước nhỏ, màu hồng nhạt hoặc da, mọc rải rác thành từng nốt. 
  • Cảm thấy đau, khó nuốt khi ăn uống. 
  • Cảm giác ngứa, vướng víu trong miệng. 
  • Chảy máu khi ăn uống, đánh răng, hoặc sinh hoạt thường ngày.
  • Hơi thở có mùi hôi.

Xem thêm: Sùi mào gà có ngứa không?

Giai đoạn 3: Phát triển

Đây là giai đoạn người bệnh gặp những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, bắt buộc điều trị y tế. Một số dấu hiệu trong giai đoạn phát triển gồm: 

  • Nốt sùi phát triển mạnh về kích thước, số lượng, và có thể mọc khắp miệng.
  • Có mủ. Nếu động vào có thể bị vỡ, lỡ loét, và chảy máu, mủ.
  • Đau rát cổ họng. Gây đau khi ăn uống và hực hiện các sinh hoạt thường ngày.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Chán ăn, sụt cân nhanh chóng do không ăn uống được.
  • Đau xương hàm, đau amidan.
  • Lưỡi sưng, tê nặng.
  • Nổi ban, mẩn đỏ trong khoang miệng.

Giai đoạn 4: Biến chứng

Sùi mào gà giai đoạn cuối
Sùi mào gà ở miệng giai đoạn cuối có thể dẫn đến ung thư vòm họng, khoang miệng nhiễm trùng…

Đây là giai đoạn cuối của bệnh sùi mào gà. Nếu không điều trị kịp thời, sang giai đoạn biến chứng, cơ thể người bệnh sẽ gặp phải những tổn thương sức khỏe, bao gồm:

  • Miệng nhiễm trùng, sưng tấy.
  • Tiết dịch, loét, và chảy máu.
  • Biến chứng ung thư hậu môn, ung thư vòm họng.

Xem thêm: Khỏi sùi mào gà có quan hệ được không?

Bị sùi mào gà ở miệng ảnh hưởng đến người bệnh ra sao?

Ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân

Bị sùi mào gà ở miệng là một căn bệnh xã hội, thường lây qua đường tình dục. Vì vậy, những bệnh nhân mắc bệnh này sẽ tự nảy sinh cảm giác mặc cảm, xấu hổ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị kỳ thị, phân biệt đối xử, dẫn đến ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

Xem thêm: Bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm HPV âm tính

Ảnh hưởng đến đời sống cá nhân

Bị sùi mào gà ở miệng nên khi ăn uống, người bệnh sẽ cảm thấy vướng víu, đau rát. Đặc biệt, các u nhú, nốt sần vỡ có thể gây ra tình trạng chảy máu, mủ, thậm chí hoại tử.

Cảm giác vướng víu, cồm cộm khó chịu do các nốt sần gây ra còn khiến mọi người cảm thấy mất hứng thú trong đời sống tình dục. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rạn nứt hạnh phúc gia đình.

Xem thêm: Chưa quan hệ có bị sùi mào gà không?

Sùi mào gà ở miệng ảnh hưởng đến đời sống cá nhân
Bị sùi mào gà ở miệng khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, đau rát khi ăn uống và quan hệ tình dục. 

Gây mất thẩm mỹ

Nếu bệnh sùi mào gà nghiêm trọng, các nốt sần, u nhú sẽ phát triển về kích thước lẫn số lượng. Điều này khiến vẻ ngoài người bệnh bị ảnh hưởng ít nhiều, làm họ cảm thấy mất tự tin khi xuất hiện trước đám đông hoặc giao tiếp cùng mọi người.

Xem thêm: Hình ảnh dương vật bị sùi mào gà 

Có thể lây nhiễm cho người khác

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội có khả năng lây nhiễm nhanh, qua nhiều đường khác nhau. Nếu không cẩn thận, người bệnh có thể vô tình lây virus cho mọi người xung quanh.

Có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần

Hiện nay, sùi mào gà chưa có thuốc đặc trị dứt điểm, chỉ có điều trị theo triệu chứng. Vì vậy, virus HPV có thể vẫn tồn tại trong cơ thể bệnh nhân, tiềm ẩn nguy cơ tái phát.

Những người có nguy cơ tái phát sùi mào gà sau khi chữa khỏi gồm nhóm có hệ miễn dịch suy giảm, phụ nữ có thai, và người không sử dụng biện pháp an toàn trong đời sống tinh dục.

Xem thêm: Mẹ bị sùi mào gà sinh con có sao không?

Dễ biến chứng thành ung thư nếu không chữa trị dứt điểm

Khi bị nhiễm sùi mào gà ở miệng, đặc biệt do virus HPV type 16 và type 18, bệnh nhân có nguy cơ biến chứng ung thư nếu không chữa trị kịp thời. Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi bị sùi mào gà ở vùng miệng là ung thư vòm họng, ung thư miệng…

Xem thêm: Sùi mào gà có chết không?

Phân biệt bị sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng

Có nhiều nét tương đồng về dấu hiệu, nên nhiều người thường khó phân biệt giữa bị sùi mào gà tại miệng và nhiệt miệng. Tuy nhiên, đây là hai dạng bệnh khác nhau.

Bảng so sánh giữa nhiệt miệng và bị sùi mào gà ở miệng

Bệnh lý Bị sùi mào gà ở miệng Nhiệt miệng
Nguyên nhân Do virus HPV gây ra.
  • Do phản ứng với vi khuẩn.
  • Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Bị kích ứng.
  • Tổn thương vùng miệng.
  • Mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tuỷ…
Triệu chứng
  • Không xuất hiện dấu hiệu trong giai đoạn đầu mắc bệnh.
  • Bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lâm sàng từ 3 tuần đến 9 tháng bao gồm: Nổi nốt sùi, nốt sần trong miệng; nổi mụn nhỏ li ti ở lưỡi, môi, và lợi, sau đó phát triển kích thước như mào gà.
  • Có mảng sùi màu nâu, da, hoặc hồng trong khoang miệng.
  • Cảm thấy đau rát khi ăn uống, nuốt nước bọt.
  • Xuất hiện mụn nước màu trắng, vàng, và hình tròn hoặc bầu dục trong niêm mạc.
  • Vỡ thành vết loét nhỏ, nông, và có bờ.
  • Cảm thấy đau rát khi ăn uống, nuốt nước bọt, và nói chuyện.
  • Sốt, mệt mỏi, và sưng miệng.
Khả năng lây nhiễm

Khả năng lây nhiễm cao. Có nhiều đường lây nhiễm: Đường tình dục, hôn môi, sử dụng chung vật dụng cá nhân, tiếp xúc với dịch nhầy, nước bọt, và máu của người bệnh.

Không có khả năng lây nhiễm.

Độ nghiêm trọng

Có độ nguy hiểm cao, biến chứng thành ung thư.

Thường sẽ tự khỏi sau đó 1 tuần.

Biến chứng
  • Bội nhiễm.
  • Có nguy cơ biến chứng ung thư niêm mạc miệng, ung thư hầu họng.
  • Viêm cấp, sưng tấy niêm mạc miệng.
  • Sốt cao, sưng hạch góc hàm.
  • Đau rát khi ăn uống, trò chuyện.

Cách phòng chống sùi mào gà ở miệng

Từ bỏ những thói quen tình dục xấu

Để giảm thiểu nguy cơ bị sùi mào gà ở miệng cho bản thân và gia đình, mọi người cần từ bỏ những thói quen tình dục xấu: Có nhiều bạn tình, quan hệ bằng miệng, và không sử dụng biện pháp phòng tránh.

Xem thêm: Từng bị sùi mào gà có sinh thường được không?

Tiêm vaccine HPV

Gardasil và Gardasil 9 là hai loại vaccine HPV được sử dụng phổ biến hiện nay. Vaccine có khả năng ngăn ngừa các bệnh do virus HPV gây ra, bao gồm bị sùi mào gà ở vùng miệng.

Phác đồ tiêm vaccine HPV gồm 3 mũi, dành cho nam nữ từ 12 – 26 tuổi, với khả năng bảo vệ cơ thể lên đến 30 năm. Liệu trình tiêm của vaccine HPV như sau:

  • Mũi 1: Lần tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách 2 tháng sau lần tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: Cách 6 tháng sau lần tiêm mũi đầu tiên.
Tiêm vaccine HPV
Tiêm vaccine HPV để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng.

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ là cách phát hiện sớm sùi mào gà ở vùng miệng cùng các bệnh lý khác (nếu có). Mọi người nên kiểm tra sức khoẻ 6 – 12 tháng/lần để đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh, không mắc các bệnh lý bất thường.

Để đảm bảo kết quả chính xác, mọi người cần liên hệ những cơ sở y tế hiện đại, có chuyên môn cao.

Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm sùi mào gà chất lượng cao. Các kết quả tại Diag rất được tin tưởng nhờ sự chính xác, nhanh chóng, và có giá trị cao trong điều trị bệnh. Hiện nay, Diag cung cấp những gói xét nghiệm HPV và các bệnh xã hội khác với chi phí tiết kiệm nhất.

Khách hàng có nhu cầu sàng lọc bệnh sùi mào gà và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tại nhà có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Lời kết

Bị sùi mào gà ở miệng là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, mọi người cần chủ động liên lạc cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm và tuân thủ lộ trình điều trị.

 

Xem thêm: Sau quan hệ bao lâu thì bị sùi mào gà?