Lậu là căn bệnh xã hội rất nguy hiểm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Đặc biệt là ở nữ giới trong độ tuổi từ 15-24. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh lậu ở nữ? Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu bệnh lậu ở nữ và các nguyên nhân bệnh lậu ở nữ giới.
Nguyên nhân bệnh lậu ở nữ giới
Lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae và chỉ xảy ra ở người. Đây là một trong những bệnh lây truyền phổ biến nhất trên thế giới và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân bệnh lậu ở nữ chủ yếu qua các hoạt động tình dục không an toàn. Quan hệ bằng miệng hoặc qua đường âm đạo, hậu môn là những con đường lây nhiễm chính. Lậu cầu có thể được truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niệu đạo, âm đạo, hoặc hậu môn của người nhiễm bệnh.
Con đường lây nhiễm bệnh lậu ở nữ
Lây truyền trực tiếp
Đây là hình thức truyền bệnh phổ biến nhất. Vi khuẩn lậu sẽ được truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niệu đạo hoặc âm đạo của người nhiễm bệnh. Nữ giới tham gia quan hệ tình dục qua đường miệng, hậu môn, hoặc âm đạo với đối tác đã mắc bệnh chắc chắn sẽ nhiễm lậu cầu.
Xem thêm: Lậu lây qua đường nào?
Lây truyền gián tiếp
Vi khuẩn N. gonorrhoeae có thể lây truyền gián tiếp thông qua đồ vật hoặc môi trường mà vi khuẩn nhiễm bệnh đã tiếp xúc. Sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, quần áo, hoặc bồn cầu đều là môi trường lây bệnh lý tưởng nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm xảy ra vì vi khuẩn lậu không thể tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài cơ thể.
Triệu chứng và dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
Giai đoạn ủ bệnh
Bệnh lậu ở nữ giới giai đoạn đầu phần lớn không có triệu chứng hoặc dấu hiệu rõ ràng. Hơn 50% trường hợp không có triệu chứng lậu ở nữ giới. Điều này khiến họ nhầm tưởng với các bệnh truyền nhiễm thông thường.
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 5 ngày, hoặc lâu hơn đến 14 ngày. Điều này tùy thuộc vào sức khỏe, hệ miễn dịch của người bệnh và độ mạnh-yếu của vi khuẩn. Nhiều người vì không biết được bản thân đã nhiễm bệnh nên không chủ động thăm khám và xét nghiệm sớm. Từ đó dẫn đến việc truyền bệnh trong cộng đồng.
Xem thêm: Lậu ở miệng
Giai đoạn lậu cấp tính
Những vấn đề ở đường tiết niệu là dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới phổ biến nhất. Các triệu chứng thường thấy như:
- Tiểu gắt, tiểu buốt, và có cảm giác nóng rát.
- Đau bụng dưới.
- Có mủ chảy ra từ niệu đạo.
- Cổ tử cung bị sưng đỏ, phù nề có mủ, hoặc dịch màu đục kèm theo mùi hôi.
- Chảy máu bất thường dù không trong kỳ kinh nguyệt.
Xem thêm: Bệnh lậu mấy ngày thì phát bệnh?
Giai đoạn lậu mãn tính
Đây là giai đoạn nặng của bệnh. Các triệu chứng trước đó trở nên nghiêm trọng hơn. Phụ nữ bị bệnh lậu mãn tính có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm cổ tử cung: Bị viêm đỏ, có nhầy mủ hoặc nước mủ, và rất dễ chảy máu.
- Viêm niệu đạo: Có mủ chảy từ niệu đạo khi ép khớp mu, hoặc từ các ống Skene, tuyến Bartholin.
- Rối loạn kinh nguyệt: Chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh. Có thể dẫn đến thai ngoài tử cung hoặc tiểu khung mãn tính.
- Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis: Gây đau hạ sườn phải. Người bệnh thường có triệu chứng sốt, buồn nôn và nôn.
- Viêm họng: Gây đau họng ngay cả khi không có triệu chứng.
- Viêm khớp: Sưng khớp và đau dữ dội tại những khớp lớn như đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, cổ tay…
- Tổn thương trực tràng: Gây ngứa, chảy máu, và tiết dịch đục. Có thể kèm phát ban đỏ hoặc mủ nhầy trên thành trực tràng.
Xem thêm: Lậu mắt
Biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh lậu
Viêm vùng chậu (PID) là một biến chứng bệnh lậu ở nữ giới, xảy ra trong 10 – 20% trường hợp mắc bệnh. PID có thể bao gồm viêm vòi trứng, viêm phúc mạc vùng chậu, và áp xe khung chậu. Đồng thời gây đau hai bên vùng bụng dưới hoặc đau khi quan hệ tình dục.
Nhiều bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng cầu khuẩn lan tỏa (DGI). Biến chứng này có thể gây hội chứng viêm da-viêm đa khớp. Từ đó gây đau, sưng đỏ ở cổ tay hoặc mắt cá chân. Người bệnh sẽ gặp những tổn thương da ở cánh tay hoặc chân. Da có nền đỏ, hơi đau, và xuất hiện nhiều mụn mủ.
Khả năng sinh sản cũng là một vấn đề đáng chú ý khi người bệnh đến giai đoạn lậu mãn tính. Nếu không được điều trị lậu kịp thời hoặc không đúng cách có thể làm giảm khả năng có thai, từ đó gây vô sinh.
Xem thêm: Bệnh lậu có nguy hiểm không?
Đối tượng nữ giới có nguy cơ cao nhiễm bệnh lậu
Bệnh lậu chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục. Các chuyên gia cho biết những đối tượng nữ giới có khả năng cao nhiễm lậu như sau:
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
- Tham gia các hoạt động mại dâm.
- Đã nhiễm HIV hoặc tiền sử mắc bệnh xã hội khác.
- Tham gia quan hệ tình dục sớm, đặc biệt nữ trong độ tuổi 15 – 24 tuổi.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên tự bảo vệ mình bằng cách quan hệ tình dục an toàn. Bên cạnh đó, cần áp dụng những biện pháp để hạn chế rủi ro lây nhiễm bệnh như sau:
- Luôn sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp an toàn phù hợp khi quan hệ tình dục.
- Hạn chế quan hệ với nhiều đối tác cùng một lúc.
- Không quan hệ với người đã nhiễm/nghi nhiễm lậu hoặc các bệnh tình dục khác.
- Xét nghiệm định kỳ để tầm soát bệnh lậu.
- Chủ động thăm khám bác sĩ khi có những dấu hiệu của bệnh như tiểu gắt, tiểu buốt, đau bụng dưới, có mủ chảy ra từ niệu đạo, chảy máu bất thường giữa kỳ kinh…
Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh lậu
Điều trị bệnh lậu ở nữ giới như thế nào?
Hiên nay, các bác sĩ chẩn đoán và điều trị lậu ở nữ bằng cách áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Có thể điều trị thông qua đường tiêm, đường uống, hoặc kết hợp với đặt âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn.
Phụ nữ bị bệnh lậu được khuyến cáo không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị. Đồng thời không uống rượu bia hoặc chất kích thích. Sau khi kết thúc điều trị cần làm xét nghiệm lại sau 3 tháng. Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất và không tái phát bệnh.
Có cần thiết xét nghiệm lậu trước khi điều trị không?
Câu trả lời là CÓ.
Xét nghiệm lậu là cách tốt nhất và hiệu quả nhất giúp phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae trong cơ thể. Phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Từ đó giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Hiện tại có 3 phương pháp được sử dụng để sàng lọc và phát hiện vi khuẩn lậu cầu.
- Xét nghiệm nhuộm gram: Sử dụng thuốc nhuộm chuyên biệt làm nổi bật vi khuẩn giúp phát hiện dễ dàng. Kết quả cho ra rất nhanh chóng chỉ sau 30 – 45 phút.
- Xét nghiệm PCR: Sử dụng các kỹ thuật chuyên sâu để phát hiện vi khuẩn lậu. PCR thường được thực hiện từ giai đoạn sớm của bệnh. Kết quả rất đáng tin cậy nhờ vào độ đặc hiệu cao đến 98%. Rất phù hợp với những đối tượng nhiễm bệnh nhưng chưa có triệu chứng.
- Nuôi cấy vi khuẩn: Kết quả có độ chính xác cao khi đã nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường đặc biệt. Tuy nhiên, phương pháp này cho ra kết quả chậm từ 3 – 5 ngày kể từ lúc thực hiện.
Nên xét nghiệm lậu ở đâu để đảm bảo chính xác và đáng tin cậy?
Bệnh lậu sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nên nữ giới cần chủ động sàng lọc lậu cầu ngay cả khi cơ thể chưa có những triệu chứng của bệnh.
Hiện tại, Diag là trung tâm y khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm lậu được nhiều khách hàng tin tưởng. Gói dịch vụ xét nghiệm lậu tại Diag được thực hiện bằng phương pháp PCR nên cho ra kết quả nhanh chóng với độ chính xác rất cao. Với việc ứng dụng nhiều máy móc hiện đại cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn, Diag đảm bảo mọi kết quả đều đáng tin cậy và có giá trị cao trong điều trị bệnh.
Khách hàng có nhu cầu sàng lọc bệnh lậu và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về bệnh lậu ở nữ, cũng như những dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới. Việc tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, và biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình. Ngay khi có những dấu hiệu lâm sàng của bệnh thì cần đến ngay các trung tâm y tế để làm xét nghiệm lậu.
Xem thêm: Bệnh lậu ở nam