Triple Test là một trong những xét nghiệm quan trọng cần thiết phải thực hiện trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu xét nghiệm Triple Test có cần nhịn ăn không? Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này, và vì sao mẹ cần phải thực hiện Triple Test nhé.
Xét nghiệm Triple Test có cần nhịn ăn không?
Triple Test là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh. Đây là xét nghiệm sinh hóa, được thực hiện để xác định nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh thông qua phân tích ba chỉ số có trong máu người mẹ, bao gồm AFP, hCG, và Estriol. Cả ba đều là những chất sinh hóa được sản sinh tự nhiên có trong cơ thể mẹ, vậy nên xét nghiệm Triple Test không cần phải nhịn ăn.
Vì sao cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple Test?
Trong quá trình phát triển trong cơ thể mẹ, sẽ rất khó để phát hiện dị tật ở thai nhi nếu chỉ thăm khám siêu âm thông thường. Vậy nên, Triple Test sẽ được chỉ định thực hiện khi thai được 16 – 20 tuần tuổi.
Xét nghiệm sẽ phân tích ba chất sinh hóa có trong máu của mẹ, bao gồm:
- AFP (Alpha-fetoprotein): Một loại protein được hình thành bởi túi noãn hoàng và tế bào gan của bào thai.
- hCG: Hormone sinh ra từ nhau thai sau khi trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung.
- Estriol: Một estrogen quan trọng được sản xuất bởi bào thai và nhau thai.
Dựa vào kết quả phân tính định lượng của các chất này, bác sĩ có thể đánh giá và chẩn đoán nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng Edwards, hoặc dị tật ống thần kinh. Đây đều là những dị tật nguy hiểm và chỉ có thể được phát hiện qua xét nghiệm Triple Test.
Kết quả xét nghiệm Triple Test
Xét nghiệm Triple Test có hai kết quả quan trọng cần phân tích gồm:
- Định lượng AFP, beta-hCG, và Estriol.
- Nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
Bảng phân tích định lượng ba chất sinh hóa
Nguy cơ mắc hội chứng | Kết quả phân tích định lượng chất sinh hóa |
Down | Khi nồng độ AFP và Estriol thấp, nồng độ beta-hCG cao. |
Edwards | Khi nồng độ cả 03 chất đều thấp. |
Dị tật ống thần kinh | Khi nồng độ AFP cao kết hợp với siêu âm khảo sát hình ảnh. |
Nếu mẹ nhận được kết quả phân tích định lượng cho thấy nồng độ AFP và Estriol trong máu thấp, nồng độ beta-hCG cao, nghĩa là thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down. Tương tự với kết quả phân tích các chất sinh hóa cho những hội chứng còn lại.
Bảng tham khảo phân tích nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh
Hội chứng | Ngưỡng phân biệt | Nguy cơ | Kết luận |
Down | 1/250 | 1/150 | Nguy cơ cao |
Edwards | 1/350 | 1/700 | Nguy cơ thấp |
Dị tật ống thần kinh | MoM AFP 2.5 | MoM AFP 1.2 | Nguy cơ thấp |
Mỗi hội chứng sẽ có một ngưỡng phân biệt khác nhau. Nếu mẹ nhận được kết quả xét nghiệm có nguy cơ cao hơn ngưỡng phân biệt, nghĩa là thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng dị tật tương ứng với ngưỡng đó.
Lựa chọn dịch vụ tầm soát sức khỏe thai sản an toàn và kết quả chính xác tại Diag
Hiểu được mong muốn thực hiện xét nghiệm nhanh chóng, an toàn, và có độ chính xác cao của nhiều mẹ bầu, trung tâm y khoa Diag mang đến những dịch vụ thăm khám xét và xét nghiệm thai sản với chất lượng cao cấp nhất hiện nay.
Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám và xét nghiệm y khoa, tất cả mẫu bệnh phẩm tại Diag đều được thực hiện trên hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại như Roche, Abbott giúp mang đến kết quả nhanh chóng, chuẩn xác và có giá trị cao trong quá trình thăm khám sức khỏe thai kỳ.
Khách hàng có nhu cầu tầm soát sức khỏe thai kỳ và các bệnh truyền nhiễm khi mang thai tại nhà có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Lời kết
Tóm lại, vấn đề “Xét nghiệm Triple Test có cần nhịn ăn không” đã có câu trả lời. Mẹ bầu khi thực hiện Triple Test không cần phải nhịn ăn trước đó. Tuy nhiên, việc tuân thủ đúng quy trình và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa là rất cần thiết để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.