Việc thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một phần không thể thiếu để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn vẫn luôn là điều khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Diag tìm hiểu câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé!

Vì sao xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu cần làm các xét nghiệm sàng lọc để tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Việc kiểm tra này sẽ được chỉ định thực hiện vào giai đoạn đầu và quan trọng nhất là giai đoạn từ tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không kịp thời can thiệp. Tuy nhiên, bệnh chỉ được phát hiện bằng những kỹ thuật phân tích chuyên sâu và xét nghiệm chính là giải pháp duy nhất để xác định mẹ có mắc bệnh hay không. Vậy nên, các bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm mẫu máu kiểm tra khả năng dung nạp glucose.

Trong quá trình thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose, mẹ cần phải uống một dung dịch chứa đường và tùy theo phương pháp mà dung tích sẽ khác nhau như 50 gram, 75 gram, hoặc 100 gram. Việc cảm thấy buồn nôn hay nôn mửa ngay sau khi uống là điều hoàn toàn bình thường. Bởi dung dịch đường này có độ đậm đặc cao và rất ngọt, đặc biệt là mẹ phải uống sau khoảng thời gian dài nhịn đói trước đó.

Tuy nhiên, việc phải uống dung dịch đường này là điều cần thiết để có thể phát hiện bệnh. Các bác sĩ sẽ dựa vào những chỉ số kết quả từ bước này để chẩn đoán, đồng thời đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn là điều bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Tìm hiểu kỹ về bệnh

Khi hiểu rõ về tiểu đường thai kỳ, phụ nữ mang thai sẽ có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này, từ nguyên nhân, triệu chứng, đến các biện pháp phòng ngừa, và điều trị. Điều này có thể giúp mẹ giảm bớt lo lắng, thư giãn tinh thần tốt hơn trong quá trình kiểm tra.

Ăn uống đầy đủ hoặc nhịn ăn nếu cần thiết

Áp dụng một chế độ ăn uống đầy đủ trước khi xét nghiệm giúp cơ thể có đủ năng lượng để duy trì mức đường huyết ổn định. Điều này sẽ đảm bảo xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho ra kết quả đạt độ chính xác cao.

Bên cạnh đó, ngay trước thời điểm xét nghiệm thì mẹ sẽ được yêu cầu nhịn ăn trước đó tối thiểu 08 tiếng nếu thực hiện phương pháp xét nghiệm một bước. Vậy nên, cần lưu ý về chế độ ăn để giúp mẹ có đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày và cả lúc xét nghiệm.

Lựa chọn nơi xét nghiệm đảm bảo an toàn và uy tín

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, rất cần thiết phải thực hiện xét nghiệm sớm và đặc biệt, phải chọn đúng nơi thực hiện để có kết quả chính xác nhất.

Với chất lượng dịch vụ cao cấp được nhiều đối tác và khách hàng tin tưởng, Diag hiện đang là trung tâm y khoa hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành miền Nam. Hơn 20 năm kinh nghiệm đã và đang phục vụ hàng triệu khách hàng, cung cấp hơn 3.000 xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao, Diag luôn tự tin mang đến những dịch vụ tốt nhất, an toàn nhất và chính xác nhất hiện nay.

Khách hàng có nhu cầu tầm soát sức khỏe thai kỳ và các bệnh truyền nhiễm khi mang thai tại nhà có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Tổng kết

Như vậy, vấn đề “Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bị nôn” đã có câu trả lời. Tuy có hơi khó khăn trong quá trình uống dung dịch đường, nhưng đây là một bước cần thiết để có kết quả chính xác nhất về bệnh tiểu đường thai kỳ. Điều này giúp các bác sĩ có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng sức khỏe của mẹ, từ đó có hướng điều trị phù hợp.