Tiểu đường thai kỳ là một bệnh nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi, và bệnh này chỉ có thể được phát hiện thông qua những xét nghiệm chuyên sâu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc, liệu có thể xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bằng nước tiểu hay không? Cần làm gì để hạn chế khả năng mắc bệnh? Cùng Diag tìm hiểu câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé!

Có thể xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bằng nước tiểu không?

Nếu chỉ thực hiện xét nghiệm nước tiểu một cách riêng lẻ thì không thể phát hiện ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Trên thực tế, phân tích nước tiểu thường được sử dụng như một phương pháp sàng lọc sớm và kết quả cần được xác nhận bằng các xét nghiệm máu để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Xét nghiệm nước tiểu chưa thể phát hiện tiểu đường thai kỳ.
Xét nghiệm nước tiểu chưa thể phát hiện tiểu đường thai kỳ, cần làm thêm xét nghiệm máu.

Về cơ bản, xét nghiệm nước tiểu thường bao gồm kiểm tra mức đường glucose trong nước tiểu của phụ nữ mang thai. Nếu mức đường glucose cao hơn mức bình thường thì đây có thể là một dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, loại xét nghiệm này không cung cấp thông tin toàn diện về khả năng mắc bệnh. Nghĩa là, sau khi có kết quả xét nghiệm nước tiểu, mẹ cần xét nghiệm máu để có được kết quả chuẩn xác nhất về khả năng mắc tiểu đường thai kỳ.

Nhìn chung, để phát hiện được bệnh sẽ cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa nguy cơ thì mẹ cần chủ động chăm sóc sức khỏe đều đặn một cách hiệu quả.

Cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

1. Duy trì cân nặng ổn định

Những phụ nữ thừa cân, béo phì có chỉ số cơ thể BMI từ 25 trở lên có khả năng cao mắc tiểu đường thai kỳ. Vậy nên, ăn uống có chừng mực và tập thể dục đều đặn là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, cần trao đổi về thói quen tập thể dục với các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn hoạt động hợp lý.

2. Kiểm tra sức khỏe thai sản định kỳ

Phụ nữ mang thai cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt trong giai đoạn tuần thứ 24 – 28 cần thiết phải xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ. Đây là thời điểm thai nhi phát triển nhanh chóng khiến mẹ có thể gặp một số rối loạn về đường huyết. Phát hiện bệnh càng sớm càng tốt giúp có được hướng điều trị hiệu quả.

3. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh cần có sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, bao gồm rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đạm thực vật, và chất béo lành mạnh. Việc tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ và nhiều dinh dưỡng giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu ăn uống khoa học
Mẹ bầu cần có chế độ  ăn uống khoa học để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

4. Lựa chọn nơi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đảm bảo an toàn và uy tín

Đái tháo đường thai kỳ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Do đó, việc tìm hiểu và lựa chọn một trung tâm xét nghiệm đảm bảo độ an toàn với kết quả chính xác là vô cùng cần thiết với các mẹ bầu.

Với các dịch vụ đa dạng, Diag hiện đang là trung tâm y khoa hàng đầu được nhiều đối tác và khách hàng tin tưởng lựa chọn. Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm và chẩn đoán y khoa, Diag đã phục vụ hàng triệu khách hàng, cung cấp hơn 3.000 xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao, đáp ứng tốt mọi nhu cầu sàng lọc sức khỏe. Hơn hết, Diag còn được yêu thích bởi chất lượng vượt trội, dịch vụ chuyên nghiệp cùng sự tự vấn tận tâm từ đội ngũ y tế và các y bác sĩ hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Khách hàng có nhu cầu tầm soát sức khỏe thai kỳ và các bệnh truyền nhiễm khi mang thai tại nhà có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Tổng kết

Như vậy, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bằng nước tiểu có thể được xem là một bước trong quy trình chẩn đoán chính xác. Để phát hiện được tiểu đường thai kỳ, cần thực hiện cả xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu. Bệnh có thể xuất hiện từ giai đoạn đầu tiên và sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy nên, phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng tốt.