Bệnh Thalassemia là một bệnh lý di truyền ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người mắc bệnh có thể cần truyền máu suốt đời. Việc xét nghiệm giúp phát hiện sớm tình trạng bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy xét nghiệm tan máu bẩm sinh bao nhiêu tiền? Ở đâu uy tín? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Ai nên xét nghiệm tan máu bẩm sinh?

Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là một nhóm rối loạn máu di truyền phổ biến tại Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Trẻ sơ sinh bị bệnh có thể gặp tình trạng thiếu máu nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ, thậm chí cần truyền máu và điều trị suốt đời.

Xét nghiệm tan máu bẩm sinh được khuyến nghị cho tất cả mẹ bầu
Xét nghiệm tan máu bẩm sinh được khuyến nghị cho tất cả mẹ bầu

Việc xét nghiệm Thalassemia đặc biệt quan trọng đối với các nhóm đối tượng sau:

  • Người chuẩn bị kết hôn hoặc có kế hoạch sinh con
  • Phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai
  • Phụ nữ có tiền sử sảy thai, thai lưu liên tiếp không rõ nguyên nhân
  • Người có kết quả siêu âm bất thường
  • Tuổi tác của thai phụ trên 35 tuổi
  • Gia đình có tiền sử bệnh hoặc mang gen bệnh
  • Người thuộc nhóm dân tộc có tỷ lệ mang gen bệnh cao

Xét nghiệm tan máu bẩm sinh ở đâu?

Khách hàng có thể xét nghiệm tan máu bẩm sinh ở các bệnh viện và cơ sở y tế uy tín. Hiện nay, trung tâm Y khoa Diag là địa chỉ được nhiều khách hàng lựa chọn khi cần xét nghiệm. Với hơn 25 năm hoạt động, Diag không chỉ cung cấp dịch vụ chất lượng cao mà còn được các bác sĩ và khách hàng tin tưởng nhờ vào những ưu điểm sau:

  • Hệ thống rộng khắp với hơn 40 điểm lấy mẫu trên toàn quốc, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ.
  • Ứng dụng công nghệ hiện đại, hỗ trợ nhận kết quả nhanh chóng qua Zalo và cổng thông tin trực tuyến.
  • Cung cấp dịch vụ xét nghiệm đa dạng
  • Đạt chứng chỉ ISO 15189:2022, đảm bảo chất lượng xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Hỗ trợ bảo hiểm y tế, giúp khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ với chi phí hợp lý.
  • Đội ngũ bác sĩ tận tâm, nhiệt tình.

Xem thêm:

Những xét nghiệm Thalassemia tại Diag

Diag cung cấp các xét nghiệm nghiệm liên quan đến bệnh tan máu bẩm sinh như sau:

Các xét nghiệm lẻ:

  • Điện di Hemoglobin
  • Điện di Hemoglobin [Máu cuống rốn]
  • Công thức máu (CBC)
  • Điện di Hemoglobin + Công thức máu
  • Điện di Hemoglobin + CBC + Hồng cầu lưới

Gói xét nghiệm:

  • Xét nghiệm tiền hôn nhân
  • Xét nghiệm NIPT

Xét nghiệm NIPT tại Diag là phương pháp sàng lọc trước sinh hiện đại, giúp phát hiện sớm bất thường nhiễm sắc thể (NST) ở thai nhi với độ chính xác lên đến 99%. Phương pháp này an toàn tuyệt đối, có thể thực hiện từ tuần thai thứ 10 mà không ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Diag là trung tâm y khoa uy tín và chất lượng có cung cấp các gói xét nghiệm thai kỳ
Diag là trung tâm y khoa uy tín và chất lượng có cung cấp các gói xét nghiệm thai kỳ

Xét nghiệm tại Diag sàng lọc hơn 100 tình trạng di truyền, bao gồm hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau, lệch bội nhiễm sắc thể giới tính và vi mất đoạn/vi nhân đôi. Ứng dụng công nghệ giải trình tự toàn bộ hệ gen (WGS) cùng nền tảng DNBSEQ™, NIPT tại Diag giúp giảm tỷ lệ xét nghiệm lại và tăng độ chính xác trong phát hiện bất thường di truyền.

Với hệ thống xét nghiệm hiện đại, Diag cam kết mang đến giải pháp sàng lọc toàn diện, chi phí xét nghiệm tối ưu, hỗ trợ tư vấn chuyên sâu, giúp mẹ bầu an tâm trong hành trình mang thai.

Chi phí xét nghiệm tan máu bẩm sinh

Khách hàng có thể tham khảo chi phí xét nghiệm Thalassemia tại Diag như sau:

  • Điện Di Hemoglobin: 496.000đ – Xác định hemoglobin trong máu, phát hiện bệnh Thalassemia, phân biệt thể nhẹ, trung bình, nặng.
  • Điện Di Hemoglobin [Máu Cuống Rốn]: 3.138.000đ – Kiểm tra hemoglobin ở trẻ sơ sinh, phát hiện sớm bất thường để can thiệp kịp thời.
  • Công Thức Máu: 85,000đ – Đánh giá số lượng, hình dạng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; phát hiện thiếu máu, hỗ trợ chẩn đoán Thalassemia.
  • Công Thức Máu + Hồng Cầu Lưới: 143.000đ – Đánh giá thiếu máu, kiểm tra khả năng sản xuất hồng cầu của tủy xương.
  • Điện Di Hemoglobin + Công Thức Máu: 581.000đ – Đánh giá toàn diện thiếu máu, bất thường hemoglobin, hỗ trợ chẩn đoán Thalassemia.
  • Điện Di Hemoglobin + Công Thức Máu + Hồng Cầu Lưới: 671.000đ – Đánh giá sản sinh hồng cầu mới, xác định mức độ thiếu máu, theo dõi điều trị.
  • Gói xét nghiệm tiền hôn nhân: 972.000đ – Tầm soát bệnh di truyền, bao gồm Thalassemia, hỗ trợ tư vấn sinh sản, lập kế hoạch gia đình.
  • Gói xét nghiệm NIPT: 2.100.000 – 7.500.000đ – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn, phát hiện rối loạn di truyền, hỗ trợ theo dõi thai kỳ.

Xét nghiệm Thalassemia gồm những gì?

Việc chẩn đoán Thalassemia được thực hiện thông qua các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá số lượng, hình dạng hồng cầu và phân tích các thành phần hemoglobin. Dưới đây là các xét nghiệm quan trọng:

Tổng phân tích tế bào máu CBC

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC) giúp phát hiện sớm Thalassemia qua các chỉ số:

  • Hb: Giảm ở người mắc bệnh.
  • Số lượng hồng cầu: Thường tăng bất thường.
  • Thể tích trung bình hồng cầu (MCV): Giảm (< 80 fL).
  • Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH): Giảm (< 27 pg).
  • Độ phân bố kích thước hồng cầu (RDW): Có thể tăng.

Xét nghiệm phết máu ngoại vi

Xét nghiệm máu này giúp quan sát hình thái hồng cầu dưới kính hiển vi, hỗ trợ phát hiện các đặc điểm bất thường gợi ý Thalassemia.

Các dấu hiệu nhận biết trên tiêu bản phết máu:

  • Hồng cầu nhỏ, nhược sắc: Hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường và màu nhạt do thiếu hemoglobin.
  • Hồng cầu hình bia: Hình dạng đặc trưng với vùng trung tâm sẫm màu, bao quanh bởi vùng nhạt.
  • Hồng cầu hình giọt nước: Xuất hiện trong một số thể Thalassemia nặng.
  • Hồng cầu phân mảnh: Gợi ý tình trạng tan máu.
  • Tăng số lượng hồng cầu lưới: Cho thấy tủy xương đang tăng cường sản xuất hồng cầu để bù đắp sự thiếu hụt.

Điện di huyết sắc tố

Điện di huyết sắc tố là xét nghiệm phân tích thành phần Hb trong máu, giúp xác định bất thường liên quan đến bệnh Thalassemia.

  • HbA: Chiếm 96-98% ở người bình thường, là loại hemoglobin chính của người trưởng thành.
  • HbA2: Chiếm khoảng 1.5-3.5%, có vai trò phụ trong vận chuyển oxy.
  • HbF: <1% ở người lớn, thường giảm dần sau khi sinh.
Điện di huyết sắc tố là xét nghiệm phổ biến liên quan đến bệnh Thalassemia
Điện di huyết sắc tố là xét nghiệm phổ biến liên quan đến bệnh Thalassemia

Ý nghĩa của sự thay đổi tỷ lệ hemoglobin trong Thalassemia:

  • Thalassemia α:

    • Thường không có sự thay đổi rõ rệt về tỷ lệ HbA, HbA2, HbF.
    • Trong thể nặng, có thể xuất hiện Hb Bart’s – một dạng hemoglobin bất thường.
  • Thalassemia β:

    • Tăng HbA2 (>3.5%): Dấu hiệu đặc trưng của Thalassemia β thể nhẹ (β-thalassemia minor).
    • Tăng HbF (>2%): Gợi ý Thalassemia β thể trung bình hoặc nặng.
    • Giảm hoặc mất HbA: Gặp trong Thalassemia β thể nặng (β-thalassemia major), khi cơ thể không sản xuất đủ chuỗi β-globin.

Xét nghiệm gen

Xét nghiệm này xác định đột biến gen gây bệnh:

  • α-Thalassemia: Mất đoạn gen HBA1, HBA2 (NST 16).
  • β-Thalassemia: Đột biến gen HBB (NST 11).

Đối với các cặp vợ chồng mang gen Thalassemia, sàng lọc phôi trước chuyển phôi (PGT) trong IVF giúp chọn phôi khỏe mạnh, tránh truyền bệnh cho con. Đây là bước quan trọng trong hỗ trợ sinh sản cho những trường hợp có nguy cơ di truyền Thalassemia. Các xét nghiệm này giúp phân tích di truyền và định hướng điều trị Thalassemia hiệu quả.

Tổng đài tư vấn NIPT MIỄN PHÍ

  • Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM 40 chi nhánh Diag.
  • Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
  • Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Lấy mẫu tại nhà miễn phí.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Lưu ý khi xét nghiệm tan máu bẩm sinh

Xét nghiệm Thalassemia giúp sàng lọc và chẩn đoán sớm, đặc biệt quan trọng theo từng độ tuổi để ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số lưu ý trước khi xét nghiệm tan máu bẩm sinh:

  • Thời điểm xét nghiệm: Có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, không cần nhịn ăn. Sàng lọc sớm, nhất là trước mang thai, giúp tư vấn di truyền kịp thời.
  • Thời điểm xét nghiệm: Có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, không cần nhịn ăn. Sàng lọc sớm, nhất là trước mang thai, giúp tư vấn di truyền kịp thời.
  • Đối tượng nên xét nghiệm: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh, phụ nữ mang thai, cặp đôi tiền hôn nhân hoặc người có biểu hiện thiếu máu kéo dài (da xanh, mệt mỏi, chóng mặt, chậm phát triển).
  • Chuẩn bị trước xét nghiệm: Không cần kiêng cữ, nhưng nên thông báo cho bác sĩ về thuốc đang dùng hoặc bệnh lý nền.
  • Kỹ thuật xét nghiệm: Điện di Hemoglobin, công thức máu (CBC), xét nghiệm ADN giúp đánh giá mức độ thiếu máu, phân tích di truyền và xác định đột biến gen.
  • Tư vấn sau xét nghiệm: Nếu mang gen bệnh hoặc mắc Thalassemia, cần gặp bác sĩ để tư vấn điều trị.

Xem thêm: