Xét nghiệm Double Test là một trong những phương pháp sàng lọc không xâm lấn nhằm phát hiện nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. So với những phương pháp khác, Double test có gì khác biệt và thực hiện ở tuần bao nhiêu của thai kỳ? Hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết về Double Test trước khi lựa chọn nên xét nghiệm dị tật thai nhi nào!

Xét nghiệm Double Test là gì?

Xét nghiệm Double Test, còn được gọi là xét nghiệm sàng lọc kép, là một xét nghiệm máu không xâm lấn được thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Mục đích của xét nghiệm này là đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi, bao gồm hội chứng Down (trisomy 21), hội chứng Edwards (trisomy 18) và hội chứng Patau (trisomy 13).

Double Test đo định lượng nồng độ Human Chorionic Gonadotropin và PAPP-A trong máu thai phụ.
Double Test đo định lượng nồng độ Human Chorionic Gonadotropin và PAPP-A trong máu thai phụ.

Xét nghiệm Double Test thực hiện bằng cách lấy một lượng máu nhỏ từ cánh tay của người mẹ. Mẫu máu được phân tích để đo nồng độ của hai chất Free Beta-hCG (Human Chorionic Gonadotropin)PAPP-A (Pregnancy-Associated Plasma Protein-A). Trong đó, Free Beta-hCG là một hormone được sản xuất bởi nhau thai và PAPP-A là một protein liên quan đến sự phát triển của nhau thai.

Kết quả Double Test sẽ kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy, tuổi mẹ,… để đánh giá toàn diện hơn.

Cần lưu ý rằng Double Test chỉ là xét nghiệm sàng lọc, không phải xét nghiệm chẩn đoán. Vậy nên kết quả cho thấy nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh nhưng không xác định chắc chắn có bất thường nhiễm sắc thể thay không. Đồng thời, Double Test cũng có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. Trong trường hợp kết quả cho thấy nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm chẩn đoán như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để có xác nhận chính xác.

Xem thêm:

Double Test dành cho đối tượng nào?

Xét nghiệm Double Test thường được khuyến nghị thực hiện cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Gia đình có tiền sử bất thường nhiễm sắc thể.
  • Từng sinh con có bất thường di truyền.
  • Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai có kết quả siêu âm bất thường.

Double Test làm khi nào? Bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm Double Test thường được thực hiện trong ba tháng đầu, từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Việc thực hiện xét nghiệm sớm sẽ giúp phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi, từ đó có những can thiệp y khoa kịp thời.

Double Test đánh giá nguy cơ thai nhi bị bất thường nhiễm sắc thể trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Double Test đánh giá nguy cơ thai nhi bị bất thường nhiễm sắc thể trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Với câu hỏi “xét nghiệm Double Test bao lâu có kết quả”, kết quả sàng lọc thường có trong vòng 7 ngày sau khi lấy mẫu máu của mẹ bầu. Thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ sở y tế hoặc phòng thí nghiệm nơi thực hiện.

Xem thêm: Xét nghiệm double test có cần nhịn ăn không?

Có nên làm xét nghiệm Double Test không?

Double Test là một phương pháp không xâm lấn giúp tầm soát dị tật thai nhi. Việc thực hiện sàng lọc giúp xác định nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi trong ba tháng đầu đầu tiên. Điều này cung cấp thông tin giá trị về sức khỏe di truyền của thai nhi, giúp giảm bớt lo lắng cho cha mẹ.

Ngoài ra, thay vì trực tiếp thực hiện chẩn đoán như chọc ối, việc phát hiện nguy cơ cao trước bằng cách lấy mẫu máu của thai phụ sẽ hạn chế gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi, tránh khả năng sảy thai.

Những lưu ý khi thực hiện Double Test

Khi thực hiện Double Test, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên biết để đảm bảo kết quả chính xác và an toàn:

  • Thời điểm thực hiện: Nên được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 14 của thai kỳ để đảm bảo độ chính xác cao nhất.
  • Không cần nhịn ăn: Thông thường, thai phụ không cần phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu. Tuy nhiên, hãy xác nhận với bác sĩ hoặc phòng khám để nhận tư vấn chắc chắn.
  • Uống đủ nước: Thai phụ nên uống đủ nước trước khi lấy mẫu máu có thể giúp quá trình lấy máu diễn ra dễ dàng hơn.
  • Thông báo tình trạng sức khỏe: Hãy thông báo cho bác sĩ biết về bất kỳ tình trạng sức khỏe nào mà mẹ bầu đang gặp phải, cũng như các loại thuốc bạn đang sử dụng, vì chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Kết hợp với siêu âm: Để có đánh giá toàn diện hơn, nên kết hợp với siêu âm để tăng độ chính xác trong việc đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.
Thai phụ nên thực hiện các sàng lọc trước sinh để đánh giá nguy cơ thai nhi bị bất thường nhiễm sắc thể hay không.
Thai phụ nên thực hiện các sàng lọc trước sinh để đánh giá nguy cơ thai nhi bị bất thường nhiễm sắc thể hay không.

Một số câu hỏi thường gặp

Thai đôi có nên làm Double Test?

Xét nghiệm Double Test có thể được thực hiện cho thai đôi, nhưng kết quả có thể không chính xác như đối với thai đơn. Điều này là do nồng độ các chất chỉ thị sinh hóa như Free Beta-hCG và PAPP-A có thể khác nhau ở thai đôi so với thai đơn, làm cho việc đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể trở nên phức tạp hơn.

Đo độ mờ da gáy và Double Test nên làm xét nghiệm nào?

Double Test chỉ là phương pháp sàng lọc nên kết quả không đảm bảo chắc chắn nguy cơ thai nhi bị dị tật hay không. Thai phụ nên kết hợp cả siêu âm đo độ mờ da gáy và Double Test để có đánh giá toàn diện hơn.

Thai phụ nên kết hợp cả siêu âm đo độ mờ da gáy và Double Test để kết quả đánh giá chính xác nguy cơ thai nhi mắc bệnh nhất.
Thai phụ nên kết hợp cả siêu âm đo độ mờ da gáy và Double Test để kết quả đánh giá chính xác nguy cơ thai nhi mắc bệnh nhất.

Nên xét nghiệm sàng lọc Double test hay NIPT?

Mặc dù cũng là phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh, nhưng hiện nay, các bác sĩ khuyến nghị mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm NIPT. So với phương pháp Double Test trước đó, phạm vi sàng lọc của NIPT mở rộng thêm kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể giới tính, các nhiễm sắc thể hiếm khác và hội chứng mất/lặp đoạn. Điều này giúp đánh giá toàn diện hơn nguy cơ dị tật thai nhi hay không.

Thêm vào đó, xét nghiệm NIPTđộ chính xác lên đến 99%, trong khi Double Test chỉ có 85%. Tỷ lệ dương tính giả của NIPT là 0,05% còn Double Test là 5%. Việc giảm tỷ lệ dương tính giả ở NIPT giúp giảm 25 lần nguy cơ chọc ối “oan”.

Xét nghiệm Double Test ở đâu uy tín, an toàn?

Xét nghiệm Double Test nên được thực hiện tại các bệnh viện lớn và các phòng khám uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Trung tâm y khoa Diag cung cấp đa dạng các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh, áp dụng công nghệ tiên tiến cùng máy móc trang thiết bị hiện đại và quy trình xét nghiệm đạt chuẩn.

Khi thực hiện Double Test tại Diag, mẹ bầu sẽ nhận được sự tư vấn từ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong việc thực hiện và đánh giá kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, Diag cũng cung cấp các gói xét nghiệm NIPT phù hợp với tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế của mỗi mẹ bầu, hỗ trợ phát hiện chính xác nhất nguy cơ dị tật thai nhi.

Đặc biệt, trung tâm y khoa Diag còn cung cấp dịch vụ lấy máu tại nhà và nhận kết qua trực tiếp qua điện thoại. Nếu mẹ bầu có nhu cầu xét nghiệm trước sinh tại gia, hãy liên hệ trực tiếp với Diag qua các kênh thông tin sau:

  • Trang chủ Diag: https://diag.vn/
  • Hotline: 1900 1717

Gói xét nghiệm NIPT 4 giá chỉ 2100K

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Lời kết

Xét nghiệm Double Test là một xét nghiệm không xâm lấn quan trọng đối với thai nhi trong ba tháng đầu thai kỳ, giúp cung cấp thông tin giá trị về sức khỏe của thai nhi và hỗ trợ các quyết định y khoa tiếp theo. Hi vọng những chia sẻ của Diag trong bài viết trên đã giúp mẹ bầu hiểu hơn về ý nghĩa của việc thực hiện xét nghiệm này.

Xem thêm: