Viễn thị bẩm sinh là gì? Viễn loạn bẩm sinh có chữa được không?
- Viễn thị bẩm sinh là gì?
- Nguyên nhân gây viễn thị bẩm sinh
- Nguyên nhân nguyên phát (yếu tố di truyền)
- Nguyên nhân thứ phát (yếu tố môi trường)
- Triệu chứng và biến chứng của viễn thị bẩm sinh
- Viễn thị bẩm sinh có chữa được không?
- Đeo kính thuốc hoặc kính áp tròng
- Phẫu thuật
- Cách phòng ngừa viễn thị bẩm sinh cho trẻ
- Sàng lọc trước sinh và chăm sóc thai kỳ đúng cách
- Kiểm tra thị lực sớm và theo dõi định kỳ
Viễn thị bẩm sinh là tật khúc xạ bẩm sinh khiến trẻ không nhìn rõ các vật ở gần. Bệnh khó phát hiện ở những năm đầu đời và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguy nhân gây bệnh, triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Diag tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Viễn thị bẩm sinh là gì?
Viễn thị bẩm sinh là tật khúc xạ trẻ mắc phải ngay từ khi mới sinh ra. Đây là tình trạng mắt có thể nhìn rõ các vật ở xa, nhưng gặp khó khăn khi nhìn các vật ở gần. Điều này khiến trẻ thường xuyên phải nheo mắt, dụi mắt để điều tiết mắt nhìn rõ hơn, gây mỏi và khô mắt.
Không những thế, một số trường hợp viễn thị bẩm sinh không được điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn như lác mắt hoặc nhược thị.

Bệnh lý này đa phần là do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc giác mạc có độ cong không đủ, khiến hình ảnh có điểm hội tụ phía sau võng mạc. Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh do thay đổi chỉ số khúc xạ của thủy tinh thể, bất thường về vị trí hoặc không có thủy tinh thể.
Xem thêm:
Nguyên nhân gây viễn thị bẩm sinh
Nguyên nhân nguyên phát (yếu tố di truyền)
Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân viễn thị bẩm sinh chủ yếu do di truyền. Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc tật viễn thị, trẻ em có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng phát hiện một số đột biến gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của mắt, chẳng hạn như MYRF – một gen quan trọng trong quá trình hình thành cấu trúc mắt. Ngoài ra, mất đoạn nhiễm sắc thể 16p11.2 cũng được cho là có liên quan đến viễn thị bẩm sinh.
Ngoài ra, một số hội chứng phổ biến liên quan đến tình trạng này bao gồm hội chứng Down, hội chứng Fragile X, hội chứng Loeys-Dietz, hội chứng Heimler và bệnh Leber bẩm sinh. Những rối loạn này có thể làm thay đổi cấu trúc mắt hoặc ảnh hưởng đến khả năng khúc xạ, dẫn đến viễn thị từ khi sinh ra.
Nguyên nhân thứ phát (yếu tố môi trường)
Yêu tố môi trường trong giai đoạn thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị lực của trẻ. Mẹ hút thuốc lá khi mang thai là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viễn thị bẩm sinh, do ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh và giác mạc.

Ngoài ra, thiếu hụt chất dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin A, axit folic và omega-3), tiếp xúc với chất độc hại từ môi trường, hoặc sinh non, nhẹ cân khi sinh cũng có thể làm tăng khả năng mắc viễn thị. Do đó, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây hại trong thai kỳ có thể giúp giảm nguy cơ viễn thị bẩm sinh ở trẻ.
Xem thêm:
Triệu chứng và biến chứng của viễn thị bẩm sinh
Viễn thị bẩm sinh có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những năm đầu đầu đời. Tuy nhiên, từ 5-10 tuổi, những triệu chứng này có thể rõ ràng hơn. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của viễn thị bẩm sinh:
- Nhìn mờ khi nhìn gần
- Nheo mắt và căng mắt khi đọc để điều tiết mắt nhìn rõ hơn
- Nhức mắt và đau đầu, đặc biệt vào cuối ngày
- Cảm giác đau âm ỉ trong mắt
- Thường xuyên dụi mắt
- Mất hứng thú với việc đọc và học tập

Viễn thị bẩm sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến mắt và sự phát triển, sinh hoạt bình thường của trẻ. Chẳng hạn như:
- Nhược thị (mắt lười): Khi một mắt bị viễn thị nặng hơn mắt còn lại, não có thể ưu tiên sử dụng mắt nhìn rõ hơn, dẫn đến mắt mờ, yếu hơn và dần mất khả năng nhìn.
- Lác mắt (lé mắt): Viễn thị có thể làm mắt phải điều tiết quá mức, gây mất cân bằng giữa hai mắt và dẫn đến lác mắt. Điều này ảnh hưởng đến khả năng phối hợp giữa hai mắt và có thể gây mất thị giác hai mắt.
- Mỏi mắt mãn tính: Trẻ bị viễn thị thường xuyên phải căng mắt để nhìn rõ, gây mỏi mắt kéo dài, khô mắt, đau đầu và giảm khả năng tập trung.
- Giảm hiệu suất học tập: Trẻ mắc viễn thị chưa được điều chỉnh có thể gặp khó khăn khi đọc và viết, dẫn đến giảm hiệu suất học tập và thiếu tự tin trong lớp
- Tăng nguy cơ bệnh lý mắt về sau: Một số nghiên cứu cho thấy viễn thị không được điều chỉnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tăng nhãn áp góc đóng, thoái hóa võng mạc hoặc các vấn đề về thị giác khi lớn lên.
Viễn thị bẩm sinh có chữa được không?
Viễn thị bẩm sinh không thể chữa khỏi hoàn toàn do cấu trúc mắt bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và sinh học. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp giúp cải thiện thị lực, giúp trẻ nhìn rõ hơn và ngăn ngừa biến chứng bao gồm đeo kính, phẫu thuật mắt và các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Đeo kính thuốc hoặc kính áp tròng
Sử dụng kính gọng là giải pháp phổ biến nhất để điều chỉnh viễn thị ở trẻ em. Kính gọng giúp ánh sáng hội tụ đúng vị trí trên võng mạc, giúp trẻ nhìn rõ hơn mà không cần gắng sức điều tiết. Phương pháp này không xâm lấn nên an toàn cho mắt.
Đối với trẻ lớn hơn, kính áp tròng có thể là một lựa chọn thay thế, giúp cải thiện thị lực mà không gây bất tiện khi vận động. Tuy nhiên, việc sử dụng kính áp tròng cần sự hướng dẫn và giám sát của phụ huynh để đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Một số trường hợp viễn thị cao hoặc có kèm theo lác mắt có thể cần loại kính đặc biệt để giúp mắt điều tiết tốt hơn, hạn chế mỏi mắt và giảm nguy cơ nhược thị. Một số loại kính sử dụng trong trường hợp này như: kính đa tròng hoặc kính hỗ trợ điều tiết.
Phẫu thuật
- Phẫu thuật khúc xạ (LASIK, PRK, SMILE): Ở người lớn, các phương pháp phẫu thuật khúc xạ có thể giúp điều chỉnh viễn thị bằng cách thay đổi độ cong của giác mạc, giúp ánh sáng hội tụ chính xác lên võng mạc. Tuy nhiên, phẫu thuật này không được thực hiện cho trẻ nhỏ vì mắt vẫn đang phát triển.
- Cấy ghép kính nội nhãn (IOL): Trong một số trường hợp viễn thị nặng hoặc do bẩm sinh không có thủy tinh thể, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật cấy ghép kính nội nhãn để thay thế thủy tinh thể tự nhiên, giúp cải thiện vấn đề về mắt.
Ngoài ra, để kiểm soát viễn thị bẩm sinh, cần đảm bảo ánh sáng phù hợp cho trẻ khi học tập và vui chơi. Trẻ cần nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút khi nhìn gần và nên được bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt. Các thực phẩm giúp duy trì sức khỏe mắt như cà rốt, ớt chuông, cá hồi, cá thu, hạt chia, hạt óc chó,… Kết hợp các biện pháp này với đeo kính và khám mắt định kỳ là cách chăm sóc mắt và bảo vệ thị lực hiệu quả.
Cách phòng ngừa viễn thị bẩm sinh cho trẻ
Sàng lọc trước sinh và chăm sóc thai kỳ đúng cách
Viễn thị bẩm sinh có thể liên quan đến yếu tố di truyền, vì vậy, nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh này, cha mẹ có thể tham khảo xét nghiệm sàng lọc trước sinh như NIPT để phát hiện bất thường nhiễm sắc thể có thể ảnh hưởng đến sự phát triển mắt của thai nhi từ sớm (tuần thai thứ 10). Đây là phương pháp an toàn, có độ chính xác cao (đến 99%) được nhiều cha mẹ tin tưởng thực hiện.

Ngoài ra, chăm sóc thai kỳ đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa viễn thị bẩm sinh. Mẹ bầu cần tránh các yếu tố gây hại như rượu bia, thuốc lá và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là vitamin A, C, E và omega-3. Những dưỡng chất này hỗ trợ sự phát triển võng mạc và giúp mắt thai nhi phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.
Tổng đài tư vấn NIPT MIỄN PHÍ
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM 40 chi nhánh Diag.
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
- Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Lấy mẫu tại nhà miễn phí.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Kiểm tra thị lực sớm và theo dõi định kỳ
Sau khi trẻ chào đời, việc kiểm tra mắt định kỳ là rất cần thiết để phát hiện sớm dấu hiệu viễn thị. Trẻ sơ sinh nên được khám mắt lần đầu khi 6 tháng tuổi, tiếp theo là vào khoảng 3 tuổi và trước khi vào lớp 1. Nếu trẻ có dấu hiệu như nheo mắt, hay dụi mắt, khó tập trung khi nhìn gần hoặc có biểu hiện lé, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra tật khúc xạ sớm để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Xem thêm: Câm điếc bẩm sinh
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/hyperopia-farsightedness