Tay cán vá bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Tay cán vá bẩm sinh là tình trạng khuỷu tay bị cong bẩm sinh, khiến cánh tay lệch ra ngoài so với cơ thể khi duỗi thẳng. Trong một số trường hợp, bệnh này có thể dẫn đến các vấn đề về chức năng và thần kinh. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp tăng cơ hội phục hồi cho trẻ, cùng Diag tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!
Tay cán vá bẩm sinh là gì?
Tay cán vá bẩm sinh, hay khuỷu tay bị cong bẩm sinh, là tình trạng dị tật khiến cánh tay trẻ sơ sinh bị di lệch ra ngoài với góc độ lớn hơn bình thường.

Người mắc chứng khuỷu tay bị cong bẩm sinh thường gặp khó khăn hơn trong vận động, sinh hoạt. Bệnh biến dạng khuỷu tay có thể gây chèn ép dây thần kinh trụ tại khu vực khuỷu tay. Nó dẫn đến các triệu chứng như tê bì, yếu cơ ở bàn tay và ngón tay, và trong trường hợp nặng có thể gây liệt dây thần kinh trụ muộn. Trẻ mắc hội chứng Turner hay hội chứng Noonan do rối loạn di truyền sẽ có khả năng mắc bệnh này.
Xem thêm: Dị tật bẩm sinh là gì?
Dấu hiệu nhận biết
- Khuỷu tay của một hoặc cả hai cánh tay bị cong bẩm sinh với góc độ lớn hơn 15º.
- Cánh tay bến dạng, di lệch ra ngoài rõ rệt khi duỗi thẳng.
- Mất cân đối giữa hai tay.
- Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị yếu chi, tê bì hoặc ngứa tay gây đau đớn.
Nguyên nhân gây ra tay cán vá bẩm sinh
Trẻ mắc phải các chứng rối loạn di truyền sau có thể gặp phải tình trạng khuỷu tay bị cong bẩm sinh. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất và không phải tất cả trẻ mắc các hội chứng này đều bị tay cán vá bẩm sinh.
- Hội chứng Turner: Đây là chứng rối loạn nhiễm sắc thể xảy ra ở nữ giới, trong đó một trong hai nhiễm sắc thể X bị thiếu hoặc không hoàn chỉnh. Người mắc hội chứng này thường có vóc dáng thấp, dậy thì muộn và có thể cần liệu pháp hormone để điều trị.
- Hội chứng Noonan: Một rối loạn di truyền gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, thường do đột biến gen. Hiện chưa có cách chữa trị hoàn toàn, nhưng có nhiều phương pháp điều trị giúp giảm nhẹ triệu chứng.
Hiện tượng khuỷu tay cong bẩm sinh có nguy hiểm không?
Nếu bệnh không gây chèn ép thần kinh, trẻ có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh sẽ nguy hiểm cho người bệnh nếu gây đau đớn, hạn chế vận động, yếu chi, biến dạng chi, teo cơ. Không chỉ vậy, nó còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như thoái hóa khớp, viêm khớp, bệnh lý dây thần kinh trụ và liệt dây thần kinh trụ muộn.

Bệnh lý dây thần kinh trụ ảnh hưởng đến một trong ba dây thần kinh chính của cánh tay, gây tê, ngứa ran và yếu cơ. Trong khi đó, liệt dây thần kinh trụ muộn là bệnh mãn tính có thể tồi tệ hơn theo thời gian. Bệnh này gây mất cảm giác ở ngón út và ngón áp út, mất phối hợp vận động, đau, yếu cơ, ngứa ran hoặc bỏng rát.
Xem thêm: Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh
Phương pháp điều trị khuỷu tay bị cong bẩm sinh
Nếu xuất hiện triệu chứng đau, tê bì hoặc yếu cơ, người bệnh nên đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, tránh tổn thương thần kinh lâu dài.
Điều trị không phẫu thuật
Bác sĩ có thể điều trị bệnh bằng cách sử dụng phương pháp Ilizarov, một kỹ thuật kéo giãn xương có kiểm soát, giúp điều chỉnh góc lệch của khuỷu tay mà không để lại sẹo xấu hay hạn chế phạm vi cử động.
Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng tay. Các biện pháp không phẫu thuật phổ biến bao gồm:
- Chườm nóng giảm đau và cứng khớp
- Bài tập kéo giãn nhẹ nhàng
- Bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ tay
- Đeo nẹp điều chỉnh
- Tránh nâng vật nặng
Phẫu thuật và cố định
Trong trường hợp tay bị cán vá bẩm sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật chỉnh hình.
- Phương pháp osteotomy (cắt và chỉnh xương): Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt xương để thay đổi vị trí và điều chỉnh góc lệch.
- Tạo xương theo phương pháp kéo giãn: Cách này giúp kéo dài xương bằng cách tạo khoảng cách giữa hai đầu xương để xương mới tự phát triển.
- Kỹ thuật fixation (cố định xương): Kỹ thuật này thường được áp dụng sau chấn thương gãy xương để duy trì sự ổn định và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Phát hiện sớm tay cán vá bẩm sinh
Phát hiện sớm khuỷu tay cong bẩm sinh đóng vai trò quan trọng trong việc can thiệp kịp thời, giúp trẻ có cơ hội phát triển bình thường và hạn chế các biến chứng sau này. Một trong những phương pháp hữu ích để sàng lọc nguy cơ ngay từ giai đoạn thai kỳ là xét nghiệm NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) – xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn.

Xét nghiệm NIPT giúp phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể có thể liên quan đến hội chứng Turner và Noonan – hai nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh khuỷu tay cong bẩm sinh. Vì chỉ cần lấy mẫu máu của mẹ, phương pháp này an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi và có độ chính xác cao (lên đến 99%).
Mặc dù không phải tất cả trường hợp tay cán vá bẩm sinh đều liên quan đến các hội chứng này, nhưng việc phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc thể có thể giúp bác sĩ có kế hoạch theo dõi và can thiệp phù hợp sau khi trẻ chào đời.
Tổng đài tư vấn NIPT MIỄN PHÍ
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM 40 chi nhánh Diag.
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
- Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Lấy mẫu tại nhà miễn phí.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Lời kết
Khuỷu tay cong bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động của trẻ, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, vẫn có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống của trẻ. Phụ huynh nên chủ động thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh như NIPT để sớm nắm bắt nguy cơ và có phương án chăm sóc tối ưu cho con. Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bất thường ở khuỷu tay, hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp.
https://medicalcitykidsortho.com/cubitus-valgus/