Rối loạn chuyện hóa bẩm sinh là nhóm bệnh lý di truyền tác động đến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể. Bệnh để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Cha mẹ nên sàng lọc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh bằng MSMS để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh. Cùng Diag tìm hiểu thêm về phương pháp này nhé!

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là gì?

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (IEM) là nhóm bệnh di truyền làm rối loạn các enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng. Những rối loạn này khiến cơ thể không thể chuyển hóa đúng cách các chất như carbohydrate, protein, . Từ đó dẫn đến sự tích tụ các chất độc hại hoặc thiếu hụt các chất cần thiết cho cơ thể.

Bệnh khiến cơ thể sự tích tụ các chất độc hại hoặc thiếu hụt các chất cần thiết cho cơ thể.
Bệnh khiến cơ thể sự tích tụ các chất độc hại hoặc thiếu hụt chất cần thiết cho cơ thể

Theo ước tính, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 2.500 trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hệ cơ quan như thần kinh, gan, tim, thận và cơ xương. Bệnh khiến trẻ chậm phát triển, rối loạn chức năng cơ thể. Thậm chí bệnh gây tổn thương não không thể phục hồi hoặc tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thường gặp

Rối loạn chuyển hoá axit amin

Đây là nhóm bệnh di truyền ảnh hưởng đến khả năng phân hủy và sử dụng axit amin trong cơ thể. Khi enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa bị thiếu hoặc không hoạt động đúng cách, các axit amin và sản phẩm trung gian có thể tích tụ đến mức độc hại.

Một số bệnh tiêu biểu:

  • Bệnh nước tiểu siro (MSUD): Rối loạn chuyển hóa acid amin chuỗi nhánh, gây tổn thương thần kinh và hôn mê.
  • Phenylketonuria (PKU): Tích tụ phenylalanine, ảnh hưởng đến não và phát triển trí tuệ.
  • Homocystinuria: Rối loạn chuyển hóa homocysteine, gây tổn thương mạch máu, xương và thần kinh.

Rối loạn chuyển hoá axit béo

Nhóm bệnh này ảnh hưởng đến khả năng cơ thể phân hủy axit béo để tạo năng lượng, đặc biệt trong giai đoạn nhịn đói hoặc căng thẳng. Khi enzyme cần thiết cho quá trình oxy hóa axit béo bị thiếu hụt, cơ thể không thể tạo đủ năng lượng và có thể rơi vào trạng thái nguy hiểm.

Một số bệnh tiêu biểu:

  • Thiếu hụt MCAD: Rối loạn chuyển hóa axit béo chuỗi trung bình, gây hạ , co giật, thậm chí tử vong.
  • Rối loạn chuyển hóa carnitine: Cản trở vận chuyển axit béo vào ty thể, gây yếu cơ, , .
  • Thiếu hụt VLCAD: Rối loạn chuyển hóa axit béo chuỗi dài, gây , suy tim, tổn thương

Rối loạn chuyển hóa axit hữu cơ

Nhóm bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ bất thường của axit hữu cơ trong máu, nước tiểu và các mô, do rối loạn enzyme trong quá trình chuyển hóa. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan và thận.

Rối loạn chuyển hóa axit hữu cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, gan và thận
Rối loạn chuyển hóa axit hữu cơ có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan và thận

Một số bệnh tiêu biểu:

  • Methylmalonic acidemia (MMA): Tích tụ axit methylmalonic, gây toan chuyển hóa, hôn mê, tổn thương thần kinh và .
  • Rối loạn chuyển hóa axit propionic: Tích tụ axit propionic, dẫn đến nôn mửa, co giật và hôn mê.
  • Tăng axit isovaleric máu: Tích tụ axit isovaleric, gây mùi mồ hôi đặc trưng, nôn mửa, co giật và suy giảm

Rối loạn chuyển hoá carbohydrate

Các bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate ảnh hưởng đến quá trình phân giải và sử dụng đường trong cơ thể. Từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như hạ đường huyết, tổn thương gan và thần kinh.

Một số bệnh tiêu biểu:

  • Rối loạn chuyển hóa Galactose: Không thể phân hủy galactose, gây tổn thương gan, đục thủy tinh thể, chậm phát triển trí tuệ.
  • Bệnh glycogen type I: Rối loạn dự trữ glycogen, gây hạ đường huyết, gan to, tăng axit lactic.
  • Rối loạn chuyển hóa fructose: Không thể chuyển hóa fructose, dẫn đến , hạ đường huyết, nôn mửa.

Rối loạn dự trữ thể tiêu bào

Các bệnh rối loạn dự trữ thể tiêu bào xảy ra khi lysosome – bào quan chịu trách nhiệm phân hủy các chất trong tế bào bị khiếm khuyết, dẫn đến sự tích tụ của các hợp chất không thể phân hủy, gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể.

Một số bệnh tiêu biểu:

  • Bệnh Gaucher: Thiếu enzyme glucocerebrosidase, gây to gan, thiếu máu, tổn thương xương.
  • Bệnh Fabry: Thiếu enzyme alpha-galactosidase A, ảnh hưởng tim, thận, thần kinh, gây đau đớn, suy tim, đột quỵ.
  • Bệnh Tay-Sachs: Thiếu enzyme hexosaminidase A, gây thoái hóa thần kinh nặng, tử vong sớm.

Nguyên nhân gây ra rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Phần lớn các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, nghĩa là trẻ chỉ mắc bệnh khi nhận gen đột biến từ cả cha và mẹ. Ví dụ, bệnh nước tiểu siro, phenylketonuria (PKU) và rối loạn chu trình urê thường tuân theo quy luật di truyền này.

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường

Tuy nhiên, một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh có thể di truyền theo cách khác:

  • Di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường: Hiếm gặp hơn nhưng có thể xảy ra, chẳng hạn bệnh porphyria.
  • Di truyền liên kết nhiễm sắc thể X: Một số bệnh như rối loạn chu trình urê chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới vì gen bệnh nằm trên nhiễm sắc thể X.

Triệu chứng của rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Những triệu chứng của rối loạn chuyển hóa bẩm sinh ở sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm:

  • Chậm tăng cân, chậm phát triển
  • Hạ đường huyết, co giật
  • Mệt mỏi, giảm trương lực cơ
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn
  • Nước tiểu hoặc mồ hôi có mùi lạ
  • Vàng da kéo dài, gan lách to
  • Các triệu chứng thần kinh như mất ý thức, co cứng cơ

Phương pháp sàng lọc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Sàng lọc trước sinh

Tầm soát trước sinh giúp phát hiện nguy cơ rối loạn chuyển hóa bẩm sinh ngay từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ, giúp bố mẹ có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp.

Một số phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Xét nghiệm di truyền cho cha mẹ: Kiểm tra xem bố mẹ có mang gen đột biến gây bệnh hay không. Nếu cả hai đều mang gen bệnh, khả năng con mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh sẽ cao hơn.

  • Chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau: Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch ối hoặc mô bánh nhau để phân tích ADN của thai nhi. Phương pháp này giúp xác định chính xác các bất thường di truyền liên quan đến bệnh

Xét nghiệm NIPT là phương pháp xét nghiệm trước sinh không xâm lấn được thực hiện sớm từ tuần thứ 10. Nó giúp phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards, Patau và một số rối loạn liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính. NIPT không trực tiếp phát hiện được bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Dù vậy, một số hội chứng có thể được phát hiện qua NIPT và có liên quan đến rối loạn chuyển hóa.

Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ
Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ

Chẳng hạn, phát hiện được hội chứng Turner (có thể gây suy giáp, rối loạn dung nạp ), hội chứng Prader-Willi (gây béo phì, rối loạn nội tiết), hoặc hội chứng Smith-Lemli-Opitz (ảnh hưởng đến chuyển hóa cholesterol). Để xác định chính xác các bệnh IEM, cần thực hiện các xét nghiệm di truyền chuyên sâu hoặc sàng lọc sơ sinh bằng MSMS.

Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh MSMS

Tầm soát bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh bằng khối phổ song song (MS/MS) là một bước tiến quan trọng trong y học hiện đại. Phương pháp này giúp phát hiện các rối loạn chuyển hóa ngay từ giai đoạn sơ sinh, trước khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp MSMS dựa trên nguyên tắc sau:

  • Mẫu máu được lấy từ gót chân trẻ sơ sinh trong vòng 24-72 giờ sau sinh và thấm lên giấy lọc chuyên dụng.
  • Mẫu được phân tích để đo nồng độ của các chất chuyển hóa, axit amin và acylcarnitine trong máu.
  • Nếu phát hiện sự bất thường, trẻ sẽ được chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu để xác nhận chẩn đoán.

Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm sàng lọc sơ sinh MSMS

  • Nhanh chóng, chính xác cao: Có thể phát hiện hàng chục bệnh chỉ từ một mẫu máu nhỏ.
  • Giúp can thiệp sớm: Trẻ được chữa trị kịp thời, giảm biến chứng nặng.
  • Tiết kiệm chi phí điều trị lâu dài: Tầm soát sớm giúp giảm gánh nặng kinh tế do bệnh gây ra.

Phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Sau khi tầm soát, nếu có nghi ngờ mắc IEM, trẻ sẽ được chỉ định các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu dưới đây:

  • Xét nghiệm sinh hóa có thể đo nồng độ hormone, lipit, receptor liên quan đến chuyển hóa, giúp xác định nguyên nhân bệnh.
  • Chẩn đoán hình ảnh có thể được thực hiện bằng chụp MRI não để phát hiện tổn thương đặc trưng, hoặc khám mắt nhằm tìm dấu hiệu điển hình của một số bệnh IEM.
  • Xét nghiệm di truyền sử dụng giải trình tự gen (NGS) để xác định đột biến gây bệnh, đồng thời phân tích đột biến đó giúp đánh giá nguy cơ di truyền trong gia đình.

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh có chữa được không?

Hiện nay, phần lớn các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh không thể chữa khỏi hoàn toàn do nguyên nhân chủ yếu là đột biến gen gây thiếu hụt hoặc rối loạn chức năng enzyme trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả, giúp người bệnh có cuộc sống gần như bình thường.

Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp để cân bằng chuyển hóa
Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp để cân bằng chuyển hóa
  • Điều chỉnh chế độ ăn: Người bệnh cần hạn chế hoặc loại bỏ các chất chuyển hóa bị rối loạn. Ví dụ, trẻ mắc phenylketon niệu (PKU) phải tránh thực phẩm giàu phenylalanine. Ngược lại, một số bệnh nhân cần bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt để đảm bảo cân bằng chuyển hóa.

  • Dùng thuốc điều trị chuyên biệt: Một số bệnh có thuốc đặc trị giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trở nặng. Chẳng hạn, nitisinone được sử dụng cho bệnh tyrosinemia type I, trong khi biotin hỗ trợ điều trị bệnh thiếu hụt enzyme biotinidase. Việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

  • Ghép tạng: Trong các trường hợp nghiêm trọng, ghép gan hoặc ghép tủy xương có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Ví dụ, bệnh Wilson có thể được điều trị bằng ghép gan, còn hội chứng Hurler có thể được cải thiện nhờ ghép tủy xương. Tuy nhiên, phương pháp này phức tạp, chi phí cao và không phải lúc nào cũng khả thi.

  • Liệu pháp enzyme thay thế: Một số bệnh do thiếu enzyme đặc hiệu có thể được kiểm soát bằng cách bổ sung enzyme thay thế. Ví dụ, bệnh Gaucher có thể điều trị bằng enzyme glucocerebrosidase tái tổ hợp, trong khi bệnh Pompe có thể kiểm soát nhờ enzyme acid alpha-glucosidase.

Tổng đài tư vấn NIPT MIỄN PHÍ

  • Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM 40 chi nhánh Diag.
  • Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
  • Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Lấy mẫu tại nhà miễn phí.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Phòng tránh rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Phòng ngừa rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chủ yếu dựa vào các biện pháp tầm soát và chăm sóc từ giai đoạn trước sinh đến sau khi trẻ chào đời.

Tư vấn di truyền trước sinh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng mắc bệnh ở trẻ. Các cặp vợ chồng có tiền sử gia đình mắc bệnh nên thực hiện xét nghiệm di truyền để đánh giá khả năng mang gen bệnh. Ngoài ra, cũng giúp phát hiện những người mang gen lặn, từ đó có kế hoạch sinh con phù hợp.

Chăm sóc thai kỳ đúng cách giúp giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa ở thai nhi. Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là axit folic, giúp ngăn ngừa các đột biến có thể gây bệnh. Đồng thời, mẹ bầu thăm khám thai kỳ thường xuyên và cần kiểm soát tốt các bệnh lý nền (nếu có) để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho thai nhi.

Chăm sóc thai kỳ đúng cách để phòng ngừa mắc bệnh ở thai nhi
Chăm sóc thai kỳ đúng cách để phòng ngừa mắc bệnh ở thai nhi

Tầm soát sơ sinh bằng MSMS là một phương pháp quan trọng giúp phát hiện sớm các bệnh rối loạn chuyển hóa. Việc chẩn đoán ngay từ giai đoạn sơ sinh cho phép can thiệp kịp thời, giúp cải thiện tiên lượng và hạn chế biến chứng nghiêm trọng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ sơ sinh cũng đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát bệnh. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tích tụ các chất độc hại trong cơ thể. Bên cạnh đó, bổ sung các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng và hỗ trợ sự phát Ưtriển toàn diện của trẻ

Lời kết

Tóm lại, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là nhóm bệnh nguy hiểm nhưng có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm. Nhờ sàng lọc sơ sinh và can thiệp kịp thời, trẻ mắc bệnh vẫn có thể phát triển khỏe mạnh. Cha mẹ đừng quên chủ động phòng ngừa và theo dõi điều trị sẽ giúp đảm bảo tương lai tốt hơn cho trẻ nhé!

Xem thêm: