Người có một quả thận bẩm sinh có sống được không?
- Người có một quả thận bẩm sinh là gì?
- Người có một quả thận bẩm sinh có sống được không?
- Người có một quả thận bẩm sinh có thể chơi thể thao không?
- Chế độ ăn uống và lối sống cho người có một quả thận bẩm sinh
- Chế độ ăn lành mạnh
- Kiểm tra định kỳ
- Hoạt động thể chất và kiểm soát cân nặng
- Chẩn đoán và điều trị cho người sinh ra có một quả thận bẩm sinh
- Làm sao để phòng ngừa trẻ sinh ra có một quả thận bẩm sinh?
- Lời kết
Người có một quả thận bẩm sinh là người khi sinh ra chỉ có một quả thận. Người mắc bệnh này có sống được không? Đâu là chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh cho họ? Và có thể phòng ngừa dị tật này ở trẻ sơ sinh không? Hãy cùng Diag giải đáp toàn bộ thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Người có một quả thận bẩm sinh là gì?
Người có một quả thận bẩm sinh là người gặp phải tình trạng bẩm sinh chỉ có một quả thận. Đây là một loại dị tật bẩm sinh còn gọi là thiểu sản thận một bên, thường xảy ra do đột biến gen trong quá trình phát triển thai kỳ. Theo ước tính, cứ 2.000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị bệnh này.
Người có một quả thận thường có thể sống khỏe mạnh nếu theo dõi và chăm sóc sức khỏe tốt. Tuy nhiên, họ có thể gặp vấn đề về thận như huyết áp cao, protein niệu, hoặc bệnh thận mạn tính khi trưởng thành.

Nguyên nhân khiến trẻ sinh ra chỉ có một quả thận được các nhà nghiên cứu xác định có thể do đột biến gen, làm gián đoạn sự phát triển của thận trong giai đoạn đầu thai kỳ. Đây là đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường. Do đó, trẻ sẽ mắc bệnh nếu chúng thừa hưởng một bản sao của gen đột biến từ cha hoặc mẹ. Có ít nhất bảy loại đột biến gen liên quan đến bệnh như PAX2, WT1, HNF1B, và GDNF.
Các nguyên nhân ít phổ biến khác bao gồm tiểu đường thai kỳ, mang thai đa thai, và sử dụng một số loại thuốc trong thai kỳ như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc thuốc chống co giật.
Người có một quả thận bẩm sinh có sống được không?
Người có một quả thận bẩm sinh vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu được chăm sóc y tế đúng cách. Thận còn lại thường sẽ thích ứng và phì đại kích thước để bù đắp cho thận mất đi. Nó thực hiện được 75% công suất so với chức năng của hai thận ở cơ thể người bình thường. Tuy nhiên, người có một quả thận bẩm sinh cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là chức năng thận và huyết áp, vì họ có nguy cơ cao mắc bệnh thận trong tương lai.
Để sống lâu và khỏe mạnh, người có một quả thận bẩm sinh cần xây dựng lối sống và chế độ ăn lành mạnh, sinh hoạt điều độ, theo dõi và kiểm tra sức khỏe, thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng thận định kỳ.
Xem thêm: Dị tật bẩm sinh là gì?
Người có một quả thận bẩm sinh có thể chơi thể thao không?
Trẻ có một quả thận bẩm sinh vẫn có thể tham gia hầu hết các môn thể thao vì thận nằm sâu trong cơ thể và ít bị chấn thương hơn so với các bộ phận khác. Tuy nhiên, quyết định cho trẻ chơi thể thao cần dựa vào nhiều yếu tố. Những yếu tố cần xem xét này bao gồm lời khuyên từ bác sĩ, tình trạng của thận còn lại, môn thể thao và vị trí chơi trong môn đó. Ngoài ra, mức độ cạnh tranh và nguy cơ chấn thương nặng cũng cần được đánh giá.
Mặc dù các bác sĩ trước đây khuyến cáo tránh các môn thể thao tiếp xúc, các nghiên cứu hiện nay cho thấy nguy cơ chấn thương thận từ các môn như bóng bầu dục hoặc đấu vật là khá thấp. Trong trường hợp cần thiết, việc sử dụng bảo vệ thận chuyên dụng có thể được cân nhắc để giảm thiểu rủi ro chấn thương cho người có một quả thận bẩm sinh.
Chế độ ăn uống và lối sống cho người có một quả thận bẩm sinh
Để duy trì sức khỏe thận tốt khi chỉ có một quả thận, người mắc bệnh nên có khẩu phần ăn khoa học, lối sống lành mạnh. Đồng thời, họ cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và tham gia các hoạt động thể chất phù hợp để bảo vệ quả thận còn lại và giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về thận trong tương lai.
Chế độ ăn lành mạnh
Chế độ ăn lành mạnh rất quan trọng đối với người có một quả thận bẩm sinh. Các thực phẩm tốt cho thận bao gồm các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá và các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như quả mọng và nho.

Người có một quả thận bẩm sinh nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối, đường và chất béo bão hòa, cũng như giảm tiêu thụ protein từ động vật. Bên cạnh đó, các chất nên bổ sung là Kali, Magie, và Vitamin C, giúp duy trì chức năng thận ổn định.
Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ rất quan trọng đối với người có một quả thận để phát hiện sớm các vấn đề về thận. Các xét nghiệm cần thiết cho người bệnh là kiểm tra chức năng thận qua xét nghiệm creatinine và tốc độ lọc cầu thận (GFR), cũng như xét nghiệm nước tiểu để phát hiện protein hoặc máu trong nước tiểu. Việc theo dõi huyết áp cũng rất quan trọng vì huyết áp cao có thể gây hại cho thận.
Hoạt động thể chất và kiểm soát cân nặng
Hoạt động thể chất đều đặn giúp duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ chức năng thận. Các bài tập như đi bộ, bơi lội, và yoga có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch mà không gây căng thẳng cho thận. Kiểm soát cân nặng là rất quan trọng, vì thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận và các bệnh lý liên quan. Một chế độ tập luyện hợp lý kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân đối có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Chẩn đoán và điều trị cho người sinh ra có một quả thận bẩm sinh
Trẻ sơ sinh bị thiếu thận một bên có thể được phát hiện thông qua siêu âm thai hoặc xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, CT scan hoặc MRI để xác định tình trạng của thận còn lại. Điều trị có thể không cần thiết nếu thận còn lại khỏe mạnh, tuy nhiên người bệnh cần theo dõi sức khỏe định kỳ, kiểm tra huyết áp và chức năng thận thường xuyên.

Nếu thận còn lại gặp vấn đề, phương pháp điều trị có thể bao gồm phẫu thuật cắt bỏ thận nếu thận không còn hoạt động hiệu quả, hoặc nhận hiến thận từ người hiến thận còn sống hoặc vừa mới qua đời. Trong trường hợp bệnh trở nặng, cấy ghép thận có thể là phương án cuối cùng để duy trì sức khỏe và cải thiện chất lượng sống. Tuy nhiên, các lựa chọn này cần được quyết định dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể và sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Tổng đài tư vấn NIPT MIỄN PHÍ
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM 40 chi nhánh Diag.
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
- Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Lấy mẫu tại nhà miễn phí.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Làm sao để phòng ngừa trẻ sinh ra có một quả thận bẩm sinh?
Phòng ngừa trẻ sinh ra có một quả thận bẩm sinh chủ yếu phụ thuộc vào việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ trong thai kỳ. Mặc dù không phải tất cả nguyên nhân đều có thể phòng ngừa, nhưng một số biện pháp như kiểm soát bệnh lý trong thai kỳ (tiểu đường, huyết áp cao) và tránh sử dụng thuốc có hại có thể giúp giảm nguy cơ. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc an toàn trong thai kỳ.
Đặc biệt, xét nghiệm sàng lọc trước sinh là vô cùng cần thiết để phát hiện sớm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh và các bệnh lý di truyền ở trẻ. Xét nghiệm NIPT là phương pháp phổ biến được nhiều cặp vợ chồng chọn thực hiện vì nó an toàn cho mẹ bầu, không gây nhiễm trùng hay sẩy thai như phương pháp xét nghiệm truyền thống nhưng cho ra kết quả với tính chính xác cao. Cha mẹ có thể thực hiện sớm ngay tuần thứ 10 của thai kỳ.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn lành mạnh và bổ sung axit folic cũng rất cần cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, kiểm tra định kỳ và thăm khám bác sĩ trước và trong suốt thai kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Nếu gia đình có tiền sử bệnh thận, cha mẹ nên tham khảo tư vấn di truyền để hiểu rõ nguy cơ và lựa chọn phương pháp mang thai phù hợp.
Lời kết
Như vậy, thông qua bài viết này, Diag hy vọng đã giải đáp được những thắc mắc của cha mẹ về tình trạng người có một quả thận bẩm sinh. Trẻ sinh ra chỉ có một quả thận vẫn có thể sống khỏe nếu như duy trì thói quen khoa học, lối sống lành mạnh và chú ý theo giõi sức khỏe định kỳ. Mẹ bầu đừng quên thăm khám và sàng lọc trước sinh để phát hiện nguy cơ dị tật bẩm sinh sớm ở trẻ, từ đó có các kế hoạch thai kỳ phù hợp nhé!
Xem thêm:
https://www.chikd.org/journal/view.php?number=811
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC1472993/