Ngón tay bị cong bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Tình trạng ngón tay bị cong bẩm sinh là thế nào?
- Tình trạng này ảnh hưởng thế nào đến trẻ?
- Triệu chứng ngón tay bị cong bẩm sinh
- Nguyên nhân gây dị tật ngón tay bị cong bẩm sinh
- Nguyên nhân nguyên phát (yếu tố di truyền)
- Nguyên nhân thứ phát (yếu tố môi trường)
- Cách chẩn đoán và điều trị ngón tay bị cong bẩm sinh
- Phòng ngừa trẻ có ngón tay bị cong bẩm sinh
- Sàng lọc trước sinh
- Chăm sóc sức khỏe thai kỳ
Ngón tay bị cong bẩm sinh là một dị tật hiếm gặp, thường ảnh hưởng đến ngón út và có thể liên quan đến một số hội chứng di truyền. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm và vận động của trẻ. Đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa của bệnh, cùng Diag tìm hiểu nhé!
Tình trạng ngón tay bị cong bẩm sinh là thế nào?
Ngón tay bị cong bẩm sinh là tình trạng trẻ sinh ra với ngón tay bị cong bất thường, thường gặp nhất là trường hợp ngón tay út bị cong bẩm sinh. Thông thường, mỗi ngón tay (trừ ngón cái) có ba đốt xương chồng lên nhau tạo thành hai khớp. Tuy nhiên, ở những người mắc chứng ngón tay bị cong bẩm sinh, đốt xương giữa có thể phát triển theo dạng hình nêm (hình thang hoặc tam giác) thay vì hình chữ nhật. Điều này khiến xương không thể xếp thẳng hàng, dẫn đến hiện tượng cong ngón tay.

Đây là tình trạng không quá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dị tật này cũng xuất hiện cùng với một số hội chứng như hội chứng Down, hội chứng Turner và hội chứng Klinefelter. Khoảng 25% người mắc chứng Down bị cong ngón tay bẩm sinh.
Xem thêm: Dị tật bẩm sinh là gì?
Tình trạng này ảnh hưởng thế nào đến trẻ?
Nếu ngón tay trẻ cong nhẹ dưới 10 độ, trẻ có thể sinh hoạt bình thường mà không gặp nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nếu ngón tay cong trên 10 độ, trẻ có thể gặp khó khăn trong các hoạt động cầm nắm, viết lách hoặc khả năng sử dụng các vật nhỏ.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến kích thước, sự linh hoạt của bàn tay. Ngón tay bị cong bẩm sinh gây khó khăn cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày, làm ảnh hưởng đến năng suất công việc cũng như các hoạt động thể thao. Ngoài ra, bệnh làm ảnh hưởng tâm lý trẻ và khiến trẻ tự ti, thu mình.

Nếu hình dạng ngón tay cong quá nhiều, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp can thiệp như nẹp ngón tay chỉnh hình, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật chỉnh hình để cải thiện chức năng và thẩm mỹ cho bàn tay.
Xem thêm:
Triệu chứng ngón tay bị cong bẩm sinh
Ngón tay bị cong bẩm sinh có thể xuất hiện ngay khi trẻ sinh ra, nhưng đôi khi không được phát hiện cho đến khi chúng lớn hơn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước của một hoặc cả hai bàn tay, ở bất kỳ ngón nào, thậm chí cả ngón chân.
Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:
- Ngón tay cong như hình dạng chữ “C” hoặc móc câu
- Ngón tay cong hướng về phía các ngón khác (thường là ngón út cong về phía ngón áp út).
- Độ cong xuất hiện giữa hai khớp ngón tay.
- Ngón tay có thể chồng lên các ngón khác.
Nguyên nhân gây dị tật ngón tay bị cong bẩm sinh
Nguyên nhân nguyên phát (yếu tố di truyền)
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hầu hết các trường hợp xảy ra ngẫu nhiên, ngay cả khi gia đình không có ai mắc bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp là do di truyền.
Nếu bố hoặc mẹ mang gen gây bệnh, trẻ có thể thừa hưởng và mắc dị tật này theo cơ chế di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Điều đó có nghĩa là chỉ cần nhận một gen bất thường từ bố hoặc mẹ, trẻ có thể bị cong ngón tay bẩm sinh.

Ngoài ra, dị tật ngón tay bị cong bẩm sinh còn có liên quan đến một số hội chứng di truyền như:
- Hội chứng Down (khoảng 25% trẻ mắc hội chứng này có clinodactyly).
- Hội chứng Klinefelter (ảnh hưởng đến nam giới với một nhiễm sắc thể X dư thừa).
- Hội chứng Turner (ảnh hưởng đến nữ giới do thiếu một phần hoặc toàn bộ nhiễm sắc thể X).
- Thiếu máu Fanconi (một rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến tủy xương và sự phát triển của xương).
Nguyên nhân thứ phát (yếu tố môi trường)
Chứng ngón tay bị cong bẩm sinh cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng trong quá trình phát triển của thai nhi như:
- Rối loạn phát triển xương: Xương ngón tay của trẻ phát triển bất thường hoặc sụn tăng trưởng bất thường trong môi trường tử cung.
- Tư thế thai nhi trong tử cung: Bàn tay hoặc ngón tay của thai nhi bị ép vào thành tử cung trong một thời gian dài, áp lực có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, dẫn đến cong vẹo.
- Thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ: Sự thiếu hụt canxi, vitamin D và vi chất quan trọng khi mang thai ảnh hưởng đến quá trình hình thành xương của trẻ.
- Tác động từ môi trường: Mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất, virus hoặc sử dụng thuốc không an toàn có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Cách chẩn đoán và điều trị ngón tay bị cong bẩm sinh
- Chẩn đoán: Bác sĩ kiểm tra tiền sử bệnh lý, quan sát trực tiếp ngón tay và có thể yêu cầu chụp X-quang để quan sát, đánh giá kỹ hơn mức độ ảnh hưởng.
- Phẫu thuật chỉnh hình: Áp dụng cho trường hợp nghiêm trọng, giúp điều chỉnh xương, giải phóng mô co rút và tái tạo cấu trúc ngón tay.
- Chăm sóc sau phẫu thuật: Trẻ có thể cần đeo nẹp hoặc băng cố định để hỗ trợ quá trình hồi phục.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu bao gồm co duỗi, cầm nắm nhằm cải thiện tầm vận động và tăng cường sự linh hoạt cho ngón tay.
Phòng ngừa trẻ có ngón tay bị cong bẩm sinh
Sàng lọc trước sinh
Việc sàng lọc trước sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm dị tật ngón tay bị cong bẩm sinh ở trẻ, có liên quan đến các hội chứng như Down, Klinefelter, Turner, Fanconi. Phát hiện sớm giúp gia đình và bác sĩ lập kế hoạch điều trị và can thiệp kịp thời sau khi trẻ chào đời.

Sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) là phương pháp hiện đại giúp phát hiện sớm nguy cơ dị tật bẩm sinh ngay từ giai đoạn thai kỳ. Phương pháp này vô cùng an toàn do không xâm lấn, có độ chính xác cao lên đến 99% và được thực hiện sớm từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Cha mẹ nên lựa chọn các trung tâm y khoa uy tín để an tâm trong quá trình xét nghiệm.
Tính đến nay, Diag đã có hơn 25 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ xét nghiệm uy tín hàng đầu Việt Nam. Nếu cha mẹ đang có nhu cầu tầm soát dị tật thai nhi, có thể tham khảo các kênh thông tin chính thức của Diag qua:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Chăm sóc sức khỏe thai kỳ
Bên cạnh việc sàng lọc trước sinh, mẹ bầu cần duy trì một thai kỳ khỏe mạnh để giảm nguy cơ bất thường về xương và sự phát triển của thai nhi, gây khó khăn cho sinh hoạt của trẻ sau khi chào đời. Dưới đây là một số biện pháp quan trọng:
- Dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung canxi, vitamin D, axit folic và các khoáng chất thiết yếu để hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thăm khám thai đúng lịch để theo dõi sự phát triển của bé và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
- Tránh các yếu tố nguy cơ: Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, không sử dụng rượu, thuốc lá và các chất kích thích.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Tập luyện nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái để thai nhi phát triển toàn diện.
Tổng đài tư vấn NIPT MIỄN PHÍ
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM 40 chi nhánh Diag.
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
- Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Lấy mẫu tại nhà miễn phí.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Tóm lại, dị tật ngón tay bị cong bẩm sinh gây nhiều bất tiện trong cuộc sống của trẻ, cha mẹ nên theo dõi để phát hiện sớm tình trạng bệnh ở trẻ để có biện pháp điều trị kịp thời. Đồng thời, các cặp đôi đừng quên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh để xác định tình trạng sức khỏe cho bé.
Xem thêm: Dấu hiệu trẻ thông minh bẩm sinh
https://www.healthline.com/health/clinodactyly