Loạn thị bẩm sinh là tật khúc xạ mắt xuất hiện từ khi trẻ sinh ra, do giác mạc hoặc thấu kính có hình dạng bất thường. Đâu là nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này, cùng Diag tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Loạn thị bẩm sinh là gì?

Loạn thị bẩm sinh là một dạng tật khúc xạ xuất hiện ngay từ khi sinh ra, do sự bất thường trong độ cong của giác mạc hoặc thấu kính trong nhãn cầu mắt. Thay vì có hình cầu đều như bình thường, giác mạc hoặc thấu kính có độ cong không đối xứng. Điều này khiến ánh sáng không hội tụ đúng trên võng mạc, gây mờ mắt ở mọi khoảng cách.

Loạn thị bẩm sinh ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn của trẻ
Loạn thị bẩm sinh ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn của trẻ

Loạn thị được chia thành hai loại chính dựa vào vị trí của sự biến dạng:

  • Loạn thị giác mạc: Do giác mạc có độ cong bất thường. Đây là loại phổ biến nhất.
  • Loạn thị thể thủy tinh: Do thấu kính bên trong mắt có hình dạng không đều, dù giác mạc vẫn bình thường.

Ngoài ra, dựa vào sự kết hợp với các tật khúc xạ khác, loạn thị còn được phân thành:

  • Cận – loạn thị: Đi kèm với cận thị, khiến người bệnh nhìn xa mờ hơn nhìn gần.
  • Viễn – loạn thị: Kết hợp với viễn thị, khiến người bệnh nhìn gần mờ hơn nhìn xa
  • Loạn thị hỗn hợp: Một trục bị cận, một trục bị viễn, khiến hình ảnh trở nên méo mó và khó nhìn rõ.

Xem thêm: Dị tật bẩm sinh là gì?

Loạn thị bẩm sinh có nguy hiểm không?

Loạn thị bẩm sinh là một tật khúc xạ phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực và chất lượng cuộc sống.

  • Suy giảm thị lực: Loạn thị làm hình ảnh bị mờ hoặc méo, gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày như đọc sách, lái xe, hoặc sử dụng thiết bị điện tử.
  • Mỏi mắt và đau đầu: Khi mắt phải liên tục điều tiết để nhìn rõ, tình trạng mỏi mắt và đau đầu kéo dài có thể xảy ra, đặc biệt là khi làm việc trên máy tính hoặc đọc sách trong thời gian dài.
  • Tăng nguy cơ nhược thị: Ở trẻ nhỏ, nếu loạn thị bẩm sinh không được điều chỉnh sớm, não có thể không nhận đủ tín hiệu hình ảnh từ một mắt, dẫn đến nhược thị. Khi đó, mắt bị mất thị lực không thể phục hồi dù đeo kính.
  • Lác mắt: Khi loạn thị nghiêm trọng, mắt có thể phải điều chỉnh liên tục, làm tăng nguy cơ lác mắt, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến thị giác.
Loạn thị bẩm sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng
Loạn thị bẩm sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Dấu hiệu của loạn thị bẩm sinh

Bé bị loạn thị bẩm sinh sẽ gặp các tình trạng sau:

  • Nhìn mờ hoặc méo hình
  • Mỏi mắt hoặc khó chịu
  • Đau đầu, nhức đầu
  • Khó nhìn vào ban đêm
  • Nheo mắt, chảy nước mắt

Nguyên nhân gây loạn thị bẩm sinh

Di truyền là yếu tố chính dẫn đến loạn thị bẩm sinh. Các nghiên cứu cho thấy nếu vợ hoặc chồng mắc loạn thị, khả năng con cái sẽ bị loạn thị cũng cao hơn. Một số gen có thể làm thay đổi hình dạng giác mạc hoặc thấu kính của nhãn cầu, gây ra loạn thị bẩm sinh. Tuy nhiên, chưa có gen nào được xác định là nguyên nhân chính gây bệnh. Một số nhà khoa học tin rằng các gen liên quan đến sự phát triển của các mô mắt, như COL4A1FOXC1 có thể gây loạn thị.

Loạn thị bẩm sinh chủ yếu là do di truyền
Loạn thị bẩm sinh chủ yếu là do di truyền

Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của loạn thị bẩm sinh. Các yếu tố này bao gồm:

  • Tình trạng dinh dưỡng kém trong thai kỳ
  • Các bệnh lý mẹ mắc phải trong quá trình mang thai
  • Sự phát triển không đầy đủ của các cấu trúc mắt trong những năm đầu đời

Xem thêm:

Loạn thị bẩm sinh có chữa được không?

Loạn thị bẩm sinh có thể điều trị được, tuy nhiên phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào độ loạn và độ tuổi của người bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến theo độ tuổi.

Đối với trẻ dưới 18 tuổi

Đối với trẻ em, loạn thị bẩm sinh thường được điều trị bằng các phương pháp như đeo kính gọng, kính áp tròng và đôi khi là phẫu thuật. Tuy nhiên, khi còn nhỏ, đa số phụ huynh sẽ chọn đeo kính cho trẻ vì nó an toàn, chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả cao.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được áp dụng để chỉnh hình giác mạc hoặc thấu kính. Tuy nhiên, phẫu thuật thường được áp dụng cho trẻ lớn hơn và đeo kính không thể giúp trẻ nhìn rõ.

Với người đủ 18 tuổi trở lên

Với người trưởng thành, có thể điều chỉnh độ cong của giác mạc bằng cách đeo kính gọng, kính áp tròng Ortho-K hoặc phẫu thuật. Kính áp tròng Ortho-K có thể mang lại khả năng điều chỉnh tốt hơn so với kính thông thường, phù hợp cho người bị loạn thị nặng.

Đeo kính là phương pháp phổ biến hỗ trợ trẻ bị loạn thị
Đeo kính là phương pháp phổ biến hỗ trợ trẻ bị loạn thị

Phẫu thuật laser, như LASIK cũng là một phương pháp điều trị phổ biến. Nó giúp điều chỉnh độ cong của giác mạc, giúp người bệnh không cần phải đeo kính, thuận thiện khi sinh hoạt.

Như vậy, loạn thị bẩm sinh có thể được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp hiện đại. Tùy thuộc vào độ tuổi, độ loạn và yêu cầu cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất phương án phù hợp nhất.

Cách chăm sóc mắt khi bị loạn thị bẩm sinh

Chăm sóc mắt đúng cách rất quan trọng đối với người bị loạn thị bẩm sinh, đặc biệt là trẻ em. Dưới đây là các biện pháp chăm sóc mắt và lưu ý về dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe của mắt.

Thực phẩm tốt cho mắt

Chế độ ăn uống đủ chất có thể hỗ trợ sức khỏe mắt và giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về thị lực. Cha mẹ cần lưu ý bổ sung những thực phẩm sau đây vào khẩu phần ăn của trẻ.

  • Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, giúp bảo vệ mắt khỏi các bệnh lý liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng.

  • Cà rốt: Cà rốt giàu vitamin A, giúp duy trì sức khỏe của giác mạc và cải thiện tầm nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu.

  • Bông cải xanh: Bông cải xanh giàu lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi tổn thương do ánh sáng xanh và các yếu tố môi trường khác.

Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt để tăng cường sức khỏe của mắt
Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt để tăng cường sức khỏe của mắt

Các phương pháp chăm sóc mắt hàng ngày

Ngoài chế độ ăn uống, những thói quen chăm sóc mắt hàng ngày cũng rất quan trọng để ngăn tăng độ loạn:

  • Đeo kính theo chỉ định: Đeo kính đúng theo chỉ định của bác sĩ giúp cải thiện tầm nhìn cho trẻ.
  • Tập thói quen nghỉ ngơi cho mắt: Nếu người bị loạn thị phải sử dụng màn hình máy tính hoặc thiết bị điện tử trong thời gian dài, nên thực hiện quy tắc 20-20-20. Mỗi 20 phút nhìn vào màn hình, hãy nhìn vào vật ở khoảng cách 20 feet (6 mét) trong ít nhất 20 giây để giảm căng thẳng cho mắt.
  • Làm việc hoặc học tập ở nơi có đủ ánh sáng: Đảm bảo ánh sáng trong phòng vừa đủ, không quá mạnh hoặc quá yếu để tránh gây căng thẳng cho mắt.
  • Khám mắt định kỳ: Đối với trẻ em, việc kiểm tra mắt định kỳ là rất quan trọng để phát hiện và điều trị loạn thị bẩm sinh kịp thời.

NIPT – Phương pháp sàng lọc không xâm lấn

NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn có độ chính xác cao nhất hiện nay (lên đến 99%). Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ phân tích ADN tự do của thai nhi lẫn trong máu mẹ, từ đó sàng lọc các dị tật bẩm sinh và các bệnh lý di truyền cho trẻ. Đây là xét nghiệm vô cùng an toàn cho thai nhi. Mẹ bầu có thể thực hiện sớm từ tuần thứ 10 của thai kỳ.

Gói xét nghiệm NIPT 4 giá chỉ 2100K

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Diag là trung tâm y khoa uy tín, với hơn 25 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ xét nghiệm, được nhiều doanh nghiệp và hàng ngàn khách hàng tin tưởng. Nếu bạn đang có nhu cầu xét nghiệm sàng lọc trước sinh, có thể liên hệ đội ngũ Diag qua các kênh sau:

Xem thêm: Câm điếc bẩm sinh