Trong giai đoạn mang thai, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều người có thể cảm thấy lo lắng hoặc không biết cần phải làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm này. Trong bài viết này, Diag sẽ chia sẻ những kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mà phụ nữ mang thai nào cũng nên biết.

Ghi nhớ những lưu ý trước khi lấy mẫu xét nghiệm

Để kết quả đạt độ chính xác cao nhất, thai phụ cần chú ý quy trình và các bước làm xét nghiệm. Điều này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị trước và trong quá trình xét nghiệm. Cụ thể như sau:

  • Trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước lọc, và không được uống bất kỳ loại nước nào khác ngoài nước lọc. Trong nước lọc không chứa calo, đường, hoặc các chất khác có thể thay đổi mức đường huyết. Do đó không làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
  • Nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
  • Tránh tập thể dục hoặc hoạt động nặng trước ngày xét nghiệm.
  • Thông báo tình trạng sức khỏe hiện tại và các loại thuốc đang sử dụng đến bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trước khi tiến hành lấy mẫu.
  • Luôn tuân thủ và thực hiện đúng các bước xét nghiệm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu?

Cần hiểu rõ về bệnh tiểu đường thai kỳ và các biến chứng

Càng hiểu rõ về bệnh thì càng an tâm hơn trong quá trình thăm khám và điều trị. Tiểu đường thai kỳ một loại tiểu đường đặc biệt chỉ xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Bệnh xảy ra khi mức đường huyết của người mẹ tăng cao và có thể xuất hiện trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.

Với nhiều mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, thường sẽ bỏ qua những dấu hiệu sức khỏe của bệnh như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi… Điều này rất nguy hiểm, vì bệnh không thể được chẩn đoán dựa trên những biểu hiện thông thường, mà chỉ có thể được phát hiện đúng khi đã thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu.

Xem thêm: Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Khi có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu đừng lơ là mà hãy đi xét nghiệm ngay.

Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ như nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, chuyển dạ sinh mổ, tiền sản giật… Đối với trẻ sơ sinh, con sẽ có sức khỏe kém hơn do sinh non so với các bé được sinh bình thường, có thể bị đái tháo đường, béo phì, và gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác trong tương lai.

Hiểu rõ các chỉ số sau khi nhận kết quả xét nghiệm

Các chỉ số của tiểu đường thai kỳ là rất quan trọng, không chỉ giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán bệnh mà ngay cả các thai phụ cũng có thể tự nhận biết được tình trạng bệnh của mình. Việc này tạo điều kiện cho mẹ bầu chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe thai sản.

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ an toàn như sau:

  • Đường huyết lúc đói: <92 mg/dL.
  • Đường huyết sau khi ăn 1 giờ: <180 mg/dL.
  • Đường huyết sau khi ăn 2 giờ: <153 mg/dL.

Những thai phụ có 02 kết quả bằng hoặc cao hơn các mức bên trên thì sẽ được thăm khám chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp chỉ có 01 kết quả bằng hoặc cao hơn mức bên trên thì được xem là mắc chứng rối loạn dung nạp đường trong giai đoạn mang thai.

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao?

Nắm rõ thời điểm cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Chuyên gia y khoa khuyến nghị rằng việc thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cần thiết vào hai thời điểm quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ bầu.

Trong lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ sẽ đề xuất xét nghiệm đường huyết khi đói (HbA1c) khoảng từ tuần thứ 08 đến tuần thứ 11. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là đối với những đối tượng có nguy cơ như béo phì, thừa cân trước khi mang thai, hoặc đã từng mắc tiểu đường trong quá trình thai kỳ trước.

Ở giai đoạn từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, khi cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất nhiều insulin hơn để điều hòa lượng đường trong máu do sự phát triển của thai nhi, việc xét nghiệm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong một số trường hợp, cơ thể không sản xuất đủ insulin khiến tình trạng đường huyết không ổn định, dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Đây là thời điểm cần thiết phải tiến hành xét nghiệm, đặc biệt là đối với những thai phụ không có kết quả bất thường ở giai đoạn thai kỳ trước.

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 30

Tìm hiểu bản thân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không

Thai phụ cần tìm hiểu liệu bản thân có phải là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hay không. Điều này không chỉ giúp có được phương án điều trị đúng lúc mà còn giúp đảm bảo sức khỏe cả mẹ và con, đồng thời tạo điều kiện theo dõi đường huyết và chủ động yêu cầu thăm khám khi cần thiết.

Những đối tượng có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ gồm:

  • Người có tiền sử bệnh tiểu đường, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
  • Phụ nữ mang thai từ 25 tuổi trở lên.
  • Thai phụ có chỉ số BMI từ 25.
  • Đã từng sinh con với trọng lượng thai nhi từ 4kg trở lên.
  • Từng gặp biến chứng thai lưu, sinh non, hoặc sinh con xuất hiện dị tật.
  • Người có tiền sử sảy thai trên 3 lần.

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu TPHCM?

Đối tượng có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Thai phụ nên tìm hiểu xem mình có thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Lựa chọn nơi xét nghiệm đảm bảo an toàn và uy tín

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cả mẹ và con nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời. Vậy nên, việc tìm một nơi để xét nghiệm cho ra kết quả chính xác là vô cùng quan trọng. Điều này vừa giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán bệnh, vừa giúp mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Hiện tại, Diag là một trong những trung tâm y khoa uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng. Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm và chẩn đoán y khoa, Diag đã và đang kết nối với hơn 200 bệnh viện, phòng khám đối tác với hàng triệu bệnh nhân đã được phục vụ. Diag đang cung cấp hơn 3.000 dịch vụ xét nghiệm riêng lẻ và theo gói nhằm phục vụ tốt mọi nhu cầu sàng lọc sức khỏe.

Không chỉ vậy, Diag sở hữu các thiết bị xét nghiệm tân tiến nhất từ những thương hiệu hàng đầu như Abbott, Roche… cùng hệ thống trung tâm đạt chuẩn quốc tế theo chứng nhận ISO 15189. Với các y bác sĩ sẵn sàng tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ, Diag luôn tự tin mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Khách hàng có nhu cầu tầm soát sức khỏe thai kỳ và các bệnh truyền nhiễm khi mang thai tại nhà có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Xem thêm: Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Tổng kết

Như vậy, bài viết đã tổng hợp những kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mà các mẹ bầu cần nhớ. Những thông tin này sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong quá trình thăm khám và sàng lọc sức khỏe thai sản. Cần lưu ý, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước lọc và tuyệt đối không uống các loại nước khác ngoài nước lọc.

 

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường sau sinh