Kết quả xét nghiệm Triple Test có thể mang lại những thông tin quan trọng về sức khỏe của mẹ và con trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, việc nhận được kết quả xấu có thể khiến mẹ lo lắng. Vậy cần làm gì khi nhận kết quả xét nghiệm Triple Test nguy cơ cao? Hãy cùng Diag tìm hiểu câu trả lời trong bài viết bên dưới cùng cách đọc hiểu kết quả Triple Test nhé!
Cách đọc kết quả Triple Test
Edwards, Down, và dị tật ống thần kinh là những hội chứng nguy hiểm chỉ có thể được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple Test. Đây là một kỹ thuật phân tích 03 chất sinh hóa được sản sinh tự nhiên trong cơ thể mẹ gồm AFP, beta-hCG, và Estriol, giúp đánh giá nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Mẹ cần đọc hiểu hai kết quả quan trọng là:
- Phân tích định lượng AFP, beta-hCG, và Estriol.
- Phân tích nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
Bảng phân tích định lượng ba chất sinh hóa
Nguy cơ mắc hội chứng | Kết quả phân tích định lượng chất sinh hóa |
Down | Khi nồng độ AFP và Estriol thấp, nồng độ beta-hCG cao. |
Edwards | Khi nồng độ cả 03 chất đều thấp. |
Dị tật ống thần kinh | Khi nồng độ AFP cao kết hợp với siêu âm khảo sát hình ảnh. |
Nếu mẹ nhận được kết quả phân tích định lượng cho thấy nồng độ AFP và Estriol trong máu thấp, nồng độ beta-hCG cao, nghĩa là thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down. Tương tự với kết quả phân tích các chất sinh hóa cho những hội chứng còn lại.
Bảng tham khảo phân tích nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh
Hội chứng | Ngưỡng phân biệt | Nguy cơ | Kết luận |
Down | 1/250 | 1/150 | Nguy cơ cao |
Edwards | 1/350 | 1/700 | Nguy cơ thấp |
Dị tật ống thần kinh | MoM AFP 2.5 | MoM AFP 1.2 | Nguy cơ thấp |
Mỗi hội chứng sẽ có một ngưỡng phân biệt khác nhau. Nếu mẹ nhận được kết quả xét nghiệm có nguy cơ cao hơn ngưỡng phân biệt, nghĩa là thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng dị tật tương ứng với ngưỡng đó.
Cần làm gì khi có kết quả xét nghiệm Triple Test nguy cơ cao?
Mặc dù độ chính xác tương đối cao khoảng 75 – 85%, nhưng Triple Test chỉ là xét nghiệm sàng lọc. Do đó, khi được kết luận nguy cơ cao không có nghĩa là khẳng định thai nhi sẽ mắc hội chứng. Trong trường hợp này, mẹ có thể được chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm NIPT. Đây là kỹ thuật sàng lọc có độ chính xác cao đến 99,9%, thường được sử dụng để khẳng định lại kết quả của Triple Test.
Nếu NIPT vẫn cho ra kết quả nguy cơ cao, nghĩa là thai nhi có khả năng cao mắc các dị tật bẩm sinh. Lúc này, mẹ cần tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp điều trị kịp thời.
Lựa chọn xét nghiệm NIPT an toàn có độ chính xác cao tại Diag
NIPT là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn có hiệu quả cao nhất trong việc sàng lọc dị tật ở thai nhi. Vậy nên, việc lựa chọn một trung tâm để thực hiện xét nghiệm NIPT đảm bảo an toàn và kết quả chính xác là vô cùng cần thiết.
Hiện tại, Diag là trung tâm y khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm tầm soát sức khỏe thai sản với chi phí tối ưu nhất. Ưu điểm vượt trội khi lựa chọn Diag:
- 30+ điểm lấy mẫu toàn TP.HCM và các tỉnh thành miền Nam.
- 3.000+ xét nghiệm lẻ và các gói xét nghiệm từ cơ bản chuyên sâu.
- Sở hữu hệ thống xét nghiệm và phân tích hiện đại đến từ các thương hiệu Abbott, Roche cho ra kết quả chính xác tuyệt đối.
- Hệ thống trung tâm xét nghiệm đạt chứng chỉ chất lượng cao ISO 15189.
- Đội ngũ kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm cùng các bác sĩ chuyên môn tư vấn kết quả hoàn toàn MIỄN PHÍ.
- Hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, sau đó chỉ cần theo dõi hồ sơ và nhận kết quả trực tuyến hoặc qua tin nhắn SMS.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm NIPT tầm soát dị tật thai nhi khi mang thai tại nhà có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Lời kết
Như vậy, vấn đề “Kết quả xét nghiệm Triple Test nguy cơ cao” đã có câu trả lời. Trong trường hợp nhận được kết quả nguy cơ cao, mẹ hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thăm khám và có sự hỗ trợ cần thiết. Điều này có thể đảm bảo con luôn phát triển khỏe mạnh, đồng thời giúp mẹ an tâm hơn trong quá trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ.