Khi thực hiện xét nghiệm NIPT, nhiều thai phụ vẫn lo lắng kết quả NIPT có sai không. Với công nghệ xét nghiệm tiên tiến bậc nhất hiện nay, xác suất kết quả NIPT sai là rất nhỏ, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Vậy hãy cùng Diag tìm hiểu xét nghiệm NIPT sai trong trường hợp nào ở bài viết lần này!

Xem thêm: Các gói xét nghiệm NIPT
Kết quả NIPT có sai không? Nguyên nhân sai
Xét nghiệm NIPT là một phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn. Xét nghiệm này an toàn và có độ chính xác cao lên đến hơn 99% đối với tam nhiễm sắc thể 21-18-13 để phát hiện các dị tật ở thai nhi. Vì là xét nghiệm sàng lọc, không phải chẩn đoán nên xét nghiệm NIPT vẫn có thể cho kết quả sai trong một số trường hợp, dù xác suất này rất thấp. Các kết quả sai có thể bao gồm cả dương tính giả và âm tính giả.
Trường hợp dương tính giả
Dương tính giả xảy ra khi xét nghiệm NIPT sàng lọc cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc các rối loạn nhiễm sắc thể, nhưng thực tế thai nhi không mắc các bất thường này. Một số lý do có thể dẫn đến xét nghiệm NIPT ra dương tính giả bao gồm:
- Thể khảm khu trú bánh nhau: Nhau thai có sự xuất hiện của hai dòng tế bào có nhiễm sắc thể khác nhau trở lên và không có bào thai.
- Hội chứng song thai tiêu biến: Nếu ban đầu có hai thai nhưng một thai bị mất sớm trong thai kỳ, ADN của thai bị mất có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm NIPT.
- Các yếu tố từ mẹ: Một số rối loạn nhiễm sắc thể ở mẹ có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm NIPT.

Trường hợp âm tính giả
Âm tính giả xảy ra khi xét nghiệm NIPT cho thấy thai nhi không có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, nhưng thực tế thai nhi có mắc các dị tật này. Một số lý do có thể dẫn đến xét nghiệm NIPT ra âm tính giả bao gồm:
- Thể khảm ở thai: Bào thai có sự xuất hiện của hai dòng tế bào có nhiễm sắc thể khác nhau trở lên và không có nhau thai.
- Tỷ lệ ADN của thai nhi thấp: Nếu tỷ lệ ADN của thai nhi trong mẫu máu của mẹ quá thấp, xét nghiệm NIPT có thể không phát hiện được.
- Các bất thường hiếm gặp: Xét nghiệm NIPT sàng lọc chính xác lên đến hơn 99% các dị tật bẩm sinh phổ biến như hội chứng Down, hội chứng Edwards và hội chứng Patau. Các bất thường hiếm gặp khác vẫn có thể được phát hiện với độ chính xác cao, nhưng vẫn có trường hợp sai sót.

Nhóm đối tượng có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể cao
Xét nghiệm NIPT được khuyến khích thực hiện trên tất cả phụ nữ mang thai. Nhưng khi nguy cơ mắc dị tật bật sinh cao, thai phụ nên trực tiếp thực hiện xét nghiệm chẩn đoán như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau. Bởi lúc này, xét nghiệm NIPT không đủ nhạy để phát hiện tất cả các bất thường này.
Những đối tượng không nên thực hiện sàng lọc với NIPT gồm:
- Thai có độ mờ da gáy >3,5mm.
- Giá trị nguy cơ của combined test >1/50.
- Siêu âm có bất thường về cấu trúc (Ít nhất phát hiện 1 bất thường lớn hoặc 2 bất thường nhỏ).
- Song thai hoặc song thai tiêu biến.

Cần làm gì để đảm bảo kết quả NIPT chính xác?
Tuy đã có đáp án cho việc kết quả xét nghiệm NIPT có chính xác không, nhưng vẫn có khả năng kết quả có sai sót. Để đảm bảo xét nghiệm NIPT sàng lọc chính xác, thai phụ nên lưu ý những vấn đề sau:
- Chất lượng mẫu máu: Mẫu máu không đủ hoặc việc nhận máu bị hỏng có thể ảnh hưởng đến sự chính xác của xét nghiệm. Vậy nên thai phụ cần đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý cũng như lựa chọn cơ sở y tế uy tín và có kinh nghiệm trong việc thực hiện xét nghiệm NIPT.
- Thời gian lấy mẫu: Xét nghiệm NIPT chỉ nên được thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Nếu lấy mẫu máu quá sớm trong thai kỳ có thể dẫn đến tỷ lệ DNA của thai nhi thấp, ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm NIPT.
- Thảo luận với bác sĩ: Trước khi thực hiện xét nghiệm NIPT, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn về quy trình và những gì bạn mong đợi từ. Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin chi tiết và giải đáp các thắc mắc của bạn về quy trình sàng lọc, kỹ thuật và máy móc, công nghệ xét nghiệm.
- Thông báo cho bác sĩ về các yếu tố có thể ảnh hưởng: Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn có các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác xét nghiệm NIPT như mang thai đôi, đã từng mất thai nhi trước đó (hội chứng song thai tai biến), hoặc có các bất thường nhiễm sắc thể ở mẹ.

Nếu thai phụ nhận được kết quả dương tính từ xét nghiệm NIPT, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác để xác nhận chính xác hội chứng. Lúc này, các phương pháp xét nghiệm sẽ được thực hiện là chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau. Sau khi xác định tình trạng của thai, bác sĩ có thể đưa ra những phân tích và can thiệp y khoa kịp thời để đảm bảo sức khỏe và tương lai của trẻ.
Gói xét nghiệm NIPT 4 giá chỉ 2100K
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Lời kết
Trong bài viết lần này, Diag đã giải đáp xét nghiệm NIPT có sai không. Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn rất an toàn đối với thai phụ và thai nhi. Kết quả xét nghiệm NIPT có thể đạt độ chính xác lên đến 99% đối với việc phát hiện các hội chứng dị tật. Vậy nên thai phụ có thể yên tâm khi thực hiện xét nghiệm NIPT.
Xem thêm