Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là một bước quan trọng trong quá trình chăm sóc thai kỳ, giúp phát hiện sớm các bất thường sức khỏe của thai nhi. Trong đó, kết quả Double Test đóng vai trò cung cấp thông tin về nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh. Hãy cùng Diag tìm hiểu cách đọc kết quả xét nghiệm Double Test trong bài viết dưới đây!
Kết quả xét nghiệm Double Test bao gồm những chỉ số gì?
Double Test là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn, sử dụng mẫu máu của thai phụ để đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi từ bất thường nhiễm sắc thể. Double Test được thực hiện trong giai đoạn tam cá nguyệt thai kỳ.

Kết quả xét nghiệm Double Test thường bao gồm hai chỉ số sinh học chính:
- Free Beta-hCG (Human Chorionic Gonadotropin): Đây là một hormone được sản xuất trong thai kỳ. Mức độ của hormone này giúp đánh giá nguy cơ của một số bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down.
- PAPP-A (Pregnancy-Associated Plasma Protein-A): Đây là một loại protein được sản xuất bởi nhau thai trong thai kỳ. Mức độ thấp của PAPP-A có thể liên quan đến nguy cơ cao của một số bất thường nhiễm sắc thể và các vấn đề khác trong thai kỳ.
Các chỉ số này được sử dụng cùng với tuổi mẹ và các yếu tố khác để đánh giá nguy cơ của các bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi. Hiện nay, bác sĩ sẽ chỉ định Double Test kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm tăng tỷ lệ phát hiện bất thường dị tật ở thai nhi.
Cách đọc kết quả Double Test
Kết quả sàng lọc được tính toán dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm nồng độ các chất trong máu mẹ (PAPP-A và nồng độ beta-hCG tự do), tuổi mẹ và độ mờ da gáy của thai nhi (được đo bằng siêu âm). Kết quả sẽ cung cấp tỷ lệ nguy cơ thai nhi mắc các bất thường nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down (Trisomy 21) hoặc hội chứng Edwards (Trisomy 18), hội chứng Patau (Trisomy 13).
Với cách đọc kết quả xét nghiệm Double Test, cha mẹ có thể hiểu đúng về tình trạng sức khỏe của thai nhi, kết hợp tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y khoa để đánh giá toàn diện hơn.
Xem thêm: Đo độ mờ da gáy và xét nghiệm Double Test
Tỷ lệ trong kết quả sàng lọc
Tỷ lệ trong kết quả sàng lọc không thể hiện kết quả xét nghiệm Double Test bình thường, chỉ có ngưỡng nguy cơ cao hoặc thấp và sẽ được thể hiện trong giấy kết quả xét nghiệm như sau. Tỷ lệ này thường được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm hoặc tỷ lệ phần nghìn (ví dụ: kết quả Double Test 1/250, 1/1000).
Hội chứng Down (Trisomy 21): Ngưỡng nguy cơ: 1/250.
- Nếu kết quả có tỷ lệ nguy cơ lớn hơn 1/250 (ví dụ: 1/500, 1/1000), nguy cơ thấp.
- Nếu kết quả có tỷ lệ nguy cơ nhỏ hơn 1/250 (ví dụ: 1/100, 1/50), nguy cơ cao.
Hội chứng Edwards (Trisomy 18) và hội chứng Patau (Trisomy 13): Ngưỡng nguy cơ: 1/100.
- Nếu kết quả có tỷ lệ nguy cơ lớn hơn 1/100 (ví dụ: 1/200, 1/1000), nguy cơ thấp.
- Nếu kết quả có tỷ lệ nguy cơ nhỏ hơn 1/100 (ví dụ: 1/50, 1/80), nguy cơ cao.
Ví dụ đối với hội chứng Down, kết quả 1:250 thể hiện rằng nếu thai phụ mang thai trong độ tuổi sinh sản (dưới 35 tuổi) thì cứ trong 250 thai phụ sẽ có 1 trường hợp thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down.

Xem thêm: Xét nghiệm Double Test có cần nhịn ăn không?
Ý nghĩa chỉ số MoM (Multiple of Median)
Multiple of Median (MoM) là một đơn vị đo lường được sử dụng trong các phương pháp sàng lọc trước sinh, như xét nghiệm Triple Test và Double Test. MoM so sánh giá trị đo được của một chỉ số sinh hóa trong máu của thai phụ với giá trị trung bình của chỉ số đó trong một nhóm đối chứng tương ứng với cùng tuổi thai.
Do sự chênh lệch của các đơn vị xét nghiệm, ngưỡng kết quả xét nghiệm Double Test bình thường là khi chỉ số MoM của nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A sau hiệu chỉnh đều bằng 1 MoM. Nếu chỉ số xét nghiệm Double Test thấp hoặc cao hơn mức MoM này, thai nhi có nguy cơ mắc bệnh nhiễm sắc thể, cụ thể:
- Nồng độ β-hCG tự do trong máu: < 0,4 hoặc > 2,5 MoM.
- PAPP-A: < 0,4 MoM.
Tuy nhiên, thai phụ cũng cần lưu ý tùy theo các phòng xét nghiệm, chỉ số tham chiếu MoM có thể khác nhau nên thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Kết quả xét nghiệm Double Test có chính xác không?
Double Test chỉ là phương pháp sàng lọc, không phải xét nghiệm chẩn đoán, vậy nên kết quả của Double Test vẫn có sai sót. Kết quả của Double Test chỉ cho biết nguy cơ dị tật thai nhi, không thể chẩn đoán xác định thai nhi bình thường hay bất thường.
Nếu kết quả cho thấy nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Cần làm gì sau khi nhận kết quả xét nghiệm Double Test?
Kết quả xét nghiệm Double Test nguy cơ thấp
Khi kết quả xét nghiệm Double Test cho biết nguy cơ thấp thai nhi mắc các hội chứng Down, hội chứng Edwards hay hội chứng Patau, đây là ngưỡng an toàn đối với sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, Double Test chỉ hỗ trợ sàng lọc, không thể hiện độ chính xác 100% thai nhi có nguy cơ dị tật hay không. Chưa kể, tình trạng âm tính giả cũng có thể xảy ra trong trường hợp này.
Do đó, cha mẹ nên tiếp tục theo dõi cùng bác sĩ và thăm khám sức khỏe thai sản định kỳ trong suốt thời kỳ mang thai.
Kết quả xét nghiệm Double Test nguy cơ cao
Khi kết quả xét nghiệm Double Test cho biết nguy cơ cao, điều này thể hiện thai nhi có nguy cơ cao mắc các hội chứng như hội chứng Down, hội chứng Edwards và hội chứng Patau. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để đánh giá chính xác sức khỏe thai nhi.
Kết quả sẽ cho biết thai nhi bình thường hay bất thường nhiễm sắc thể, đồng thời đánh giá kết quả xét nghiệm có phải dương tính giả hay không.
Gói xét nghiệm NIPT 4 giá chỉ 2100K
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Lời kết
Double Test là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn. Vậy nên dù độ chính xác khá cao, kết quả Double Test chỉ đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi chứ không thể đánh giá chính xác thai nhi bình thường hay bất thường. Hi vọng thông qua bài viết lần này của Diag đã giúp cha mẹ biết thêm về cách đọc kết quả xét nghiệm Double Test.
Xem thêm: