Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Bệnh có thể gây khiếm thính, dị tật tim, tổn thương mắt và nhiều biến chứng khác. Cùng Diag tìm hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh nhé!

Hội chứng Rubella bẩm sinh là gì?

Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) xảy ra khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Rubella (sởi Đức) và truyền sang thai nhi. Bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như điếc bẩm sinh, đục thủy tinh thể, dị tật tim bẩm sinh và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Không những thế, nó còn có thể gây sảy thai, lưu thai và sinh non.

Hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh do mẹ nhiễm virus rubella
Hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh do mẹ nhiễm virus rubella

Nguy cơ thai nhi mắc dị tật phụ thuộc vào thời điểm mẹ bầu bị nhiễm trùng Rubella:

  • Trước 8 tuần trong thai kỳ: Nguy cơ lây truyền cao gây dị tật tim, mắt.
  • Trước 18 tuần trong thai kỳ: Có thể gây mất thính lực.
  • Sau 20 tuần trong thai kỳ: Ít có nguy cơ gây dị tật.

Biểu hiện và hệ lụy của hội chứng Rubella bẩm sinh

Hầu hết trẻ sơ sinh mắc hội chứng này có thể không có biểu hiện rõ ràng sau sinh nhưng sẽ xuất hiện các biểu hiện theo thời gian. Dưới đây là biểu hiện của trẻ mắc Rubella bẩm sinh theo độ tuổi:

Ở trẻ sơ sinh (giai đoạn sơ sinh):

  • Thai nhi phát triển chậm
  • Viêm màng não, thóp trước rộng
  • Khiếm thính
  • Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp bẩm sinh, bệnh lý võng mạc
  • Viêm phổi kẽ
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Gan lách to, vàng da, , tiêu chảy
  • Tổn thương xương, xuất huyết dưới da
  • Thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu

Trẻ nhỏ:

  • Khiếm thính (thường song phương, tiến triển)
  • Dị tật bẩm sinh liên quan đến tim (thường gặp: còn ống động mạch, hẹp động mạch phổi)
  • Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh lý võng mạc
  • Đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn vận động

Biểu hiện muộn (sau nhiều năm):

  • Mất thính lực tiến triển
  • Rối loạn nội tiết (, bệnh tuyến giáp)
  • Bệnh lý mắt (bệnh võng mạc sắc tố, glôcôm, đục thủy tinh thể muộn)
  • Biến chứng mạch máu (xơ vữa, tăng )
  • Viêm não toàn bộ tiến triển (hiếm gặp, thường tử vong)
  • Suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng tái diễn
  • Bệnh xương phóng xạ
  • Ban xuất huyết
Hội chứng Rubella bẩm sinh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ
Hội chứng Rubella bẩm sinh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như mất thính lực, dị tật tim, tổn thương mắt, thiểu năng trí tuệ và suy giảm miễn dịch. Trẻ mắc CRS có nguy cơ gặp khó khăn trong học tập, lao động và cần điều trị suốt đời, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngoài ra, bệnh còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, rối loạn tuyến giáp và khi trưởng thành.

Xem thêm:

Chẩn đoán Rubella bẩm sinh

Việc chẩn đoán hội chứng Rubella CRS cần thực hiện sớm để có phương án điều trị kịp thời. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm kháng thể: Tìm kháng thể Rubella immunoglobulin M (Ig M). Đánh giá nồng độ IgG theo thời gian.
  • Xét nghiệm PCR: Xác định RNA của virus Rubella trong dịch tiết hầu họng, máu, nước tiểu, dịch não tủy.
  • Nuôi cấy virus từ dịch tiết: Xét nghiệm phân lập virus Rubella từ các mẫu dịch tiết như máu cuống rốn, nước tiểu, dịch não tủy.

Ngoài ra, trẻ nghi ngờ mắc CRS cần được kiểm tra tim, thần kinh, mắt, thính giác và để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát. Chẩn đoán muộn (sau 1 tuổi) khó khăn hơn, có thể dựa vào xét nghiệm PCR hoặc đánh giá phản ứng miễn dịch với virus Rubella.

Điều trị hội chứng Rubella bẩm sinh

Hiện không có phương pháp chữa khỏi hoặc điều trị đặc hiệu cho hội chứng này. Trẻ có thể bị mất thính lực và thiểu năng trí tuệ suốt đời. Các tình trạng khác như thiếu máu tán huyết hay viêm phổi kẽ có thể được kiểm soát và điều trị bằng phác đồ phù hợp. Phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh lý này ở thai nhi là phương pháp tốt nhất để trẻ sinh ra được khỏe mạnh.

Biện pháp phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh

Tiêm phòng vaccine

Tiêm vắc-xin Rubella là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh ở trẻ sơ sinh. Các bé gái nên được tiêm vắc-xin trước khi bước vào độ tuổi sinh sản để cơ thể tạo miễn dịch, giúp bảo vệ bản thân và em bé trong tương lai.

Tiêm vaccine là rất quan trọng để phòng ngừa thai nhi bị hội chứng rubella bẩm sinh
Tiêm vaccine là rất quan trọng để phòng ngừa thai nhi bị hội chứng rubella bẩm sinh

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên kiểm tra tình trạng miễn dịch với Rubella trước khi có kế hoạch mang thai. Nếu chưa có miễn dịch, họ cần tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Lưu ý rằng vaccine Rubella không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ, vì vậy phụ nữ nên hoàn thành việc tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất một tháng.

Xem thêm:

Thăm khám định kỳ và xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Thăm khám thai định kỳ giúp theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những bất thường có thể ảnh hưởng đến em bé. Trong đó, xét nghiệm sàng lọc Rubella là một bước quan trọng để kiểm tra xem mẹ có miễn dịch với virus hay không. Nếu chưa, bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm trong thai kỳ.

Sàng lọc trước sinh để phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh
Sàng lọc trước sinh để phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh cũng giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường nếu thai nhi có nguy cơ mắc Rubella bẩm sinh. Khi có nghi ngờ nhiễm Rubella, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu như siêu âm hoặc xét nghiệm chẩn đoán trước sinh để đánh giá tình trạng của trẻ sơ sinh. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bác sĩ và gia đình có kế hoạch chăm sóc phù hợp, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và thai nhi.

Chăm sóc thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, phụ nữ cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh và tránh các yếu tố nguy cơ lây nhiễm Rubella. Nếu nghi ngờ tiếp xúc với nguồn bệnh, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi và tư vấn. Gia đình cũng cần chú ý bảo vệ thai phụ, hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ hoặc người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

Tổng đài tư vấn NIPT MIỄN PHÍ

  • Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM 40 chi nhánh Diag.
  • Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
  • Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Lấy mẫu tại nhà miễn phí.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Lời kết

Hội chứng Rubella bẩm sinh có thể để lại hậu quả lâu dài đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bằng cách tiêm phòng đầy đủ, thăm khám định kỳ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, mẹ bầu có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

Nếu mẹ bầu đang có nhu cầu sàng lọc trước sinh thì nên tìm hiểu và cân nhắc làm xét nghiệm NIPT. Đây là xét nghiệm sàng lọc dị tật và bệnh lý di truyền cho trẻ với độ chính xác cao (lên đến 99%), thực hiện sớm ở tuần thứ thai thứ 10. Xét nghiệm an toàn cho cả mẹ và bé do không xâm lấn như chọc ối hay sinh thiết nhau thai. Liên hệ ngay với Diag để nhận được hướng dẫn tận tình từ đội ngũ bác sĩ: